Doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu không chốt sổ Bảo hiểm Xã hội

Chốt sổ Bảo hiểm Xã hội là gì?

Chốt sổ Bảo hiểm Xã hội cho người lao động là việc làm bắt buộc đối với doanh nghiệp khi người lao động thôi việc. Hành vi vô tình hoặc cố ý không thực hiện sẽ bị phạt hành chính. Vậy, chốt sổ là gì? Làm thế nào để chốt sổ? AZTAX sẽ hướng dẫn rõ trong bài viết này.

1. Chốt sổ Bảo hiểm Xã hội là gì?

Người lao động khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp sẽ được đưa vào diện đóng Bảo hiểm Xã hội bắt buộc. Trong suốt quá trình làm việc, người sử dụng lao động phải đóng Bảo hiểm hàng tháng cho người lao động. Số tiền đóng được trích dựa trên lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm theo số phần trăm mà Luật Bảo hiểm yêu cầu. 

Dựa vào số tiền doanh nghiệp và người lao động đã đóng vào quỹ, khi phát sinh các sự kiện nằm trong diện nhận trợ cấp, Bảo hiểm Xã hội sẽ chi cho người lao động. Do đó, việc đóng Bảo hiểm là vô cùng cần thiết.

Chốt sổ Bảo hiểm Xã hội diễn ra khi người lao động thôi việc, kết thúc hợp đồng hoặc khi công ty ngừng hoạt động, phá sản. Lúc này, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm đóng cho người lao động nữa, nhưng phải ghi rõ quá trình đóng Bảo hiểm vào sổ và trao trả cho người lao động.

Khoản 4 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH nêu rõ việc chốt sổ Bảo hiểm Xã hội là xác nhận thời gian và phân bổ tiền nộp của người tham gia vào các quỹ Bảo hiểm.

Chốt sổ Bảo hiểm Xã hội là gì?
Chốt sổ Bảo hiểm Xã hội là gì?

2. Trách nhiệm chốt sổ Bảo hiểm Xã hội

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ Luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động buộc phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả sổ Bảo hiểm Xã hội cùng giấy tờ khác đã giữ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng làm việc.

Như vậy hiện nay, chốt sổ Bảo hiểm là việc làm bắt buộc đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cố tình trốn tránh việc này, người lao động có thể đề nghị cơ quan chức năng can thiệp.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi kết thúc hợp đồng
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi kết thúc hợp đồng

3. Cách thức chốt, xác nhận sổ Bảo hiểm Xã hội

Theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, thủ tục chốt sổ Bảo hiểm được chia làm hai trường hợp: Khi kết thúc hợp đồng lao động; Khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản.

Ở mỗi trường hợp, AZTAX đã hướng dẫn rõ các bước cụ thể tại bài viết dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội, bạn có thể tham khảo.

Cách chốt sổ Bảo hiểm Xã hội
Cách chốt sổ Bảo hiểm Xã hội

4. Doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu không chốt sổ Bảo hiểm Xã hội

Luật năm 2012 đã yêu cầu doanh nghiệp phải chốt sổ. Tuy nhiên vẫn chưa có mức xử lý cụ thể nếu không thực hiện việc này. Do đó Chính phủ đã quyết định bổ sung vào Khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Căn cứ vào quy định nếu người sử dụng lao động không hoàn thành thủ tục xác nhận và trao trả lại những giấy tờ đã giữ của người lao động khi kết thúc hợp đồng, thì sẽ phải nộp phạt theo mức trong bảng sau:

Mức phạt nếu không chốt sổ Bảo hiểm
Mức phạt nếu không chốt sổ Bảo hiểm

5. Những thắc mắc liên quan khác

Quy định về việc chốt sổ đã có. Tuy nhiên vẫn còn một vài thông tin liên quan mà trong quá trình làm việc AZTAX đúc kết được:

5.1 Người lao động tự chốt sổ được không?

Theo quy định, trách nhiệm chốt sổ thuộc về người sử dụng lao động. Do đó, người lao động không thể tự chốt sổ cho mình. Trừ trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản.

5.2 Phải làm gì nếu người doanh nghiệp không chốt sổ Bảo hiểm?

Trước hết, hãy gửi yêu cầu thực hiện việc này đến doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc trốn tránh thực hiện, bạn nên liên hệ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận/huyện nơi trụ sở doanh nghiệp hoặc Thanh tra Sở Lao động thương binh và Xã hội. Tại đây, bạn trình bày rõ vấn đề, hiện trạng, để được điều tra, giải quyết.

5.3 Thời gian thủ tục chốt sổ Bảo hiểm?

Theo quy định của Luật Lao động 2012, doanh nghiệp phải thực hiện chốt sổ Bảo hiểm và trao trả các giấy tờ liên quan, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng. Trong một vài trường hợp đặc biệt, thời gian này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Nếu doanh nghiệp báo giảm lao động và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian quy định thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp theo quy định.

5.4 Trường hợp doanh nghiệp chưa đóng đủ Bảo hiểm cho người lao động tại thời điểm chốt sổ

Nếu doanh nghiệp chưa thanh toán đủ số tiền phải đóng cho Cơ quan Bảo hiểm thì phải tiến hành thanh toán một lần. Nếu không, Bảo hiểm Xã hội sẽ không duyệt yêu cầu chốt sổ, đồng thời xem như người lao động ấy còn tham gia Bảo hiểm và công ty phải đóng thêm những tháng tiếp theo. Đến khi hoàn thành hồ sơ, Cơ quan Bảo hiểm sẽ khấu trừ lại số tiền phải đóng.

6. Dịch vụ chốt sổ uy tín AZTAX

Trường hợp doanh nghiệp đang quá bận tập trung kinh doanh, chưa có đội ngũ đảm nhiệm riêng các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm Xã hội, hãy để AZTAX hỗ trợ. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp dịch vụ Bảo hiểm Xã hội uy tín, đảm bảo đúng với yêu cầu của pháp luật, đồng thời giúp doanh nghiệp loại bỏ những khoản tiền phạt không đáng có. Tại AZTAX, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến Bảo hiểm trong các gói từng phần. Đơn cử như:

Như vậy, thông qua bài viết trên, doanh nghiệp đã biết được tầm quan trọng của việc chốt sổ Bảo hiểm Xã hội. Do đó, hãy thực hiện đúng với quy định để tránh bị xử phạt hành chính. Đừng quên nếu cảm thấy rắc rối bởi các vấn đề liên quan đến thủ tục Bảo hiểm, hãy liên hệ ngay AZTAX để được tư vấn về dịch vụ phù hợp nhất.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)