Nhu cầu tiêu thụ rượu ngày càng gia tăng, việc làm đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu trở nên cần thiết đối với các cá nhân và doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường một cách hợp pháp. Bài viết dưới đây AZTAX sẽ giúp bạn hiểu rõ những điều kiện và thủ tục cần thiết để xin cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu được diễn ra suôn sẻ và tuân thủ đúng pháp luật.
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu
Việc kinh doanh bán buôn rượu đòi hỏi các doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định pháp luật để đảm bảo hoạt động hợp pháp. Một trong những bước quan trọng là chuẩn bị hồ sơ và mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu hiện nay được áp dụng theo Mẫu số 01, ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP và đã được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 16 của Nghị định 17/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Mẫu đơn trên đã trình bày rõ thông tin doanh nghiệp và nội dung kinh doanh, hỗ trợ việc xin giấy phép kinh doanh bán buôn rượu nhanh chóng và đảm bảo độ chính xác cao.
2. Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu
Theo Điều 12 Nghị định 105/2017/NĐ-CP về điều kiện bán buôn rượu, bao gồm:
Điều 12. Điều kiện bán buôn rượu
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 50 m2 trở lên.
- Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
- Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu.
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.
- Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Như vậy để xin giấy phép bán buôn rượu doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp, có quyền sử dụng kho hàng với diện tích tối thiểu 50 m², đảm bảo rượu kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, và có hệ thống phân phối với ít nhất ba thương nhân bán lẻ rượu. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có hợp đồng hoặc văn bản giới thiệu từ các thương nhân sản xuất hoặc phân phối rượu, và phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy cũng như bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Hướng dẫn xin giấy phép kinh doanh rượu mới nhất
3. Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu
Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật, giúp doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ yêu cầu và điều kiện từ cơ quan chức năng. Dưới đây là chi tiết về các thành phần hồ sơ cũng như các thủ tục cần chuẩn bị để xin giấy phép kinh doanh bán buôn rượu.
3.1 Hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu
Theo Điều 22 Nghị định 105/2017/NĐ-CP hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu gồm:
Điều 22. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu (01 bộ) bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng, địa điểm bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh) theo quy định.
4. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
5. Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn của các thương nhân bán lẻ; bản sao Giấy phép bán lẻ rượu của các thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn của doanh nghiệp xin cấp phép.
6. Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác;
b) Bản sao Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.
7. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.
Như vậy việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu là bước quan trọng để đảm bảo hoạt động hợp pháp và hiệu quả. Hồ sơ đầy đủ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật và hỗ trợ quá trình cấp phép diễn ra suôn sẻ, góp phần vào việc quản lý chất lượng sản phẩm.
3.2 Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP), thủ tục cấp Giấy phép bán lẻ rượu như sau:
Điều 25. Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép
….
2. Thủ tục cấp giấy phép:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
c) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Như vậy thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu được cơ quan thẩm quyền xử lý trong 10-15 ngày làm việc tùy loại giấy phép. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện, trong 3 ngày làm việc, cơ quan sẽ yêu cầu bổ sung. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan phải có văn bản giải thích rõ lý do.
4. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu
Việc hiểu rõ quyền và nghĩa vụ không chỉ giúp thương nhân hoạt động hiệu quả, hạn chế rủi ro pháp lý mà còn tạo điều kiện cho việc hợp tác tốt hơn với các cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, những quy định này cũng góp phần ngăn chặn các hoạt động kinh doanh trái phép, cạnh tranh không lành mạnh và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp rượu tại Việt Nam.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu được nêu rõ tại khoản 1, khoản 3 Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
….
3. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu:
a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bán rượu cho các thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp phép;
c) Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
d) Trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp phép.
Như vậy quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu được quy định rõ ràng trong Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Thương nhân có quyền mua rượu từ các nhà sản xuất và nhà phân phối hợp pháp, và bán lại cho các thương nhân khác hoặc trực tiếp tại các điểm kinh doanh đã được cấp phép. Ngoài ra, họ cũng có thể bán rượu cho các đối tác xuất khẩu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ trong phạm vi địa bàn được phê duyệt.
5. Các địa điểm không bán buôn rượu
Các tổ chức và cá nhân không được phép bán rượu bia tại các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, khu vui chơi, chăm sóc và nuôi dưỡng dành cho người dưới 18 tuổi, cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, các cơ sở giam giữ phạm nhân và những cơ sở bảo trợ xã hội khác.
Theo Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định các địa điểm cấm kinh doanh rượu bia bao gồm:
Điều 19. Địa điểm không bán rượu, bia
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
Như vậy theo như quy định các tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh rượu bia tại những địa điểm: cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, khu vực dành cho trẻ em dưới 18 tuổi, cơ sở cai nghiện, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ, cơ sở bảo trợ xã hội và nơi làm việc của các cơ quan, tổ chức nhà nước, trừ các địa điểm được cấp phép kinh doanh rượu, bia.
6. Dịch vụ cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu tại AZTAX
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín để tư vấn xin giấy phép kinh doanh bán buôn rượu, AZTAX chính là sự lựa chọn lý tưởng.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp giấy phép kinh doanh rượu, AZTAX cung cấp dịch vụ trọn gói xin cấp giấy phép bán buôn rượu cho khách hàng, đảm bảo thời gian nhanh chóng và chi phí hợp lý nhất.
- AZTAX cung cấp tư vấn chi tiết về thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu, cùng các vấn đề liên quan đến bán buôn sản phẩm rượu.
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, chúng tôi sẽ soạn hồ sơ và đại diện nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước.
- Chúng tôi chủ động theo dõi hồ sơ, phản hồi yêu cầu bổ sung, và nhận giấy phép thay khách hàng
- Sau đó giao giấy chứng nhận kinh doanh bán buôn rượu đến tay khách hàng.
Dịch vụ trọn gói của AZTAX xin cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu đảm bảo tiện lợi và hiệu quả. Chúng tôi hỗ trợ từ tư vấn, soạn hồ sơ, nộp và nhận giấy phép, cam kết nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí, giúp doanh nghiệp bạn hoạt động hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin tin về đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu mà AZTAX đã tổng hợp được. Để đảm bảo hồ sơ của bạn được xử lý nhanh chóng và chính xác, hãy liên hệ ngay đến AZTAX qua Hotline: 0932.383.089 để được hỗ trợ tận tình và giải đáp mọi thắc mắc. Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn hoàn tất thủ tục một cách dễ dàng và hiệu quả.
7. Câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
7.1 Ai có thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn rượu?
Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định:
b) Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Vậy Sở công thương có thầm quyền cấp giấy phép bán buôn rượu.
7.2 Bán buôn rượu không có giấy phép bị phạt thế nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 98 năm 2020, việc thực hiện hoạt động bán buôn rượu mà không có giấy phép có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
7.3 Thời hạn cấp giấy phép bán buôn rượu trong bao lâu?
Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có hiệu lực trong 15 năm; Giấy phép sản xuất rượu thủ công phục vụ mục đích kinh doanh, giấy phép phân phối, bán buôn và bán lẻ rượu có thời hạn 5 năm.