Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán nhậu mới nhất

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán nhậu mới nhất

Khi bước vào thị trường kinh doanh quán nhậu, việc hiểu rõ giấy phép kinh doanh quán nhậu là yếu tố then chốt để đảm bảo hoạt động hợp pháp và hiệu quả. Giấy phép này không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và quản lý kinh doanh. Tìm hiểu quy trình và tầm quan trọng của giấy phép này sẽ giúp chủ doanh nghiệp mở và vận hành quán nhậu thành công. Cùng AZTAX tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mở quán nhậu có cần giấy phép kinh doanh không?

Quán nhậu là một mô hình kinh doanh ăn uống nhỏ lẻ nên muốn mở quán nhậu cần phải đăng ký giấy phép thành lập hộ kinh doanh.
Mở quán nhậu có cần giấy phép kinh doanh không?
Mở quán nhậu có cần giấy phép kinh doanh không?

Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.
  • Sơ chế nhỏ lẻ.
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
  • Nhà hàng trong khách sạn.
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
  • Kinh doanh thức ăn đường phố.

Như vậy, Quán  nhậu là mô hình ăn uống nhỏ lẻ nên cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh. Bên cạnh đó theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP kinh doanh quán nhậu không thuộc trường hợp được miễn cấp giấy phép an toàn thực phẩm nên mở quán nhậu phải làm thủ tục đăng ký để được cấp giấy chứng nhận. Khi được cấp giấy phép thì quán nhậu mới được hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Xem  thêm: Kinh doanh quán bar cần điều kiện gì?

Xem  thêm: Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu

2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán nhậu

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán nhậu
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán nhậu

2.1 Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán nhậu theo hình thức hộ kinh doanh

Căn cứ theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định Các bước và hồ sơ cần thiết để đăng ký giấy phép kinh doanh quán nhậu  theo hình thức hộ kinh doanh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh quán nhậu gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 2: Thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này.
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2.2 Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán nhậu theo hình thức thành lập công ty

Bước 1: Xác định loại hình đăng ký kinh doanh

Theo Luật doanh nghiệp 2020, Nhà đầu tư có thể mở quán nhậu theo loại hình doanh nghiệp với số vốn cao, lựa chọn một trong những loại hình như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hay bất cứ loại hình doanh nghiệp nào.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà có hồ sơ khác nhau nhưng hồ sơ thường bao gồm những tài liệu sau:

  • Điều lệ công ty.
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần).
  • Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật).
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).

Bước 3: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp qua bộ phận phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư, hoặc nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia.

Bước 4: Thẩm định và cấp giấy phép

Trong vòng 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ nhập kết quả trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư.

Xem  thêm: Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn

Xem  thêm: Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh rượu bia thuốc lá

3. Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc khi chủ đầu tư muốn kinh doanh quán nhậu dưới hình thức hộ kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp.

Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Giấy xác nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ quản lý ngành.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh hoặc ban quản lý an toàn thực phẩm cấp tỉnh và cấp thành phố.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được cấp trong 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

4. Mở quán nhậu phải nộp những loại thuế gì?

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các quán nhậu phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí theo đúng quy định của pháp luật. Các khoản phải nộp bao gồm:

  • Lệ phí môn bài.
  • Thuế GTGT và thuế TNCN

Lệ phí môn bài

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức lệ phí môn bài áp dụng cho hộ kinh doanh trong từng năm được xác định dựa trên doanh thu như sau:

Doanh thu (triệu đồng/năm) Mức lệ phí (đồng/năm)
Trên 500 1.000.000
Từ 300 – 500 500.000
Từ 100 – 300 300.000

Thuế GTGT và thuế TNCN

Đối với hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh có tổng doanh thu vượt quá 100 triệu đồng/năm, nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ phát sinh.

Mức thuế phải nộp được tính dựa trên doanh thu chịu thuế và tỷ lệ thuế suất tương ứng với ngành nghề kinh doanh. Cụ thể, tỷ lệ này được áp dụng theo từng lĩnh vực, nghề nghiệp mà hộ kinh doanh đang hoạt động.

5. Mức phạt khi mở quán nhậu mà không đăng ký kinh doanh

Phạt tiền từ 3.000.000 VND đến 5.000.000 VND đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Mức phạt khi mở quán nhậu mà không đăng ký kinh doanh
Mức phạt khi mở quán nhậu mà không đăng ký kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định về mức phạt khi mở quán nhậu mà không đăng ký kinh doanh như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 VND đến 3.000.000 VND khi không có giấy phép kinh doanh quán nhậu đối với hộ kinh doanh.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 VND đến 5.000.000 VND đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
  • Phạt từ 20.000.000 VND đến 30.000.000 VND nếu không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho quán nhậu.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 VND đến 10.000.000 VND khi không giấy chứng nhận kinh doanh bán lẻ rượu cho quán nhậu.
  • Việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh (ở đây là bán lẻ thuốc lá) nhưng không có giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá sẽ bị phạt từ 5.000.000 VND đến 10.000.000 VND.

Việc xin giấy phép kinh doanh quán nhậu là bước quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn diễn ra hợp pháp và suôn sẻ. Nếu bạn gặp bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm về thủ tục và hồ sơ, xin vui lòng liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 .Chúng tôi sẵn sàng cung cấp tư vấn chuyên sâu và giúp bạn vượt qua mọi khó khăn trong quá trình đăng ký, đảm bảo bạn thực hiện đúng quy định và phát triển kinh doanh một cách hiệu quả.

Xem  thêm: Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe

Xem  thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng, quán ăn

6. Một số câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh quán nhậu ở đâu?

Hồ sơ xin đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể cần nộp tại phòng kinh tế, tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quận nơi đặt trụ sở chính của bạn.

Đăng ký giấy phép kinh doanh quán nhậu có lợi ích gì?

Giấy phép kinh doanh là tài liệu bắt buộc để hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự công khai, minh bạch và tuân thủ pháp luật. Nó cũng hỗ trợ việc mở rộng phạm vi kinh doanh của bạn.

Thời gian cấp giấy phép kinh doanh quán nhậu cho hộ cá thể là bao lâu?

Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 3-5 ngày làm việc, nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quán nhậu bao gồm những thông tin gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm tên công ty, địa chỉ, mã số doanh nghiệp và các thông tin liên quan khác.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon