Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh là tài liệu pháp lý quan trọng, xác nhận rằng doanh nghiệp đã đăng ký địa điểm hoạt động hợp pháp. Việc sở hữu giấy chứng nhận này không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại trong mắt khách hàng và đối tác, mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong bài viết này, AZTAX sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh, mời các bạn cùng theo dõi nhé!
1. Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh là văn bản pháp lý quan trọng do cơ quan chức năng cấp, giúp hợp thức hóa việc thành lập và vận hành của địa điểm kinh doanh trên thị trường.
Nếu doanh nghiệp không xuất trình đầy đủ các giấy tờ liên quan đến địa điểm kinh doanh, đặc biệt là giấy đăng ký địa điểm kinh doanh, thì sẽ có nguy cơ đối mặt với trách nhiệm pháp lý khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở kinh doanh đó.
Xem thêm: Mẫu giấy phép kinh doanh 2024
2. Tầm quan trọng của giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh
Để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh, thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh là lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp. Trong số đó, việc mở địa điểm kinh doanh thường được xem là chiến lược hiệu quả hơn, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn tăng cường sự hiện diện tại thị trường trong khu vực tỉnh hoặc thành phố nơi trụ sở chính đặt. Do đó, sở hữu giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh là yếu tố thiết yếu và cực kỳ quan trọng trong quá trình này.
3. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh
Theo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, bao gồm:
- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh.
- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
- Giấy giới thiệu hoặc là giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
Bước 2: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi mà địa điểm đặt trụ sở.
Bước 3: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ:
- Cập nhật các thông tin về địa điểm kinh doanh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp có yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản về những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung.
4. Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh mới nhất 2024
5. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh
Theo Điều 14 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh thuộc về Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.
Như vậy AZTAX đã điểm qua một số nội dung quan trọng về giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh. Hy vọng những nội dung trên có thể giúp bạn hiểu rõ được vấn đề này. Nếu có điều gì cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc hãy liên hệ đến HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn miễn phí nhé!
Xem thêm: Phân biệt giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh
Xem thêm: Phân biệt giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
6. Một số câu hỏi về Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh hoạt động trước khi có giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh được không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 54 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hoạt động trước khi được cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh.
Do đó, việc tiến hành hoạt động tại địa điểm kinh doanh trước khi có giấy chứng nhận là hành vi vi phạm pháp luật.
Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh bị mất có được cấp lại không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp cần cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký do giấy tờ bị mất, hỏng, cháy, rách hoặc bị tiêu hủy, doanh nghiệp hoặc chi nhánh có địa điểm kinh doanh cần gửi văn bản yêu cầu đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại địa phương đó. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cấp lại giấy chứng nhận trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị.
Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh bị sai thông tin có được xin thay đổi không?
Theo khoản 3 Điều 39 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi doanh nghiệp phát hiện rằng thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không khớp với hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp phải gửi văn bản đề nghị hiệu chỉnh thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại địa phương nơi đặt trụ sở chính.