Quy định về giá tính thuế tài nguyên năm 2025

Quy định về giá tính thuế tài nguyên năm 2025

Giá tính thuế tài nguyên là yếu tố quyết định mức thuế mà tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phải nộp. Nhưng giá tính thuế tài nguyên là gì và được xác định như thế nào? Theo quy định của Luật Thuế tài nguyên, giá tính thuế là giá bán tài nguyên khai thác, chưa bao gồm thuế GTGT, áp dụng cho toàn bộ sản lượng khai thác trong kỳ tính thuế. Bài viết này AZTAX sẽ giúp bạn hiểu rõ cách tính toán giá tính thuế tài nguyên một cách chính xác.

1. Giá tính thuế tài nguyên là gì?

Giá tính thuế tài nguyên là gì?
Giá tính thuế tài nguyên là gì?

Căn cứ Điều 6 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 cùng hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 152/2015/TT-BTC, giá tính thuế tài nguyên được xác định theo quy định cụ thể như sau:

Điều 6. Giá tính thuế

1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng

Giá tính thuế tài nguyên được hiểu là mức giá bán của từng đơn vị sản phẩm do tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên xác định, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, mức giá này không được thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Trong trường hợp giá bán thực tế thấp hơn khung giá do địa phương công bố, thì việc tính thuế sẽ căn cứ theo mức giá do UBND cấp tỉnh quy định.

Đối với các trường hợp tài nguyên sau khai thác được vận chuyển đi tiêu thụ và trên hóa đơn có tách riêng phần chi phí vận chuyển, thì giá tính thuế tài nguyên sẽ được xác định là giá bán chưa bao gồm chi phí vận chuyển.

2. Đối tượng chịu thuế tài nguyên

Đối tượng chịu thuế tài nguyên
Đối tượng chịu thuế tài nguyên

Theo quy định trong Luật Thuế tài nguyên năm 2009 và hướng dẫn tại Thông tư 152/2014/TT-BTC, thuế tài nguyên áp dụng cho tất cả các loại tài nguyên nằm trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Điều này bao gồm cả khu vực đất liền, hải đảo, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cụ thể:

  • Khoáng sản thuộc nhóm kim loại và phi kim loại;
  • Tài nguyên từ rừng tự nhiên, ngoại trừ cây trồng do con người chủ động trồng hoặc khoanh nuôi như thảo quả, sa nhân, quế, hồi, động vật nuôi,…;
  • Các loài sinh vật biển có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm cả động vật và thực vật trong phạm vi biển đảo của Việt Nam;
  • Nguồn nước tự nhiên từ sông, suối, nước ngầm (không tính nước phục vụ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp hay nước biển);
  • Yến sào thu hoạch trong môi trường tự nhiên, không tính sản phẩm từ nuôi nhân tạo;

Ngoài ra, còn có các loại tài nguyên khác theo quy định chi tiết trong luật và văn bản hướng dẫn liên quan.

3. Giá tính thuế tài nguyên

Giá tính thuế tài nguyên
Giá tính thuế tài nguyên

3.1 Đối với loại tài nguyên xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên

Giá tính thuế tài nguyên là mức giá của mỗi đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại, có chất lượng và cấp độ tương đương, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), và được áp dụng cho toàn bộ khối lượng tài nguyên đã khai thác trong kỳ tính thuế hàng tháng.

Giá bán của đơn vị sản phẩm = Giá tính thuế tài nguyên = Tổng doanh thu/Tổng sản lượng tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng.

Cụ thể:

Nếu trong tháng tổ chức hoặc cá nhân thực hiện khai thác tài nguyên nhưng không phát sinh doanh thu, thì mức giá tính thuế sẽ được xác định theo giá bình quân gia quyền của tháng gần nhất có doanh thu.

Trường hợp mức giá này thấp hơn so với khung giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, người khai thác vẫn phải sử dụng mức giá theo quy định của UBND để làm căn cứ tính thuế.

3.2 Đối với loại tài nguyên không xác định được giá bán đơn vị tài nguyên khai thác do có chứa nhiều chất khác nhau

Giá tính thuế đối với từng thành phần tài nguyên được xác định dựa trên tổng doanh thu bán ra trong tháng (chưa bao gồm thuế GTGT), phân bổ theo tỷ lệ hàm lượng của từng chất trong khối tài nguyên khai thác. Tỷ lệ này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, sản lượng bán ra được căn cứ theo số liệu trên chứng từ bán hàng tương ứng với từng loại chất.

Ví dụ: Công ty G tiến hành khai thác 800 tấn quặng tổng hợp trong tháng. Theo kết quả kiểm định của cơ quan chức năng, thành phần trong quặng bao gồm: sắt chiếm 70%, vàng chiếm 0,1% và chì chiếm 1%.

Sản lượng tính thuế tài nguyên theo từng thành phần được xác định như sau:

  • Sắt: 800 tấn × 70% = 560 tấn
  • Vàng: 800 tấn × 0,1% = 0,8 tấn
  • Chì: 800 tấn × 1% = 8 tấn

Trong kỳ, công ty G bán ra 500 tấn quặng và ghi nhận doanh thu là 750 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT). Khi đó, doanh thu và giá tính thuế cho từng thành phần sẽ được phân bổ như sau:

  • Doanh thu từ lượng sắt bán ra: 750 triệu × 70% = 525 triệu
  • Giá tính thuế tài nguyên đối với sắt: 525 triệu / (500 tấn × 70%) = 1,5 triệu đồng/tấn

Lưu ý: Khi kê khai và nộp thuế tài nguyên, doanh nghiệp cần tính và nộp thuế riêng cho từng loại chất có trong quặng theo sản lượng khai thác và mức giá tính thuế tương ứng đã phân tích ở trên.

3.3 Đối với tài nguyên khai thác phải qua sản sản xuất, chế biến mới được bán ra (bán quốc nội hoặc xuất khẩu)

Trường hợp doanh nghiệp tiêu thụ trực tiếp tài nguyên sau khai thác thì giá tính thuế là giá bán một đơn vị sản phẩm (trong nước hoặc xuất khẩu), căn cứ theo số lượng ghi trên chứng từ bán hàng hoặc hóa đơn xuất khẩu, chưa bao gồm thuế. Đối với hàng xuất khẩu, nếu không xác định được giá bán thì áp dụng trị giá hải quan, nhưng không thấp hơn mức giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Nếu tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên rồi tiếp tục gia công, chế biến ra sản phẩm công nghiệp trước khi bán thì giá tính thuế được xác định bằng giá bán thành phẩm sau chế biến trừ đi chi phí chế biến phát sinh. Tuy nhiên, mức giá sau khi khấu trừ không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do cơ quan có thẩm quyền địa phương quy định.

4. Thuế suất thuế tài nguyên

Thuế suất thuế tài nguyên
Thuế suất thuế tài nguyên

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 152/2015/TT-BTC, sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định dựa trên số lượng tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế và được xác minh thông qua hệ thống đo lường, cân đong hoặc căn cứ vào chứng từ bán hàng, hóa đơn theo quy định của pháp luật.

4.1 Đối với các loại tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên và khí than

STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)
I Khoáng sản kim loại
1 Sắt 14%
2 Măng-gan 14%
3 Ti-tan (titan) 18%
4 Vàng 17%
5 Đất hiếm 18%
6 Bạch kim, bạc, thiếc 12%
7 Von-phơ-ram, ăng-ti-mo-an 20%
8 Chì, kẽm 15%
9 Nhôm, bô-xít 12%
10 Đồng 15%
11 Ni-ken 10%
12 Cô-ban, mô-líp-đen, thuỷ ngân, ma-nhê, va-na-đi 15%
13 Khoáng sản kim loại khác 15%
II Khoáng sản không kim loại
1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 7%
2 Đá, sỏi 10%
3 Đá nung vôi, sản xuất xi măng 10%
4 Đá hoa trắng 15%
5 Cát 15%
6 Cát làm thủy tinh 15%
7 Đất làm gạch 15%
8 Gơ-ra-nít (granite) 15%
9 Sét chịu lửa 13%
10 Đô-lô-mít, quắc-zít 15%
11 Cao lanh 13%
12 Mi-ca, thạch anh kỹ thuật 13%
13 Pi-rit, phốt-pho-rit 10%
14 A-pa-tít 8%
15 Séc-păng-tin 6%
16 Than an-tra-xít hầm lò 10%
17 Than an-tra-xít lộ thiên 12%
18 Than nâu, than mỡ 12%
19 Than khác 10%
20 Kim cương, ru-bi, sa-phia 27%
21 E-mơ-rôt, a-lếch-xan-đơ-rit, ô-pan đen 25%
22 Rô-đô-lít, py-róp, bê-rin, sờ-pi-nen, tô-paz 18%
23 Thạch anh màu, cryolite, ô-pan trắng, đỏ lửa; fenspat, birusa, nê-phơ-rít 18%
24 Khoáng sản không kim loại khác 10%
III Sản phẩm của rừng tự nhiên
1 Gỗ nhóm I 35%
2 Gỗ nhóm II 30%
3 Gỗ nhóm III 20%
4 Gỗ nhóm IV 18%
5 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác 12%
6 Cành, ngọn, rễ 10%
7 Củi 5%
8 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô 10%
9 Trầm hương, kỳ nam 25%
10 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả 10%
11 Sản phẩm khác của rừng tự nhiên 5%
IV Hải sản tự nhiên
1 Ngọc trai, bào ngư, hải sâm 10%
2 Hải sản tự nhiên khác 5%
V Nước thiên nhiên
1 Nước khoáng, nước nóng, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp 10%
2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 5%
3 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh khác
3.1 Sử dụng nước mặt
a Dùng cho sản xuất nước sạch 1%
b Dùng cho mục đích khác 3%
3.2 Sử dụng nước dưới đất
a Dùng cho sản xuất nước sạch 5%
b Dùng cho mục đích khác 8%
VII Yến sào thiên nhiên 20%
VIII Tài nguyên khác 10%

4.2 Đối với dầu thô, khí thiên nhiên và khí than

STT Sản lượng khai thác Thuế suất (%)
Dự án khuyến khích đầu tư Dự án khác
I Đối với dầu thô
1 Đến 20.000 thùng/ngày 7 10
2 Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày 9 12
3 Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 11 14
4 Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 13 19
5 Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 18 24
6 Trên 150.000 thùng/ngày 23 29
II Đối với khí thiên nhiên, khí than
1 Đến 5 triệu m³/ngày 1 2
2 Trên 5 triệu m³ đến 10 triệu m³/ngày 3 5
3 Trên 10 triệu m³/ngày 6 10

4.3 Đối với tài nguyên nước

Mức thuế suất thuế tài nguyên áp dụng cho khoáng sản kim loại như vàng, đồng, sắt,… được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2015/TT-BTC.

5. Trường hợp nào được miễn, giảm thuế tài nguyên?

Trường hợp nào được miễn, giảm thuế tài nguyên?
Trường hợp nào được miễn, giảm thuế tài nguyên?

Theo quy định tại Điều 9 của Luật Thuế tài nguyên 2009, sửa đổi tại khoản 2 Điều 4 của Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014, các trường hợp được miễn hoặc giảm thuế tài nguyên bao gồm:

  • Khi người nộp thuế gặp phải các sự kiện thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ làm thiệt hại tài nguyên đã kê khai và nộp thuế, họ có quyền được miễn hoặc giảm thuế cho phần tài nguyên bị tổn thất. Nếu thuế đã được nộp trước đó, người nộp thuế có thể yêu cầu hoàn lại hoặc trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau.
  • Miễn thuế đối với hải sản tự nhiên.
  • Miễn thuế đối với các sản phẩm như cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô mà cá nhân khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
  • Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng trong sản xuất thủy điện của các hộ gia đình hoặc cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt.
  • Miễn thuế đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình hoặc cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
  • Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao hoặc thuê, cũng như đất được khai thác để san lấp hoặc xây dựng các công trình an ninh, quân sự, đê điều.
  • Ngoài ra, những trường hợp khác được miễn hoặc giảm thuế sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể.

6. Tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên thì ai là người đóng thuế?

Tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên thì ai là người đóng thuế?
Tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên thì ai là người đóng thuế?

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 152/2015/TT-BTC có quy định về người nộp thuế như sau:

Điều 3. Người nộp thuế

Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Thông tư này. Người nộp thuế tài nguyên (dưới đây gọi chung là người nộp thuế – NNT) trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

1. Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó.

Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.

2. Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;

Trường hợp Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Nếu trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định cụ thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp đồng đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp thuế tài nguyên của hợp đồng hợp tác kinh doanh.

3. Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi.

Trường hợp tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế.

5. Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức được giao bán tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy định.

Như vậy, nếu tài nguyên khai thác trái phép bị phát hiện và thu giữ, tổ chức có trách nhiệm tổ chức bán đấu giá tài nguyên này sẽ phải khai báo và nộp thuế tài nguyên cho cơ quan thuế có thẩm quyền. Thuế này sẽ được tính trên giá trị tài nguyên bán được, trước khi tiến hành trích các khoản chi phí liên quan đến việc bảo quản, xử lý tài nguyên và các khoản chi phí liên quan khác theo quy định pháp luật.

7. Hạch toán thuế tài nguyên

Hạch toán thuế tài nguyên
Hạch toán thuế tài nguyên

Theo quy định của Luật Thuế Tài Nguyên, khi kê khai và nộp thuế tài nguyên, các khoản thuế và nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước sẽ được ghi nhận trên tài khoản cấp 1 là 333 theo cách phân bổ như sau:

Bên Nợ:

  • Thuế tài nguyên đã nộp nhưng chưa được khấu trừ;
  • Thuế tài nguyên đã được giảm trừ hoặc miễn thuế theo chính sách hiện hành;
  • Các khoản thuế tài nguyên được hoàn lại, điều chỉnh hoặc trả lại do thay đổi điều kiện khai thác.

Bên Có:

  • Thuế tài nguyên phải nộp theo định mức, tỷ lệ thuế áp dụng cho từng loại tài nguyên;
  • Các khoản phí, lệ phí và nghĩa vụ thuế tài nguyên khác phải nộp cho Nhà nước.

Số dư bên Có:

  • Thuế tài nguyên và các khoản phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước theo quy định.

Số dư bên Nợ:

  • Thuế tài nguyên đã nộp vượt quá số thuế phải nộp;
  • Các khoản thuế tài nguyên được miễn, giảm, hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về giá tính thuế tài nguyên và cách áp dụng trong thực tế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ đến AZTAX qua HOTLINE: 0932 383 089 đội ngũ chuyên gia chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon