Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã ban hành các điều khoản chi tiết về chính sách hỗ trợ người lao động bao gồm chế độ bảo hiểm xã hội Bình Chánh. Đồng thời Nhà nước cũng ban hành một vài Nghị định bổ sung. Thế nhưng hiện nay người dân tại một vài địa phương vẫn chưa nắm rõ các quy định này. Bài viết sau sẽ trình bày các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành năm 2020 để bạn dễ hiểu hơn.
Nhưng trước hết, hãy cùng tìm hiểu sơ lược về Cơ quan Bảo hiểm xã hội Bình Chánh nhé!
Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Bình Chánh
Bảo hiểm xã hội huyện (quận) Bình Chánh là cơ quan nhà nước trực thuộc Chính phủ, được uỷ quyền trực tiếp để thực hiện các chế độ, chính sách Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ban hành.
Cơ cấu nội bộ của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Bình Chánh theo chế độ thủ trưởng. Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ những quy định mới trong Nghị định của Nhà nước. Theo đó, quy chế làm việc, chế độ thông tin đều theo chỉ đạo của một lãnh đạo duy nhất, chịu trách nhiệm lớn nhất trong cơ quan trước pháp luật.
Đồng thời, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Bình Chánh cũng có quyền phân công hay uỷ quyền cho Phó Giám đốc thực hiện một số trọng trách thay mình.
Xem thêm: Tra cứu bhxh-tphcm
Xem thêm: Dịch vụ bảo hiểm xã hội bình chánh
Cơ quan bảo hiểm xã hội Bình Chánh có những thẩm quyền gì?
Để có khả năng thực hiện các quy định, chính sách mới, cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Bình Chánh được trao các quyền sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm;
- Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách Bảo hiểm xã hội;
- Có toàn quyền trong việc đôn đốc, thu nộp Bảo hiểm xã hội;
- Tiếp nhận kinh phí và chi trả cho các đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội;
- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại;
- Thực hiện công tác giám định chi phí khám chữa bệnh của người có sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện thông tin, tuyên truyền, giải thích chính sách, khuyến khích tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Các chế độ bảo hiểm hiện hành tại huyện Bình Chánh
Hiện tại ở Việt Nam cũng như ở huyện Bình Chánh có 2 nhóm chế độ bảo hiểm xã hội lớn, bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc xuất hiện khi người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. Mức đóng bảo hiểm được tính trên số tiền lương cơ sở. Theo đó, đơn vị, công ty sử dụng lao động cần hoàn tất các thủ tục và đóng cho cơ quan bảo hiểm khoản tiền này mỗi tháng. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
1. Chế độ ốm đau
Người lao động ốm đau, tai nạn mà không rơi vào trường hợp tai nạn lao động, không tự huỷ hoại sức khoẻ và có tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ này. Nếu người lao động có con dưới 7 tuổi ốm đau cũng sẽ được hưởng chế độ nghỉ con ốm. Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết nếu có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian được nghỉ và mức tiền được trợ cấp cho chế độ này phụ thuộc vào từng đối tượng, ngành nghề, tình trạng bệnh. Bạn có thể liên hệ cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Bình Chánh để tìm hiểu chi tiết này.
Sau khi hưởng chế độ ốm đau, người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ nếu trong vòng 30 ngày chưa phục hồi.
2. Chế độ thai sản
Trong trường hợp người lao động đã tham gia Bảo hiểm xã hội 06 tháng trở lên, thuộc một trong các đối tượng đã được quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm 2014 sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Chế độ này quy ra nhiều trường hợp mà người lao động được hưởng như: khám thai; sinh con; sảy thai, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai; nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi; dưỡng phục hồi sức khoẻ sau sinh.
3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động khi bị tai nạn lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện quy định tại Điều 43, Điều 44 bộ luật này sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc một lần tuỳ thuộc vào từng mức độ được quy định cụ thể.
Bên cạnh đó, chế độ này còn hỗ trợ trợ cấp các phương tiện sinh hoạt; dụng cụ chỉnh hình; phục hồi sức khoẻ sau điều trị.hay trợ cấp một lần khi tử vong do tai nạn hoặc do bệnh nghề nghiệp.
4. Chế độ hưu trí
Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên và đạt đủ các điều kiện nghỉ hưu được quy định tại Điều 54, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí. Mức lương hưu được hưởng hàng tháng tuỳ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm, số tiền đóng bảo hiểm bình quân. Thời điểm hưởng lương hưu được ghi rõ trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động đề nghị hoặc do người lao động trực tiếp làm thủ tục tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, nếu tại thời điểm nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội thì người lao động có quyền đề nghị Bảo hiểm xã hội địa phương để hưởng Bảo hiểm xã hội một lần. Số tiền này cũng phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm và mức đóng bảo hiểm bình quân.
5. Chế độ tử tuất
Chế độ này hiện nay bao gồm trợ cấp mang táng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần.
Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả cho thân nhân người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội 12 tháng trở lên trong người hợp tử vong do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử vong khi đang điều trị tai nạn lao động, tử vong khi đang hưởng lương hưu.
Số tiền trợ cấp chế độ này được tính bằng cách nhân 10 lần mức lương tại tháng mà người lao động qua đời.
Tuỳ theo trường hợp được quy định, số tiền chi trả cho chế độ tử tuất cũng có thể được quy thành từng tháng hoặc một lần.
6. Bảo hiểm thất nghiệp
Đây là loại hình bảo hiểm được đông đảo người lao động quan tâm. Với mục đích hỗ trợ thu nhập cho người lao động tạm thời bị mất thu nhập, bảo hiểm thất nghiệp chịu trách nhiệm chi trả cho người có đóng bảo hiểm từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thôi việc. Người lao động cần làm đơn đề nghị trong vòng 3 tháng kể từ ngày thất nghiệp để được hưởng trợ cấp.
Đồng thời, người lao đang hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định.
trên đây đều là những chế độ mà người lao động được hưởng khi làm việc. Theo quy định của Nhà nước, tất cả doanh nghiệp đang hoạt động phải đảm bảo hoàn tất các thủ tục bảo hiểm bắt buộc cho người lao động.
Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chế độ tự nguyện mang đến phúc lợi cao hơn cho người dân. Thế nhưng lại không có tính ràng buộc. Theo đó, người dân Bình Chánh muốn tham gia chế độ này, cần trực tiếp liên hệ cơ quan Bảo hiểm xã hội Bình Chánh để được hỗ trợ các thủ tục hành chính. Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
1. Chế độ hưu trí
Cũng tương tự như chế độ của loại hình bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm hưu trí tự nguyện sẽ trợ cấp số tiền tương ứng 75% lương khi nghỉ hưu đi kèm với khoản trợ cấp một lần.
Tuy nhiên, nếu người lao động thuộc trường hợp đặc biệt thì chỉ được hưởng bảo hiểm một lần thay vì hàng tháng. Trường hợp đó bao gồm:
- Người lao động đã đủ điều kiện tham gia hưu trí nhưng chưa đóng đủ 20 năm và không tiếp tục tham gia
- Người lao động ra nước ngoài định cư
- Người lao động mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, lao, phong, xơ gan cổ chướng, HIV đã chuyển sang AIDS và một số bệnh khác trong danh sách của Bộ Y tế.
2. Chế độ tử tuất
Người lao động cần tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 60 tháng trở lên để tham gia chế độ này. Cũng tương tự như trong loại hình bắt buộc, chế độ tử tuất cấp cho thân nhân người lao động một số tiền lớn nếu người lao động tử vong. Số tiền được hưởng cao hơn so với khi đóng bảo hiểm bắt buộc.
Những lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện huyện Bình Chánh được tổng hợp qua hình sau:
Thông tin liên hệ cơ quan Bảo hiểm xã hội Bình Chánh
Dưới đây là các thông tin chính xác để liên hệ Bảo hiểm xã hội đối với khu vực huyện Bình Chánh:
Địa chỉ bảo hiểm xã hội huyện Bình Chánh
Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Bình Chánh được đặt ở số 1, đường số 4, Trung tâm Hành chính Huyện, Thị trấn tân Túc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại Bảo hiểm xã hội Bình Chánh
Để liên hệ trực tiếp đến cơ quan Bảo hiểm xã hội Bình Chánh, bạn sử dụng số máy sau: (028) 37.602.303
Tiếp đó, bạn cần làm theo hướng dẫn của tổng đài viên để giải quyết vấn đề của mình. Hoặc nếu bạn cần liên hệ trực tiếp các bộ phận khác, hãy nhấn tiếp số sau đây:
Ban Giám đốc:
– Giám đốc: Ông Thiều Hồng Hải – (số nhánh: 130)
– Phó Giám đốc: Bà Huỳnh Thị Ngọc Dung – (số nhánh: 132)
– Phó Giám đốc: Bà Đỗ Thị Bích Thủy – (số nhánh: 131)
Bộ phận nghiệp vụ:
Văn thư: máy nhánh số 106
Tổ nghiệp vụ:
– Thu 118-125
– Cấp sổ, thẻ:114-117
– Kế toán và Giám định BHYT: 106 – 108
– TN&QLHS: 102-104,
– Chế độ: 111-113
– Đường dây nóng: 130, 106
– Tiếp công dân: 100
Trên đây là tổng quan các chế độ Bảo hiểm xã hội Bình Chánh năm 2020 cũng như cách thức liên hệ cơ quan bảo hiểm địa phương. Bạn có thể đến trực tiếp để giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm hoặc lựa chọn sử dụng dịch vụ Bảo hiểm xã hội Bình Chánh tại AZTAX để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Nếu cần được hỗ trợ các thủ tục bảo hiểm, đừng ngần ngại liên hệ AZTAX để đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi giải đáp nhanh nhất những điều bạn vướng mắc.
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội tỉnh đồng nai
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất: HOTLINE : 0932 383 089 – Email: cs@aztax.com.vn – www.aztax.com.vn