Hạch toán hàng gia công là một lĩnh vực quan trọng trong quản lý tài chính và kế toán, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất. Việc hạch toán chính xác không chỉ giúp kiểm soát chi phí hiệu quả mà còn tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ đó nâng cao hiệu suất và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong bài viết này AZTAX sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán hàng gia công theo Thông tư 200 và Thông tư 133 chính xác nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Nguyên tắc hạch toán hàng gia công
Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản nhất trong hạch toán hàng gia công tại bên thuê gia công và bên nhận gia công mà bạn cần nắm vững:
1.1 Tại bên thuê gia công
Khi chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu cho đối tác gia công, kế toán bên thuê gia công cần lưu ý rằng các tài sản này vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không bán hay tặng mà chỉ chuyển giao cho đối tác để thực hiện dịch vụ.
Vì vậy, kế toán không được hạch toán giá trị hàng hóa và nguyên vật liệu vào các tài khoản phải thu (TK 131, TK 138) hay phải trả (TK 331).
Theo quy định tại Điều 27 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, các khoản chi phí gia công và nguyên vật liệu thuê gia công cần được ghi chép trên tài khoản 154.
1.2 Tại bên nhận gia công
Đối với bên nhận gia công, nguyên vật liệu và hàng hóa tiếp nhận không thuộc sở hữu và tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán không được ghi nhận các nguyên vật liệu và hàng hóa này vào các tài khoản như TK 152 (nguyên vật liệu) hoặc TK 155, TK 156.
Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp cần lập phiếu nhập kho để theo dõi và ghi chép toàn bộ giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công. Khi xuất hàng gia công trở lại, doanh nghiệp lập phiếu xuất kho và chỉ xuất hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng) cho tiền công gia công cùng các chi phí nguyên vật liệu, phụ liệu.
Xem thêm: Các tài khoản hàng tồn kho: phương pháp và cách hạch toán đầy đủ nhất
2. Hướng dẫn hạch toán hàng gia công theo Thông tư 200
Dưới đây là một số hướng dẫn về hạch toán hàng gia công theo thông tư 200 mà bạn cần nắm vững:
2.1 Hạch toán hàng gia công theo thông tư 200 tại bên thuê gia công
Khi hàng hóa hoặc nguyên vật liệu được chuyển thẳng đi gia công mà không nhập kho, kế toán ghi:
- Nợ TK 154: Giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu chuyển đi gia công (không bao gồm thuế GTGT)
- Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào
- Có TK 111, 112, 331, v.v.: Tổng giá thanh toán hàng mua
Ví dụ: Công ty ABC mua 500.000.000 VND nguyên vật liệu để gia công sản phẩm và chuyển thẳng đến xưởng gia công, không qua kho. Thuế GTGT 10% là 50 triệu VND, tổng giá thanh toán là 550 triệu VND.
- Ghi nhận giá trị nguyên vật liệu chuyển đi gia công:
- Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: 500 triệu VND
- Ghi nhận thuế GTGT đầu vào:
- Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ: 50 triệu VND
- Ghi nhận khoản thanh toán cho nhà cung cấp:
- Có TK 111, 112, 331, v.v.: 550 triệu VND
Khi xuất kho hàng hóa, nguyên vật liệu đi gia công, ghi:
- Nợ TK 154: Giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho để gia công
- Có TK 1561, TK 152: Giá trị xuất kho
Chi phí gia công và các chi phí khác phát sinh, kế toán hạch toán:
- Nợ TK 154: Chi phí gia công và các chi phí liên quan
- Ghi nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào (nếu có).
- Có TK 111, 112, 331, 334, v.v.: Tổng số tiền thanh toán hoặc phải thanh toán
Ví dụ: Công ty XYZ phát sinh chi phí gia công sản phẩm với số tiền 200 triệu VND và chi phí vận chuyển liên quan là 50 triệu VND. Thuế GTGT 10% cho chi phí gia công là 20 triệu VND.
- Ghi nhận chi phí gia công và các chi phí liên quan:
- Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: 250 triệu VND
- Ghi nhận thuế GTGT đầu vào:
- Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ: 20 triệu VND
- Ghi nhận khoản thanh toán:
- Có TK 111, 112, 331, v.v.: 270 triệu VND
Khi hàng gia công xong được nhập kho, gửi bán hoặc bán thẳng, ghi:
- Nợ TK 1561: Giá trị hàng hóa nhập kho sau gia công
- Nợ TK 152: Giá trị nguyên vật liệu nhập kho
- Nợ TK 157: Giá trị hàng gửi bán thẳng sau gia công
- Nợ TK 632: Giá trị hàng bán trực tiếp cho khách hàng sau gia công
- Có TK 154: Giá trị hàng hóa gia công đã hoàn thành
Thành phẩm gia công ngoài được tính theo giá thành thực tế, bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu, phí thuê gia công và các chi phí liên quan.
Chú ý: Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133, thay thế TK 1561 bằng TK 156 và thực hiện hạch toán tương tự.
Ví dụ: Ngày 20/5/2021, xuất kho hàng hóa trị giá 100 triệu đồng để gia công, với chi phí gia công là 16,5 triệu đồng (bao gồm thuế GTGT 10%).
- Việc xử lý hàng gia công được thực hiện như sau:
- Bán thẳng: 20 triệu đồng
- Gửi bán: 50 triệu đồng
- Nhập kho: Còn lại
- Kế toán ghi nhận như sau:
- Xuất kho hàng gia công:
- Nợ TK 154: 100 triệu đồng
- Có TK 1561: 100 triệu đồng (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
- Có TK 156: 100 triệu đồng (Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)
- Chi phí gia công:
- Nợ TK 154: 15 triệu đồng
- Nợ TK 1331: 1,5 triệu đồng
- Có TK 111: 16,5 triệu đồng
- Xuất kho hàng gia công:
-
- Khi gia công xong:
- Bán thẳng:
- Nợ TK 632: 20 triệu đồng
- Có TK 154: 20 triệu đồng
- Gửi bán:
- Nợ TK 157: 50 triệu đồng
- Có TK 154: 50 triệu đồng
- Nhập kho:
- Nợ TK 1561: 45 triệu đồng (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
- Nợ TK 156: 45 triệu đồng (Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)
- Có TK 154: 45 triệu đồng
- Bán thẳng:
- Khi gia công xong:
2.2 Hạch toán hàng gia công theo thông tư 200 tại bên nhận gia công
Kế toán không theo dõi hàng gia công tại kho mà chỉ ghi nhận trên các tài khoản kế toán khác (như đã nêu trong phần 1). Khi xác định doanh thu từ tiền gia công thực tế, ghi:
- Nợ các TK 111, 112, 131, v.v.
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có ghi nhận vào TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
Ví dụ: Công ty ABC nhận gia công 1.000 sản phẩm cho khách hàng với phí gia công là 300.000.000 VND. Thuế GTGT 10% là 30 triệu VND. Khách hàng đã thanh toán toàn bộ số tiền qua ngân hàng.
- Ghi nhận doanh thu từ tiền gia công:
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng: 330 triệu VND
- Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 300 triệuVND
- Ghi nhận thuế GTGT phải nộp:
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp: 30 triệu VND
Xem thêm: Các phương pháp kế toán hàng tồn kho và tính giá hàng tồn kho
3. Hạch toán hàng gia công theo Thông tư 133
Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, hạch toán hàng gia công trong doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện nhằm phản ánh các khoản chi phí liên quan đến quá trình nhận gia công hàng hóa cho đối tác. Dưới đây là hướng dẫn hạch toán hàng gia công:
- Khi nhận nguyên vật liệu từ đối tác để gia công, ghi:
- Nợ TK 002 – Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công: Phản ánh giá trị vật liệu, hàng hóa nhận gia công.
- Ghi ngoài bảng TK 002 vì đây không phải tài sản của doanh nghiệp.
- Khi phát sinh chi phí gia công, ghi:
- Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình gia công.
- Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí lương nhân công gia công.
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung: Các chi phí chung như điện, nước, khấu hao tài sản sử dụng trong quá trình gia công.
- Có TK 152, 334, 111, 112…: Phản ánh các khoản chi phí tương ứng.
- Khi hoàn thành quá trình gia công và giao trả hàng, ghi:
- Có TK 002: Ghi giảm giá trị hàng gia công khi trả lại hàng hóa cho đối tác.
- Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: Phản ánh giá trị thành phẩm gia công trước khi xuất kho.
- Có TK 154: Khi chuyển giao sản phẩm gia công hoàn chỉnh.
- Khi nhận tiền gia công từ khách hàng, ghi:
- Nợ TK 111, 112: Phản ánh số tiền nhận từ khách hàng.
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu từ dịch vụ gia công.
- Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Việc hạch toán hàng gia công theo Thông tư 133 đảm bảo doanh nghiệp ghi nhận chính xác chi phí và doanh thu phát sinh từ hoạt động gia công hàng hóa.
Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán hàng gia công theo Thông tư 200 và Thông tư 133
Xem thêm: Cách hạch toán hàng gửi đi bán – Tài khoản 157 theo Thông tư 200
4. Tính giá vốn hàng gia công như the nào?
Giá vốn hàng gia công được tính dựa trên các chi phí phát sinh trong quá trình gia công sản phẩm. Để tính chính xác giá vốn hàng gia công, bạn cần xác định các thành phần chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Đây là chi phí của nguyên vật liệu chính và phụ dùng trong quá trình gia công. Bao gồm cả chi phí vận chuyển nguyên vật liệu nếu có.
- Chi phí nhân công trực tiếp:
- Bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, bảo hiểm và các khoản phải trả khác cho nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng gia công.
- Chi phí sản xuất chung:
- Các chi phí liên quan đến nhà xưởng, máy móc, điện nước, bảo trì, khấu hao tài sản cố định, và các chi phí quản lý khác trong quá trình sản xuất.
- Chi phí gia công (nếu thuê ngoài):
- Nếu doanh nghiệp thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ quá trình gia công, thì chi phí này sẽ bao gồm tiền thuê gia công và các chi phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm trong quá trình gia công.
Công thức tính giá vốn hàng gia công:
Giá vốn hàng bán = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung + Chi phí gia công ngoài (nếu có )
Ví dụ: Một doanh nghiệp gia công 100 sản phẩm với các chi phí sau:
- Nguyên vật liệu trực tiếp: 100 triệu đồng
- Nhân công trực tiếp: 30 triệu đồng
- Chi phí sản xuất chung: 20 triệu đồng
- Chi phí gia công thuê ngoài: 10 triệu đồng
Giá vốn hàng gia công sẽ là:
- Giá vốn = 100 + 30 + 20 + 10 =160 triệu đồng
5. Một số quy định về hạch toán hàng gia công
Dựa trên khoản 5 Điều 5 của Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP về quy định chế độ hóa đơn và chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường:
“Cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác thì phải có Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động.”
Căn cứ theo Điều 9 của Thông tư 219 hướng dẫn thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng:
“Dịch vụ gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài sẽ chịu thuế suất thuế GTGT 0%”
Căn cứ theo Điều 7 của Thông tư 219 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng quy định:
“Giá tính thuế GTGT đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.”
Tóm lại, việc nắm vững các quy định về hàng gia công là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự chính xác trong quản lý tài chính và kế toán. Các quy định này không chỉ giúp kiểm soát hiệu quả chi phí gia công mà còn đảm bảo việc hạch toán và báo cáo tài chính chính xác, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp trong việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1 Xuất hàng đi gia công có cần xuất hoá đơn không?
Doanh nghiệp xuất hàng đi gia công cần lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ khi xuất hàng đi gia công, và lập hóa đơn sau khi hoàn tất thủ tục xuất khẩu. Bên nhận gia công cần lập Phiếu xuất kho và xuất hóa đơn GTGT cho doanh thu gia công và tiền nguyên vật liệu, phụ liệu nếu có cung cấp.
Cắn cứ theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
“3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:
- c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.”
Theo quy định tại các khoản 4 và 6 Điều 5 của Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08/05/2015:
“5. Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác thì phải có Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động.”
Theo Điều 4 của Thông tư 219, các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT bao gồm:
“20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.”
Dựa trên quy định tại Điều 9 của Thông tư 219:
“Thuế suất 0%: + Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng. hóa với nước ngoài.”
Theo Điều 7 của Thông tư 219, quy định về giá tính thuế GTGT được nêu rõ như sau:
“8. Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.”
Như vậy:
- Đối với bên gửi hàng gia công (bao gồm vận chuyển bán thành phẩm và nguyên vật liệu), khi xuất hàng đi gia công, doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cùng với Lệnh điều động.
- Nếu là gia công hàng xuất khẩu, khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu hoặc địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, cần lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Sau khi hoàn tất thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp mới lập hóa đơn.
- Đối với bên nhận gia công, khi trả lại hàng gia công, cần lập Phiếu xuất kho và chỉ xuất hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng) cho doanh thu hàng gia công cùng tiền nguyên vật liệu và phụ liệu, nếu bên nhận gia công đã cung cấp các nguyên vật liệu và phụ liệu đó.
6.2 Chi phí gia công hạch toán vào tài khoản nào?
Căn cứ theo Điều 27 của Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định các chi phí sản xuất, kinh doanh thuê ngoài gia công chế biến, nguyên vật liệu, hàng hóa thuê gia công được hạch toán vào tài khoản 154.
Hạch toán hàng gia công là một phần quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc ghi nhận chi phí và theo dõi hàng hóa. Việc hạch toán chi phí gia công đúng quy định không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật và cải thiện hiệu quả tài chính. Để được tư vấn chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến hạch toán hàng gia công hãy liên hệ AZTAX qua Hotline: 0932.383.089. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.