Muốn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cầm đồ các doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh cầm đồ do đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật. Vậy cần những điều kiện, thủ tục cầm đồ như thế nào để xin giấy phép kinh doanh cầm đồ? Kinh doanh cầm đồ không có giấy phép bị phạt bao nhiêu? Cùng AZTAX khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh cầm đồ
Theo Phụ lục IV của Luật Doanh nghiệp 2020, Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, để xin mẫu giấy phép kinh doanh cầm đồ, bạn phải đáp ứng các điều kiện về đăng ký kinh doanh và người chịu trách nhiệm an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh cầm đồ như sau:
1.1 Điều kiện về đăng ký kinh doanh
Để mở tiệm cầm đồ thì tổ chức bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty và có đăng ký ngành nghề hoạt động kinh doanh cầm đồ.
Theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, dịch vụ cầm đồ thuộc nhóm tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Cụ thể, mã ngành cho dịch vụ cầm đồ là 6492 – Hoạt động cung cấp tín dụng khác.
1.2 Điều kiện về người chịu trách nhiệm an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh cầm đồ
Người chịu trách nhiệm an ninh trật tự của tiệm cầm đồ (chủ tiệm) phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Trong 5 năm trước khi đăng ký, không bị xử phạt hành chính về các hành vi như:
- Gây rối trật tự
- Chống người thi hành công vụ
- Tổ chức đánh bạc
- Cho vay nặng lãi
- Trộm cắp
- Lừa đảo.
- Không thuộc các trường hợp:
- Có tiền án, tiền sự chưa xóa án tích hoặc đang thi hành án.
- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc kinh doanh ngành nghề có điều kiện về an ninh trật tự.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài với hộ chiếu nước ngoài, hoặc người nước ngoài chưa được cấp phép cư trú tại Việt Nam.
Lưu ý: Theo Nghị định 56/2023/NĐ-CP, từ ngày 15/08/2023, cá nhân mở tiệm cầm đồ không cần có hộ khẩu thường trú 5 năm tại địa phương, chỉ cần đáp ứng các điều kiện lý lịch quy định.
1.3 Các điều kiện khác để mở tiệm cầm đồ
Ngoài các điều kiện trên, để kinh doanh tiệm cầm đồ, bạn cần đảm bảo:
- Điều kiện về an ninh trật tự.
- Điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC).
- Tiệm cầm đồ không được đặt ở khu vực cấm (như chung cư, nhà tập thể).
- Các điều kiện khác tùy thuộc vào loại hình đăng ký kinh doanh.
Để hoạt động hợp pháp và hiệu quả trong dịch vụ cầm đồ, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý và quản lý, giúp hoạt động suôn sẻ và bảo vệ quyền lợi của cả doanh nghiệp và khách hàng.
Xem thêm: Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh tư vấn tài chính
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh hỗ trợ tài chính chi tiết nhất
2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh cầm đồ
Thủ tục xin mẫu giấy phép kinh doanh cầm đồ gồm 3 bước sau: Bước 1: Đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, Bước 2: Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, Bước 3: Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.
Bước 1: Đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Bạn có thể đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo 2 hình thức là đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty.
Thủ tục mở tiệm cầm đồ đối với hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho tiệm cầm đồ gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
- Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của chủ hộ và các thành viên góp vốn (nếu có).
- Biên bản họp gia đình về việc mở tiệm cầm đồ.
- Bản sao công chứng giấy ủy quyền cho một thành viên đứng tên chủ hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ nếu mở tiệm tại nhà riêng.
Thủ tục mở tiệm cầm đồ:
- Hình thức nộp hồ sơ:
- Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện
- Thông qua cổng dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.
- Thời gian hoàn thành thủ tục mở tiệm cầm đồ: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Thủ tục mở tiệm cầm đồ đối với doanh nghiệp
Hồ sơ để thành lập công ty cầm đồ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập.
- Bản sao công chứng lý lịch tư pháp và CCCD/hộ chiếu của người đại diện và các thành viên góp vốn.
- Giấy ủy quyền và bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền (nếu cần).
Thủ tục mở tiệm cầm đồ:
- Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bằng hai cách:
- Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố.
- Online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản hoặc chữ ký số.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc để kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần treo bảng hiệu, khắc con dấu, mua chữ ký số, mở tài khoản ngân hàng, và nộp tờ khai lệ phí môn bài cũng như hồ sơ khai thuế ban đầu.
Nếu doanh nghiệp không kinh doanh dịch vụ cầm đồ tại trụ sở chính, có thể thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh trên cùng địa bàn để mở tiệm cầm đồ.
Việc nắm rõ thủ tục mở tiệm cầm đồ là bước quan trọng để đảm bảo sự tuân thủ pháp lý và sự hoạt động suôn sẻ của doanh nghiệp. Quy trình này giúp thiết lập cơ sở pháp lý vững chắc và mở đường cho sự phát triển bền vững trong lĩnh vực cầm đồ.
Bước 2: Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Hồ sơ để xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép PCCC.
- Bản sao công chứng của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Danh sách nhân viên đã qua đào tạo PCCC.
- Bảng liệt kê các thiết bị PCCC.
- Kế hoạch phòng cháy chữa cháy của tiệm cầm đồ.
Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ như trên, Chủ tiệm cầm đồ có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách:
- Trực tiếp tại Cục/Phòng Cảnh sát PCCC.
- Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công.
- Qua bưu điện
Trong tối đa 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thẩm định tại tiệm cầm đồ và cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy nếu điều kiện được đáp ứng.
Bước 3: Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự
Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự được quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Hộ kinh doanh
- Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 của người chịu trách nhiệm ANTT
- Bản khai lý lịch mẫu số 2 của người chịu trách nhiệm ANTT
- Bản sao có chứng thực CMND/CCCD
- Bản sao sổ hộ khẩu/ Giấy xác nhận cư trú
- Sổ hồng/bản vẽ sơ đồ mặt bằng
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh đảm bảo đủ điều kiện an toàn về PCCC. (nếu có)
- Nội quy, tiêu lệnh, Bình khí chữa cháy
- Hồ sơ xin cấp phép ANTT do NVL soạn thảo
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ ở trên bạn có thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố để tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép an ninh trật tự.
3. Kinh doanh cầm đồ không có giấy phép bị phạt bao nhiêu?
Nếu không có giấy phép kinh doanh cầm đồ, chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng. Mức phạt này áp dụng cho tất cả các đối tượng vi phạm.
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh như sau:
Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
…
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
Như vậy theo quy định trên nếu bạn kinh doanh dịch vụ cầm đồ mà không có giấy phép hợp lệ sẽ bị phạt từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng.
4. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Cơ sở kinh doanh cầm đồ phải kiểm tra, lưu trữ giấy tờ tùy thân và giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, lập hợp đồng hợp pháp, và không nhận tài sản không rõ nguồn gốc. Lãi suất không được vượt quá mức quy định, và tài sản phải được bảo quản an toàn.
Theo điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau:
- Kiểm tra và lưu trữ bản sao giấy tờ tùy thân của người cầm cố, bao gồm CMND, CCCD, hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân hợp lệ do cơ quan nhà nước cấp.
- Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định pháp luật.
- Chỉ nhận cầm cố tài sản có giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp lệ và giữ bản chính trong suốt thời gian cầm cố.
- Đối với tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba, cần có văn bản ủy quyền hợp pháp.
- Không nhận tài sản không rõ nguồn gốc hoặc có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
- Lãi suất cầm cố không vượt quá mức quy định trong Bộ luật Dân sự.
- Đảm bảo kho bảo quản an toàn cho tài sản cầm cố.
5. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh cầm đồ trọn gói tại AZTAX
Mở tiệm cầm đồ yêu cầu nhiều điều kiện và giấy tờ pháp lý, có thể mất vài tháng nếu không có kinh nghiệm. Tham khảo ngay dịch vụ trọn gói để xin mẫu giấy phép kinh doanh cầm đồ theo bảng dưới đây:
Trọn gói chi phí mở tiệm kinh doanh dịch vụ cầm đồ | ||
STT | Loại giấy phép | Phí dịch vụ |
1 | Dịch vụ thành lập công ty | Trọn gói từ 1.000.000 đồng |
2 | Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể | Trọn gói 1.500.000 đồng |
3 | Dịch vụ xin phiếu lý lịch tư pháp số 2 | Trọn gói từ 1.500.000 đồng |
4 | Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy | Liên hệ nhận báo giá |
5 | Dịch vụ xin giấy phép an ninh trật tự | Trọn gói từ 10.000.000 đồng |
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh cầm đồ trọn gói tại AZTAX mang đến sự tiện lợi và hiệu quả cho doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, AZTAX cam kết hỗ trợ tận tình, giúp bạn nhanh chóng hoàn tất các thủ tục mở tiệm cầm đồ và bắt đầu hoạt động kinh doanh một cách suôn sẻ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh cầm đồ mà AZTAX đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ trong việc đăng ký giấy phép kinh doanh, hãy liên hệ ngay với AZTAX qua Hotline: 0932.383.089 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
6. Một số câu hỏi thường gặp về đăng ký giấy phép kinh doanh cầm đồ
6.1 Xin cấp giấy phép kinh doanh cầm đồ ở đâu?
Nơi nộp hồ sơ xin mẫu giấy phép kinh doanh cầm đồ là tại Phòng kinh tế thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện quận, nơi đặt địa điểm cửa hàng. Sau khi nhận hồ sơ, trong vòng 5 ngày UBND cấp huyện/quận sẽ xem xét và cấp giấy phép nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
6.2 Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho tiêm cầm đồ ở đâu?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho tiêm cầm đồ được cấp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố.
6.3 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được xin giấy phép kinh doanh cầm đồ không?
Hiện không có hạn chế về dịch vụ cầm đồ đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo đó các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (thuộc các trường hợp tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020) vẫn có thể kinh doanh dịch vụ này và đảm bảo các điều kiện về đầu tư như đối với các hoạt động kinh doanh thông thường khác.
6.4 Tiệm cầm đồ có cầm cccd không?
Cầm cố hoặc nhận cầm cố CMND/CCCD là hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, việc cố ý hủy hoại hoặc làm hỏng CCCD sẽ bị xử phạt từ 1 đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, và mức phạt sẽ tăng gấp đôi nếu vi phạm do tổ chức thực hiện.