Để mở quán cà phê, việc xin giấy phép kinh doanh quán cafe là rất quan trọng. Giấy phép này không chỉ đảm bảo hoạt động hợp pháp mà còn bảo vệ quyền lợi của chủ quán và khách hàng. Bài viết này AZTAX sẽ hướng dẫn bạn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê để đảm bảo quán cà phê của bạn hoạt động đúng quy định pháp luật.
1. Giấy phép kinh doanh quán cafe có cần thiết không?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan như Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, mọi hình thức kinh doanh, bao gồm kinh doanh dịch vụ ăn uống như quán cà phê, đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh.
Vậy nên việc kinh doanh quán cafe bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh vì quán cafe là dịch vụ ăn uống có địa điểm cố định và hoạt động thương mại thường xuyên, nên phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng, quán ăn
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán nhậu mới nhất
2. Điều kiện để đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê
Để được giấy phép kinh doanh quán cafe thì phải đáp ứng các điều kiện chung cơ bản sau đây:
- Đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh (hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp)
- Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Người chế biến phải có kiến thức về an toàn thực phẩm
- Đảm bảo các điều kiện vệ sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
Các quy định pháp luật liên quan đến việc cấp giấy phép kinh doanh quán cà phê và các điều kiện phải đáp ứng. Cụ thể:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, mọi cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh đều phải đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh, bao gồm cả quán cà phê. Điều này áp dụng cho cả mô hình hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Theo Luật An toàn thực phẩm 2010, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bao gồm quán cà phê) phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp (theo quy định tại Điều 34). Điều này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng.
- Kiến thức về an toàn thực phẩm: Theo Thông tư 47/2014/TT-BYT về quản lý an toàn thực phẩm, người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm phải được đào tạo, có kiến thức và hiểu biết về an toàn thực phẩm. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với người chế biến trong quán cà phê, nhà hàng hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Điều kiện vệ sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm: Thông tư 30/2012/TT-BYT hướng dẫn quy định các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến. Điều này bao gồm yêu cầu về khu vực chế biến phải sạch sẽ, trang thiết bị, dụng cụ phải đảm bảo vệ sinh và các điều kiện bảo quản thực phẩm đúng chuẩn.
Những văn bản pháp luật trên đều chỉ rõ rằng việc kinh doanh dịch vụ ăn uống như quán cà phê cần tuân thủ các điều kiện về đăng ký kinh doanh, an toàn thực phẩm và vệ sinh trong quá trình chế biến.
Để được giấy phép kinh doanh quán cafe thì phải đáp ứng các điều kiện chung cơ bản sau đây:
- Đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh (hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp) theo
- Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Người chế biến phải có kiến thức về an toàn thực phẩm
- Đảm bảo các điều kiện vệ sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
Tóm lại, việc đáp ứng các điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động hợp pháp và thành công. Nếu cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Xem thêm: Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn
Xem thêm: Hồ sơ xin giấy phép bán lẻ thuốc lá mới nhất
3. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe
Có 2 mô hình thành lập khi kinh doanh quán cafe là hộ kinh doanh (quy mô nhỏ) và doanh nghiệp (chuỗi cafe với quy mô lớn). Hồ sơ cũng như thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe đối với 2 mô hình này như sau:
3.1 Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe đối với mô hình hộ kinh doanh
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh quán cà phê:
- Bước 1: Gửi hồ sơ trực tiếp tại UBND quận/huyện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Bước 2: Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp giấy phép kinh doanh.
- Bước 3: Nhận kết quả theo lịch hẹn đã ghi trong phiếu thông báo.
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh quán cafe:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký thành lập HKD như sau:
Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
…
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Như vậy hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe đối với mô hình hộ kinh doanh gồm có:
- Đơn đăng ký hộ kinh doanh.
- Giấy tờ pháp lý của chủ hộ và các thành viên trong gia đình nếu đăng ký hộ kinh doanh theo gia đình.
- Bản sao biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp gia đình cùng đăng ký.
- Bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên cho một người làm chủ hộ kinh doanh nếu đăng ký theo gia đình.
Lưu ý: Mã ngành đăng ký quán cafe cho hộ kinh doanh là dịch vụ quán cà phê, ăn uống.
3.2 Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe theo mô hình doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe theo mô hình doanh nghiệp:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết để đăng ký thành lập công ty kinh doanh quán cà phê.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh nơi đặt trụ sở chính hoặc gửi qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi tiếp nhận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cung cấp giấy biên nhận bản cứng hoặc gửi qua email cho doanh nghiệp.
- Bước 3: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 4: Doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư theo lịch hẹn trên giấy biên nhận hoặc có thể yêu cầu nhận kết quả qua bưu điện.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh quán cafe:
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe theo mô hình doanh nghiệp bao gồm:
- Điều lệ của doanh nghiệp.
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập mô hình doanh nghiệp
- Danh sách cổ đông sáng lập (công ty cổ phần) hoặc danh sách thành viên (công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên).
- Giấy ủy quyền (nếu người làm hồ sơ không phải là đại diện pháp luật).
- Bản sao có công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của đại diện pháp luật, các thành viên và người ủy quyền nộp hồ sơ (tất cả các giấy tờ không quá 6 tháng).
Lưu ý: Mã ngành đăng ký kinh doanh quán cafe cho mô hình doanh nghiệp:
- Mã ngành 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
- Mã ngành 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống
- Mã ngành 5629: Các loại dịch vụ ăn uống khác
3.3 Xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bao gồm quán cà phê, phải có bãi đỗ xe và Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Bản sao giấy Đăng ký kinh doanh.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tại quán, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh.
- Bản vẽ thiết kế mặt bằng của quán cà phê.
- Giấy xác nhận sức khỏe của chủ quán và nhân viên trực tiếp pha chế, phục vụ.
- Giấy chứng nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ quán và nhân viên.
- Bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm cho các nguyên liệu và sản phẩm đồ uống của quán.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu tại chỗ
Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh quán bar mới nhất
4. Thời gian và cơ quan cấp giấy phép kinh doanh quán cafe
Giấy phép kinh doanh quán cà phê sẽ được cấp sau 3 – 5 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Cơ quan tiếp nhận: Đối với mô hình hộ kinh doanh: UBND quận/huyện, đối với mô hình doanh nghiệp: Chi cục hoặc Ban quản lý an toàn thực phẩm tỉnh/thành.
Về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh quán cafe sẽ được duyệt và cấp trong 3 – 5 ngày làm việc nếu đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ sẽ được xử lý bởi:
- Mô hình hộ kinh doanh: Ủy ban nhân dân quận/huyện;
- Mô hình doanh nghiệp: Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm hoặc Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh/thành phố
Về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của quán cafe được cấp bởi:
- Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế;
- Các cơ quan UBND quận/huyện hoặc cơ quan được ủy quyền.
Thời gian cấp giấy phép là 15 ngày làm việc sau khi nhận đủ giấy tờ. Nếu không đủ điều kiện, cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo kèm lý do.
Lưu ý: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có giá trị trong 3 năm từ ngày cấp.
5. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe trọn gói tại AZTAX
Khi đồng hành cùng AZTAX, bạn hoàn toàn có thể an tâm về mọi thủ tục pháp lý, không còn phải lo ngại về nguy cơ bị xử phạt do thiếu giấy phép kinh doanh. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi đảm bảo quy trình đăng ký được thực hiện nhanh chóng, chuẩn xác và tối ưu chi phí, mang đến giải pháp hiệu quả nhất, phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng.
Khi lựa chọn dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe tại AZTAX, bạn sẽ tận hưởng những lợi ích vượt trội sau:
- Quy trình nhanh chóng và hiệu quả: Hoàn tất thủ tục chỉ trong 3-4 ngày làm việc.
- Hỗ trợ toàn diện: Chúng tôi hỗ trợ từ khâu ký kết hồ sơ đến việc bàn giao giấy phép kinh doanh và con dấu tận nơi.
- Đảm bảo tính pháp lý: Hồ sơ được xử lý cẩn thận, tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật mới nhất.
- Bảo mật tuyệt đối: AZTAX cam kết bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng một cách an toàn và bảo mật.
Ngoài việc hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh, AZTAX cung cấp các giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, từ giai đoạn thành lập đến vận hành sau đó. Điều này giúp bạn tập trung vào việc phát triển kinh doanh, loại bỏ mọi lo lắng về thủ tục pháp lý phức tạp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe mà AZTAX đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc gì về quy trình xin giấy phép, vui lòng liên hệ AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn miến phí nhanh nhất.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1 Mở quán cafe còn cần xin các loại giấy tờ nào khác?
Ngoài giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, việc mở quán cafe còn yêu cầu một số loại giấy tờ khác, bao gồm:
- Chứng chỉ và bằng cấp pha chế của chủ quán và nhân viên pha chế, đây là căn cứ để đánh giá chất lượng đồ uống.
- Hợp đồng lao động với nhân viên làm việc tại quán. Theo quy định của Bộ Luật Lao động, nếu người lao động làm việc trên 3 tháng, cần phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản.
6.2 Trường hợp nào bán cafe không cần đăng ký kinh doanh?
Căn cứ khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Như vậy việc bán cafe dưới hình thức dạo hoặc hàng nước không cố định không yêu cầu đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định trên.
6.3 Mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không?
Theo như quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP việc mở quán cafe nhỏ cần phải xin giấy phép kinh doanh vì kinh doanh quán cafe nhỏ không nằm trong trường hợp được miễn trừ không cần đăng ký giấy phép kinh doanh.
6.4 Bán quán cafe không làm giấy phép đăng ký kinh doanh có bị phạt không?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, việc kinh doanh quán cà phê yêu cầu phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Do đó, nếu không làm giấy phép kinh doanh đồng nghĩa với việc sẽ bị xử phạt.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, mức xử phạt khi bán cafe không đăng ký kinh doanh được quy định từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm.
6.5 Trong quá trình hoạt động quán cafe sẽ chịu sự kiểm soát của các cơ quan nào?
Quán cafe sẽ được kiểm soát bởi cơ quan quản lý thị trường, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, công an phường/xã, đội kiểm tra liên ngành và đội trật tự đô thị.
6.6 Kinh doanh quán cafe có lãi không?
Kinh doanh quán cà phê có thể mang lại lợi nhuận nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí quán, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, mô hình kinh doanh, chi phí vận hành, khả năng thu hút khách hàng, cạnh tranh trong khu vực. Nếu quản lý tốt các yếu tố trên, quán cà phê hoàn toàn có khả năng mang lại lợi nhuận bền vững. Tuy nhiên, cần thời gian và kế hoạch kinh doanh chặt chẽ để đạt được thành công.
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trên toàn quốc