Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp hiện nay được đông đảo mọi người trong giới kinh doanh quan tâm. Vậy quy định về chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp là gì? Các chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp có được coi là hợp lý không? Cùng AZTAX tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
1. Một số quy định về chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp
1.1 Các khoản chi phí thực tế khi bước đầu thành lập

Hiện nay, chi phí thực tế khi bước vào thành lập doanh nghiệp gồm có 5 mục chi phí chính.
Lệ phí nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư: Hiện nay, lệ phí nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp dao động từ 100.000 VNĐ. Nộp báo cáo điện tử 300.000 VNĐ.
Phí mua chữ ký số: . Hiện nay, tùy thuộc vào nhà cung cấp và số năng đăng ký. Cụ thể, phí mua chữ ký số Viettel là 1 năm 900.000đ, 2 năm 1.300.000đ và 3 năm 1.500.000đ.
Ký quỹ tại ngân hàng: khi mở tài khoản công ty bạn phải bắt buộc nộp vào 1.000.000 VNĐ để ký quỹ. Số tiền ký quỹ này sẽ không được rút ra trong suốt quá trình sử dụng.
Lệ phí thuế môn bài: Đa phần, với các công ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ VND thì số tiền thuế môn bài là 2.000.000 VNĐ/năm, trên 10 tỷ VND thì thuế môn bài là 3.000.000 VNĐ/năm. Tuy nhiên, theo mới nhất hiện nay, cụ thể Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu.
Thực hiện in hoá đơn: Chi phí in hoá đơn tuỳ thuộc và nhà cung cấp và số lượng in của từng doanh nghiệp. Thông thường, giá 1 cuốn hiện nay nằm ở khoảng 300.000 VNĐ/cuốn /50 tờ hoá đơn.
Chi phí khi sử dụng dịch vụ: Nếu bạn thuê đơn vị dịch vụ thực hiện hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn còn tốn thêm một khoản chi phí nhỏ cho việc, tuỳ công ty dịch vụ mà sẽ có các mức giá khác nhau.
Lưu ý: Trước khi chọn công ty, bạn nên cân nhắc lựa chọn các công ty dịch vụ thực hiện hồ sơ uy tín, giá rẻ trong thời gian nhanh nhất nhé. Vì trên thị trường ngày nay có rất nhiều dạng công ty dịch vụ giả mạo, làm ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp bạn bỏ ra.
1.2 Các chi phí khi thực hiện trên chứng từ doanh nghiệp

Trong nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT được quy định tại Khoản 12 – Điều 14 – Thông Tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính “Với dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, chủ cơ sở kinh doanh được kê khai hoặc khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa”.
Ngoài ra, các nhà đồng sáng lập phải có văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân khi thực hiện các chi phí trước khi thành lập. Ví dụ, điển hình như việc thực hiện chi hộ một số những khoản chi phí trong việc thành lập doanh nghiệp.
Hơn nữa, việc tiến hành mua sắm vật tư hàng hóa doanh nghiệp được phép kê khai để khấu trừ thuế đầu vào dựa trên hóa đơn có đứng tên của tổ chức/cá nhân được ủy quyền khi đã phải thực hiện thanh toán thông qua các ngân hàng (hóa đơn 20 triệu đồng trở lên).
Hiện nay, dựa theo việc hướng dẫn quản lý chi phí thành lập doanh nghiệp, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài Chính theo Khoản 3 – Điều 3 – Thông Tư số 45/20113/TT-BTC thì chi phí được tính bắt đầu một doanh nghiệp gồm có 6 loại chính.
- Chi phí đào tạo nhân viên.
- Chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp.
- Các loại chi phí cho học phí, chi phí di chuyển.
- Các chi phí cho việc mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, cấp giấy phép, chuyển giao công nghệ, thương hiệu… là một loại tài sản vô hình được tính vào chi phí kinh doanh khi không quá 3 năm theo quy định của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng quy định về chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế cụ thể trong phần 1, Điều 6: “Trừ các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp nêu tại khoản 2 Điều này”.
- Chi phí kinh doanh phát sinh thực tế của hoạt động sản xuất mà các doanh nghiệp bắt buộc phải chịu.
- Theo quy định của pháp luật thì chi phí có hoá đơn hoặc chứng từ hợp pháp được khấu trừ thuế.
Hiện nay, các chi phí được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định phân bổ trong 3 năm, sau khi hết 3 được đưa ra khỏi mục này. Hầu như, mục đích của việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp để làm chi phí sản xuất kinh doanh.Những khoản chi phí về dịch vụ thành lập doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng không có văn bản ủy quyền rõ ràng để thực hiện không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ đúng quy định, thì không được kê khai vào chi phí khấu trừ thuế GTGT đầu vào cũng như không được hạch toán vào các khoản chi phí được trừ khác khi tính thuế TNDN.
2. Chi phí trước khi thành lập có được coi là chi phí hợp lý?

Có rất nhiều loại chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, các chi phí trước khi thành lập cơ bản như lệ phí nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư, phí mua chữ ký số, thực hiện ký quỹ tại ngân hàng, thực hiện in hóa đơn, lệ phí môn bài, chi phí phát sinh…
Ngày nay, căn cứ theo Điều 4 – Thông Tư số 96/2015/TT/BTC quy định về chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a, Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b, Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c, Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
Ngoài ra, dựa vào căn cứ Khoản 3 – Điều 3 – Thông Tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hướng dẫn như sau:
“3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN”.
Dựa vào các Luật trên, ta thấy chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được coi là chi phí hợp lý. Nó phân bổ chi phí dựa trên các thông tin hiện có của doanh nghiệp, nhằm ổn định kinh tế phát triển của doanh nghiệp nói chung và xã hội nói riêng.
3. Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp có được khấu trừ thuế không?

Dựa theo quy định tại Điều 4 – Thông Tư số 96/2015/TT-BTC như sau:
“Trừ các khoản chi không được trừ, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 – Điều 3 – Thông Tư số 45/2013/TT-BTC như sau:
“Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, … không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.”
Vì vậy, với các khoản chi phí phát sinh trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, phí kinh doanh (không quá 3 năm).
Mặt khác, căn cứ Điểm b – Khoản 12 – Điều 14 – Thông Tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“12. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền bao gồm các trường hợp sau đây:
b) Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.”
Theo quy định của Luật nêu trên, với trường hợp trước khi thành lập doanh nghiệp thì các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho bên thứ ba, họ sẽ thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp (mua sắm hàng hóa, vật tư). Các hóa đơn mua hàng mang tên tổ chức/cá nhân được ủy quyền. Đồng thời, doanh nghiệp không phải điều chỉnh hóa đơn. Hơn nữa, nó được xem là hợp lệ để hạch toán vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Mặt khác, doanh nghiệp sẽ được kê khai và khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Nó dựa theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức/cá nhân được ủy quyền. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán cho tổ chức/cá nhân được ủy quyền (20.000.000 VNĐ trở lên).
Tuy nhiên, đối với trường hợp các khoản chi phí phát sinh trước khi được cấp giấy phép thành lập nhưng không có văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện chi hộ và không đảm bảo hóa đơn theo quy định thì không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Trên đây là tất cả các thông tin về chi phí trước khi thành lập hiện nay mà AZTAX muốn gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin về chi phí doanh nghiệp này sẽ giúp ích thật nhiều cho quá trình khởi nghiệp của bạn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Chi phí thành lập doanh nghiệp
CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN Fanpage: AZTAX - Giải pháp kế toán thuế Email: cs@aztax.com.vn Hotline: 0932.383.089 #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp