Chủ doanh nghiệp có phải nộp thuế TNCN không?

chủ doanh nghiệp có phải nộp thuế tncn không?

Chủ doanh nghiệp có phải nộp thuế TNCN? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi muốn hiểu rõ hơn về nghĩa vụ thuế. Nắm vững quy định và các chính sách liên quan không chỉ giúp chủ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa quản lý tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng AZTAX khám phá chi tiết những khoản nào được xem là tiền lương và tiền lương chủ doanh nghiệp có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không nhé!

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế TNCN từ tiền lương không?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Mỗi cá nhân chỉ có thể thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được phép cùng lúc là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền:
    • Góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
    • Phần vốn góp trong công ty hợp danh,
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn
    • Hoặc công ty cổ phần.
Tiền lương chủ Công ty TNHH một thành viên, chủ doanh nghiệp tư nhân có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?
Tiền lương chủ Công ty TNHH một thành viên, chủ doanh nghiệp tư nhân có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?

Để trả lời cho câu hỏi: “Chủ doanh nghiệp có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?”, hãy cùng tìm hiểu các điều luật liên quan về thuế doanh nghiệp tư nhân.

Theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, thu nhập từ tiền lương, tiền công hàng tháng thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là khoản người lao động nhận được từ người sử dụng lao động.

Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2012:

  • Tiền lương là khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận.
  • Tiền lương bao gồm: mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Từ các quy định trên, có thể thấy rằng:

  • Doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của một cá nhân, không phải là pháp nhân và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
  • Thu nhập từ việc quản lý doanh nghiệp tư nhân do chính chủ doanh nghiệp tạo ra không được xem là thu nhập từ tiền lương, tiền công, mà là thu nhập của doanh nghiệp tư nhân và phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vì vậy:

Thu nhập hàng tháng từ việc quản lý doanh nghiệp tư nhân không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, các khoản thu nhập khác thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải nộp thuế TNCN theo quy định. Như vậy vấn đề “Chủ doanh nghiệp có đóng thuế thu nhập cá nhân không” đã được giải đáp một cách rõ ràng.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế TNCN cho khoản lợi tức không?

Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế TNCN không? Đây là vấn đề quan trọng đối với những người đứng đầu doanh nghiệp. Việc này giúp xác định nghĩa vụ thuế và quyền lợi hợp pháp của họ.

Tiền lương chủ Công ty TNHH một thành viên, chủ doanh nghiệp tư nhân có phải đóng thuế TNCN không?
Tiền lương chủ Công ty TNHH một thành viên, chủ doanh nghiệp tư nhân có phải đóng thuế TNCN không?

Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC), quy định về khoản lợi tức của doanh nghiệp tư nhân như sau:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

3. Thu nhập từ đầu tư vốn

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:

c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.

d) Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.

Theo quy định trên, khoản lợi tức từ doanh nghiệp tư nhân không được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn.

Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế TNCN đối với khoản lợi tức này.

Vì vậy, tiền lương mà chủ doanh nghiệp nhận không được coi là thu nhập từ tiền lương, tiền công và cũng không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

3. Những khoản nào được xem là tiền lương theo quy định pháp luật?

Những khoản nào được xem là tiền lương theo quy định pháp luật?
Những khoản nào được xem là tiền lương theo quy định pháp luật?

Tiền lương được mô tả một cách tổng quát trong Điều 90 của Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm lương theo công việc hoặc chức danh, các phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 của Thông tư 10/2020/TT-BLDTBXH, cụ thể như sau:

Điều 3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động

5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

d) Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động;

đ) Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.

Vì vậy, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định rõ ràng theo các quy định đã nêu.

4. Tài sản kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân có cần chuyển nhượng sở hữu không?

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân có phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu không? Đây là vấn đề pháp lý mà nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân cần hiểu rõ để đảm bảo tuân thủ đúng quy định và tránh những rắc rối trong quá trình quản lý tài sản kinh doanh.

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân có phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu không?
Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân có phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu không?

Theo khoản 4 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về tài sản được sử dụng cho hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân như sau:

Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định hiện hành, khi sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân không cần thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu sang tên doanh nghiệp.

5. Chủ doanh nghiệp muốn giảm vốn đầu tư có cần đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh không?

Khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn hoặc có sự thay đổi về chiến lược, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể quyết định giảm vốn đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn khi chủ doanh nghiệp muốn giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì có phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh không?

Chủ doanh nghiệp muốn giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì có phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh không?
Chủ doanh nghiệp muốn giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì có phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh không?

Theo Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như sau:

Điều 189. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân

1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như vậy, theo quy định, nếu chủ doanh nghiệp tư nhân muốn điều chỉnh vốn đầu tư xuống mức thấp hơn so với vốn đã đăng ký, thì cần thực hiện thủ tục đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như vậy chủ doanh nghiệp có phải nộp thuế TNCN hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình doanh nghiệp và nguồn thu nhập. Hiểu rõ quy định sẽ giúp tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa nghĩa vụ thuế. Nếu ban biết thêm thông tin về “Chủ công ty TNHH có phải nộp thuế TNCN không”, hãy liên hệ đến AZTAX qua HOTLINE: 0932383089 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác!

5/5 - (5 bình chọn)
5/5 - (5 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon