Tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế là cách nhanh chóng và tiện lợi để xác định thông tin về mã ngành và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả dữ liệu này được công khai và có thể tra cứu miễn phí trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.Trong bài viết này AZTAX sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất một cách chính xác. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế
Hiện nay, trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp thường đăng ký nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Để tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế doanh nghiệp bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào Website cổng thông tin quốc gia
Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại đường link sau: https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/inf/default.aspx
Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp vào ô tra cứu thông tin.
Nhập mã số thuế của doanh nghiệp vào ô tra cứu thông tin. Sau khi nhập mã số thuế, chọn tên của doanh nghiệp cần tra cứu lĩnh vực kinh doanh.
Lưu ý: Hãy đảm bảo chọn đúng doanh nghiệp cần tra cứu, đặc biệt với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, hãy ưu tiên chọn công ty mẹ hoặc tổng công ty. Để chính xác, chọn dòng khớp với mã số thuế bạn đang tìm.
Bước 3: Nhập capcha xác minh bạn không phải robot
Bước 4: Nhận thông tin về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thông tin về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi chọn doanh nghiệp cần tra cứu bạn sẽ nhận được các thông tin cơ bản như:
- Tên doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài.
- Tên doanh nghiệp viết tắt.
- Tình trạng hoạt động.
- Loại hình pháp lý (loại hình doanh nghiệp).
- Họ và tên người đại diện theo pháp luật.
- Các lĩnh vực kinh doanh mà công ty đang tiến hành.
Đây là quy trình cơ bản để tra cứu thông tin về lĩnh vực kinh doanh của một công ty thông qua mã số thuế.
2. Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh trên bảng hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Dưới đây là hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh trên hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được liệt kê cụ thể trong Phụ lục I, Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
Bước 1: Truy cập bảng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam trên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:
Bạn truy cập đường link sau để vào bảng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam trên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/NganhNghe.aspx
Bước 2: Thực hiện tra cứu ngành nghề kinh doanh trên website:
Có 5 cấp để phân loại hệ thống ngành kinh tế Việt Nam như sau:
- Ngành cấp 1: Mã hóa theo bảng chữ cái từ A – U (số lượng: 21 ngành)
- Ngành cấp 2: Mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng (số lượng: 88 ngành).
- Ngành cấp 3: Mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; (số lượng: 242 ngành).
- Ngành cấp 4: Mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng (số lượng: 486 ngành).
- Ngành cấp 5: Mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng (số lượng: 734 ngành).
Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhiều lần, không giới hạn, cho đến khi tìm được các ngành nghề theo nhu cầu.
3. Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Trước khi bước vào việc đăng ký giấy phép kinh doanh và thành lập doanh nghiệp, việc tìm hiểu mã số và thông tin về ngành nghề kinh doanh là bước không thể bỏ qua. Điều này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn tuân thủ đúng các quy định của Hệ thống Ngành Kinh tế Việt Nam.
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Truy cập địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
- Chọn “HỖ TRỢ”
- Tiếp đó nhấn vào ô “Tra cứu ngành, nghề kinh doanh”
Bước 2: Tiến hành tra cứu ngành nghề kinh doanh
Tại phần tra cứu ngành nghề kinh doanh, bạn sẽ thấy có ô tìm kiếm và một bảng tổng hợp đầy đủ các mã ngành nghề kinh doanh từ các lĩnh vực đa dạng. Có 2 cách mỗi cá nhân có thể tiến hành để tra cứu như sau:
Cách 1: Nhập trực tiếp mã ngành vào ô tìm kiếm
Trong trường hợp này, người dùng đã biết mã ngành của một lĩnh vực nhất định nhưng chưa chắc chắn về tên cụ thể và chính xác của nó, vẫn có thể tìm kiếm thành công.
Nếu chưa biết mã ngành kinh doanh, bạn có thể thực hiện tra cứu nhanh bằng cách sau:
- Chọn mã ngành cấp 4, bao gồm 4 chữ số tương ứng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên từ khóa.
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F và nhập từ khóa liên quan đến ngành nghề kinh doanh (như nhà hàng, khách sạn, bất động sản, xuất nhập khẩu, …) để tìm kiếm và xác định mã ngành.
Cách 2: Nhập thông tin của ngành nghề vào ô tìm kiếm
Trong trường hợp này, người dùng chỉ cần biết một phần của tên ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh mà họ quan tâm, mà không cần biết chính xác mã số của ngành đó. Họ có thể nhập trực tiếp một phần thông tin đó vào ô tìm kiếm.
Sau khi nhập, hệ thống sẽ hiển thị thông tin về các ngành nghề kinh doanh tương ứng, bao gồm cả mã ngành và tên ngành đầy đủ
4. Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia không chỉ là một nguồn tài nguyên hữu ích cho các doanh nghiệp mới mà còn là một công cụ quan trọng để cung cấp thông tin về điều kiện kinh doanh và các hạn chế trong quá trình hoạt động. Điều này giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh và chuẩn bị phù hợp. Để tra cứu mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập trang chủ dangkykinhdoanh.gov.vn
Truy cập trang chủ dangkykinhdoanh.gov.vn để khám phá đầy đủ thông tin hữu ích về doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh.
Bước 2: Chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Sau khi đó, thực hiện lựa chọn Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Khi bạn nhấp vào tùy chọn này, bạn sẽ được đưa đến một bảng danh sách đầy đủ các lĩnh vực đầu tư kinh doanh đang áp đặt điều kiện tại thời điểm hiện tại.
Bước 3: Chọn lĩnh vực (dự kiến) kinh doanh và tiến hành kiểm tra
Chọn lĩnh vực (dự kiến) kinh doanh và tiến hành kiểm tra các điều kiện cụ thể. Một số lĩnh vực nổi bật như sau:
- Lĩnh vực An ninh quốc phòng Lĩnh vực Tư pháp
- Lĩnh vực Tài chính
5. Những lưu ý về khi tra cứu ngành nghề kinh doanh
Theo quy định, luật pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự do hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực pháp luật không. Tuy nhiên, đối với những lĩnh vực kinh doanh đặc biệt doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể được quy định trước đó mới có thể hoạt động được.
5.1 Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề nhất định phải có Chứng chỉ hành nghề
Trong quá trình kinh doanh, việc đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ hành nghề là cực kỳ quan trọng. Chứng chỉ này không chỉ là một tài liệu được cấp bởi cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chuyên ngành mà còn đòi hỏi cá nhân có đủ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để tham gia vào một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Việc thiếu chứng chỉ hành nghề có thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.
Có nhiều ngành nghề yêu cầu bắt buộc có chứng chỉ hành nghề trước khi hoạt động như dịch vụ kiểm toán, kế toán, thiết kế và xây dựng công trình, hành nghề dược cũng như dịch vụ kính thuốc. Điều này đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh diễn ra trong một môi trường được kiểm soát và chất lượng đồng thời bảo vệ lợi ích của cả doanh nghiệp và khách hàng.
5.2. Những trường hợp cần phải ghi ngành, nghề kinh doanh
Các trường hợp yêu cầu ghi rõ ngành nghề kinh doanh là:
- Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Khi điều chỉnh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh.
- Khi yêu cầu cấp mới hoặc cập nhật Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
5.3.Trường hợp pháp luật có quy định về ngành, nghề kinh doanh có vốn pháp định
Các lĩnh vực kinh doanh cần phải đáp ứng mức vốn tối thiểu tương ứng để có thể thành lập doanh nghiệp theo quy định. Chi tiết về mức vốn cần thiết cho các lĩnh vực đặc biệt được quy định rõ trong các tài liệu pháp luật chuyên ngành.
Bài viết trên đây AZTAX đã cung cấp đầy đủ thông tin về các phương pháp tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế của doanh nghiệp bao gồm cả việc tra cứu ngành nghề kinh doanh đòi hỏi các điều kiện cụ thể. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ AZTAX theo HOTLINE: 0932.383.089 để được hỗ trợ nhé!
6. Một số câu hỏi về thường gặp
6.1 Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?
Theo khoản 1 điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Mã số doanh nghiệp đồng thời cũng là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
6.2 Tra cứu ngành nghề kinh doanh từ mã số thuế bao lâu?
Việc tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế doanh nghiệp thường chỉ mất vài phút nếu thực hiện qua các trang web chính thống do cơ quan thuế cung cấp. Bạn chỉ cần nhập thông tin cơ bản như tên hộ kinh doanh hoặc số CMND/CCCD của chủ hộ, hệ thống sẽ hiển thị ngành nghề kinh doanh nhanh chóng và chính xác.
6.3 Kiểm tra ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế có mất phí không?
Việc tra ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế trên các trang web chính thức của cơ quan thuế là hoàn toàn miễn phí.
6.4 tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế ở đâu?
Bạn có thể truy cập vào đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế
Xem thêm: dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ