Sổ bảo hiểm xã hội – Tổng hợp tất cả vấn đề liên quan

Bìa sổ bảo hiểm xã hội - Mặt trước

Sổ bảo hiểm xã hội là một trong những chứng từ giúp người lao động làm hồ sơ nhận trợ cấp từ quỹ bảo hiểm. Thực tế cho thấy, sau thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, thỏa đủ điều kiện theo quy định nhưng nhiều người lao động vẫn gặp khó khăn trong việc nhận trợ cấp. Phần lớn nguyên do đều đến từ quyển sổ bảo hiểm xã hội.

Hiểu được vấn đề nan giải đó, AZTAX đã soạn thảo bài viết này để hướng dẫn người lao động làm hồ sơ, xử lý toàn bộ vấn đề về sổ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

LƯU Ý: Trong quá trình làm hồ sơ, nếu gặp vướng mắc khó giải quyết, đừng quên rằng bạn hoàn toàn có thể liên hệ AZTAX để được tư vấn miễn phí về dịch vụ sổ bảo hiểm của chúng tôi. Liên hệ ngay hotline tư vấn: 0932.383.089 khi có nhu cầu nhé.

Nội Dung Bài Viết

1. Sổ bảo hiểm xã hội

1.1 Sổ bảo hiểm xã hội là gì? (quyển lưu trữ thông tin)

Sổ bảo hiểm xã hội có thể hiểu đơn giản là quyển sổ lưu trữ thông tin về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm quá trình đóng, hưởng của người tham gia.

Nghĩa là, khi bắt đầu làm việc tại một đơn vị (doanh nghiệp), người lao động sẽ được cấp cho 01 quyển sổ bảo hiểm. Tuy nhiên, lúc này bạn chỉ nhận được bìa sổ mà thôi. Theo đó, khi chấm dứt làm việc tại công ty, đơn vị sẽ thực hiện thêm một thủ tục gọi là “chốt sổ”. Nhờ vậy, sổ bảo hiểm xã hội của bạn bắt đầu có thêm “tờ rời”.

Bạn xem tiếp kết cấu sổ bảo hiểm (bìa sổ và tờ rời) chi tiết ở phần bên dưới nhé!

1.2 Sổ bảo hiểm xã hội bao gồm những phần thế nào? 

Sổ bảo hiểm xã hội sẽ gồm 2 phần: bìa sổ và tờ rời. Cụ thể như sau:

– Bìa sổ:

+ Bìa ngoài: Mặt ngoài sẽ ghi tên người tham gia và mã số sổ bảo hiểm xã hội. Nếu sổ được cấp lại thì bìa ngoài sẽ được ghi số lần cấp tương ứng. 

Bìa sổ bảo hiểm xã hội - Mặt trước
Bìa sổ bảo hiểm xã hội – Mặt trước

+ Bìa trong: Nội dung bìa trong bao gồm mã sổ bảo hiểm xã hội (hay còn gọi là mã định danh y tế – mã số bảo hiểm); họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân.

Bìa sổ bảo hiểm xã hội - Mặt trong
Bìa sổ bảo hiểm xã hội – Mặt trong

– Tờ rời:

Mỗi tờ rời sẽ có nội dung bao gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; mã số; tờ thứ mấy cấp lần mấy; quá trình đóng. Quá trình đóng sẽ trình bày từ tháng năm bắt đầu đến tháng năm kết thúc đóng ở từng giai đoạn làm việc. Đồng thời, thông tin đóng cũng được diễn giải chi tiết về các khoản đóng, căn cứ đóng và tỷ lệ đóng (đơn vị %).

Tờ rời sổ bảo hiểm xã hội - hình minh họa
Tờ rời sổ bảo hiểm xã hội – hình minh họa

1.3 Khi nào thì có sổ bảo hiểm xã hội và dùng sổ này để làm gì? 

Như đã nêu ở phần trên, người lao động sẽ được cấp sổ khi tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp đầu tiên làm việc. Mỗi người chỉ được cấp duy nhất 01 sổ để sử dụng và theo quy tắc, phải sử dụng quyển sổ này trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm.

Thế nhưng, có nhiều người lao động lại có nhiều số sổ khác nhau. Vấn đề này xuất phát từ các nguyên do như:

– Người lao động không biết về quy định có 01 số sổ

– Người lao động nghỉ ngang tại doanh nghiệp cũ dẫn đến không lấy được sổ

– Người lao động đã nhận bảo hiểm xã hội một lần và không nhận lại sổ 

Sau khi nghĩ sổ cũ không còn, không quan trọng hoặc không biết, người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp khác và khai báo số sổ mới.

Dĩ nhiên, người lao động vẫn có thể tham gia bảo hiểm trên nhiều số sổ (vì các nguyên do trên), nhưng khi họ muốn nhận trợ cấp từ quỹ bảo hiểm thì buộc phải gộp tất cả lại làm một. Bạn xem kỹ hơn vấn đề này ở phần gộp sổ bảo hiểm mà chúng tôi sẽ nêu bên dưới nhé.

1.4 Sổ bảo hiểm hoàn thiện là sổ như thế nào?

Sổ bảo hiểm hoàn thiện là sổ cung cấp đầy đủ chính xác mọi thông tin về quá trình và thời gian tham gia của người lao động. Nếu có nhiều sổ thì người lao động cần tiến hành gộp tất cả sổ để có thể ra được sổ bảo hiểm hoàn thiện. Đây sẽ là cuốn sổ chính thức được cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận và giải quyết các quyền lợi của người tham gia.

1.5 Dịch vụ hoàn thiện sổ bảo hiểm xã hội

Dịch vụ hoàn thiện sổ bảo hiểm xã hội
Dịch vụ hoàn thiện sổ bảo hiểm xã hội

Do nhận thấy hiện nay có nhiều người lao động đã và đang gặp rắc rối với sổ bảo hiểm của mình nên AZTAX đang tiếp tục triển khai dịch vụ hỗ trợ người lao động toàn phần. Bao gồm tư vấn miễn phí và hỗ trợ thực hiện với chi phí hết sức ưu đãi. Quy trình thực hiện dịch vụ của AZTAX như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin sơ bộ

AZTAX sẽ tiếp nhận và tư vấn sơ bộ cho khách hàng về các thực trạng hồ sơ của khách hàng. Theo đó chúng tôi sẽ hướng dẫn cơ bản cho quý khách hiểu hồ sơ của mình cần phải làm thế nào. Nếu quý khách cần dịch vụ hỗ trợ làm thay, AZTAX sẽ xin lại thông tin bao gồm:

– Họ và tên:

– Số CMND/CCCD/Mã BHXH (dùng để tra cứu thông tin):

– Số điện thoại liên hệ:

*AZTAX cam kết mọi thông tin mà chúng tôi thu thập đều chỉ phục vụ cho mục đích tra cứu thông tin để hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm nếu có sự cố về bảo mật thông tin.

Bước này sẽ mất khoảng 01 ngày làm việc.

Bước 2. Tư vấn sơ bộ về dịch vụ

Sau khi có kết quả tra cứu, tư vấn viên của AZTAX sẽ trình bày rõ ràng với quý khách về thực trạng hồ sơ. Thực tế hồ sơ này sẽ cần làm những bước nào. Sau cùng, chúng tôi sẽ thông báo với quý khách hàng các vấn đề sau:

– Gói dịch vụ phù hợp

– Những gì AZTAX sẽ thực hiện

– Chi phí và thời gian thực hiện

Nếu khách hàng đồng ý với đề xuất dịch vụ, AZTAX sẽ tiến hành hỗ trợ bước sau.

Bước 3. Nhận hồ sơ

Chuyên viên sẽ hướng dẫn và nhận hồ sơ từ khách hàng qua chuyển phát nhanh hoặc bộ phận giao nhận của công ty và tiến hành tạo hồ sơ, thêm khách hàng vào nhóm theo dõi hồ sơ. 

Từ đây, mọi thắc mắc về hồ sơ, quý khách hàng hoàn toàn có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ.

Bước 4: Thực hiện hồ sơ

Đội ngũ AZTAX sẽ tiến hành lên lịch và thực hiện hồ sơ, theo dõi trạng thái hồ sơ, xử lý các phát sinh về hồ sơ cho đến khi có kết quả hồ sơ.

Bước 5. Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Sau thời gian dự kiến, AZTAX nhận kết quả và thông báo cho quý khách hàng. Kết quả có thể được gửi qua bưu điện, chuyển phát nhanh, bộ phận giao nhận của công ty hoặc khách hàng có thể đến lấy trực tiếp.

*Nếu cần tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng để lại thông tin theo cú pháp: 

– Tên

– Số CMND/CCCD đã đăng ký bảo hiểm xã hội,

– Số điện thoại

Kết quả tra cứu sẽ có sau 1 ngày làm việc từ khi tư vấn viên tiếp nhận thông tin.

2. Chốt sổ bảo hiểm xã hội

Sổ bảo hiểm xã hội sẽ không có giá trị nếu chưa được chốt. Thật vậy, quá trình tham gia là thứ bắt buộc và gần như là quan trọng nhất trong sổ bảo hiểm. Cùng AZTAX tìm hiểu tiếp về vấn đề này nhé.

2.1 Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Chốt sổ BHXH là gì?
Chốt sổ BHXH là gì?

Chốt sổ bảo hiểm xã hộixác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị. Nói đơn giản hơn thì:

Ví dụ: 

– Người lao động làm tại công ty A thì phải chốt thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty A.

– Người lao động làm tại công ty B thì phải chốt thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty B.

Khi chốt, người lao động sẽ nhận được tờ rời. Trên tờ rời này ghi rõ quá trình tham gia tại doanh nghiệp.

Trong thực tế, nhiều người lao động vẫn nhầm lẫn “chốt sổ” với một số thuật ngữ về bảo hiểm xã hội khác. Chúng tôi sẽ nói chi tiết hơn vấn đề này ở những bài sau.

2.2 Vì sao phải chốt sổ bảo hiểm? Sẽ ra sao nếu sổ bảo hiểm không được chốt?

Vì sao phải chốt sổ BHXH?
Vì sao phải chốt sổ BHXH?

Tại phần đầu tiên viết về sổ bảo hiểm, AZTAX đã cho bạn thấy tầm quan trọng của sổ bảo hiểm. Theo đó, sổ này phải đầy đủ bìa và tờ rời. Như vậy có thể hiểu đơn giản, nếu không chốt sổ, bạn không thể có sổ hoàn thiện. Mà không có sổ hoàn thiện, bạn sẽ không thể làm hồ sơ nhận trợ cấp từ bảo hiểm xã hội.

Cũng cần lưu ý thêm rằng, khi người lao động thôi việc, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục này. Nếu doanh nghiệp không thực hiện chốt sổ, người lao động vẫn có thể tiếp tục tham gia trên số sổ bảo hiểm được. Thế nhưng sau này, khi muốn chốt tại công ty mới, bắt buộc người lao động phải về nơi đã tham gia bảo hiểm cũ để chốt trước.

2.3 Làm thế nào để chốt sổ được sổ bảo hiểm?

Chốt sổ bảo hiểm là một nghiệp vụ thuộc trách nhiệm của công ty – nơi người lao động đang làm việc. Sau khi người lao động thôi việc, công ty sẽ làm hồ sơ chốt sổ cho người lao động.  Theo luật định, công ty sẽ hoàn trả hồ sơ, giấy tờ cho người lao động, đồng thời giải quyết hồ sơ, thủ tục của người lao động không quá 30 ngày kể từ ngày thôi việc (đã tính các trường hợp đặc biệt).

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp doanh nghiệp không thực hiện các thủ tục này cho người lao động. Thế nên, người lao động phải liên hệ các cơ quan bảo hiểm xã hội để được hỗ trợ.

2.4 Trách nhiệm chốt sổ là của ai? 

Theo quy định, người lao động sẽ được doanh nghiệp thực hiện chốt sổ vì trách nhiệm này thuộc về doanh nghiệp. Nếu công ty vẫn không chốt sổ cho người lao động thì người lao động vẫn có thể tự chốt ở cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp tham gia, với điều kiện sau:

– Người lao động phải nghỉ hẳn;

– Doanh nghiệp đã thanh toán đủ bảo hiểm xã hội;

– Công ty đã báo giảm hẳn cho người lao động.

Người lao động cần liên hệ trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm để được hướng dẫn hỗ trợ hoặc có thể liên hệ dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội của AZTAX.

2.5 Nghỉ ngang liệu có được chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ ngang liệu có được chốt sổ bảo hiểm xã hội
Nghỉ ngang liệu có được chốt sổ bảo hiểm xã hội

Khi người lao động nghỉ, công ty sẽ tiến hành báo giảm và chốt sổ cho người lao động. Nhưng nếu người lao động nghỉ ngang thì liệu có được công ty chốt sổ hay không? Thông thường sẽ có 3 trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Công ty đã báo giảm hẳn và đã chốt sổ

Đây là trường hợp đơn giản nhất. Lúc này người lao động có thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội báo mất sổ để được cấp lại sổ khác. Tuy nhiên, không nên báo mất gấp vì sau khi công ty chốt thì bảo hiểm xã hội sẽ trả tờ rời và xác nhận về công ty. Người lao động báo mất vội lúc này thường không được hỗ trợ vì sẽ bị nghi ngờ buôn bán sổ. Như vậy, bạn nên chờ một khoảng thời gian rồi hẵng làm thủ tục này.

Trường hợp 2: Công ty đã báo giảm nhưng chưa chốt sổ

Lúc này, người lao động cần chủ động đến công ty để được chốt sổ. Trong trường hợp công ty không đồng ý hỗ trợ, người lao động có thể xin cấp lại sổ rồi chốt tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty tham gia, vì quá trình tham gia phát sinh ở đâu thì ghi nhận ở đó.

Trường hợp 3: Công ty không báo giảm, cũng chưa chốt sổ

Trường hợp này là phức tạp nhất. Người lao động phải về công ty để yêu cầu báo giảm. Thông thường, công ty sẽ yêu cầu người lao động bồi thường theo hợp đồng lao động rồi sau đấy sẽ giải quyết hồ sơ cho người lao động. Ở trường hợp này, người lao động không thể kiện công ty vì lỗi sai thuộc về người lao động do đã vi phạm luật lao động khi nghỉ ngang.

Xem thêm bài viết: Nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm xã hội?

2.6 Các rắc rối pháp lý khác xoay quanh việc chốt sổ bảo hiểm và cách xử lý

Các vấn đề pháp lý về chốt sổ bảo hiểm xã hội
Các vấn đề pháp lý về chốt sổ bảo hiểm xã hội

a) Sổ bảo hiểm đã được chốt nhưng tờ rời chưa thể hiện đủ quá trình tham gia

Chốt sổ là trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp người lao động làm việc, nếu tờ rời chưa thể hiện đủ quá trình tham gia thì người lao động có thể báo về công ty hoặc liên hệ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đang làm và mang theo các giấy tờ cần thiết như CMND/CCCD, đầy đủ sổ và tờ rời.

b) Sổ đã được chốt đầy đủ nhưng sai chức vụ, mức lương

Nếu hồ sơ thể hiện sai thông tin chức vụ hoặc mức lương của người lao động (ví dụ như bạn làm nhân viên kinh doanh mà công ty chốt bạn làm kế toán, hoặc sai mức lương đăng ký) thì người lao động liên hệ đến công ty để điều chỉnh. Công ty sẽ lập hồ sơ và hỗ trợ điều chỉnh nếu đóng sai quy định.

c) Không thể chốt được sổ bảo hiểm do quá trình cũ chưa được chốt

Giả sử:

– Bạn làm ở công ty A -> Bạn nghỉ -> Công ty chưa chốt sổ.

– Bạn làm ở công ty B -> Bạn nghỉ -> Công ty không thể chốt cho bạn.

Vậy thì lúc này, bạn không thể chốt sổ tại công ty B do chưa được chốt ở công ty A. Để có thể được chốt, bạn cần phải quay lại và liên hệ với công ty cũ, tức là công ty A, sau đấy mới có thể tiếp tục chốt sổ ở công ty B được. Lý do là vì theo quy định, bảo hiểm ghi nhận quá trình trên 01 cuốn sổ, do đó, cần phải chốt ở công ty A rồi mới chốt ở công ty B được.

d) Công ty không chốt sổ bảo hiểm, người lao động có được tự chốt?

Chốt sổ là trách nhiệm thuộc về công ty nơi người lao động làm việc. Vì thế, đây là việc mà công ty phải làm, nếu công ty không thực hiện thì cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn có thể linh động hỗ trợ. Người lao động có thể liên hệ cơ quan bảo hiểm nơi công ty tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời mang theo CMND/ CCCD, đầy đủ sổ bảo hiểm xã hội.

e) Công ty đang nợ bảo hiểm xã hội, dẫn đến không chốt được sổ bảo hiểm

Giả sử người lao động nghỉ việc vào tháng 8, nhưng công ty đang nợ bảo hiểm xã hội nên chỉ chốt được đến tháng 6, thì khi chốt sổ thì chỉ có thể chốt quá trình tham gia bảo hiểm xã hội vào tháng công ty đóng đủ, tức là tháng 6.

f) Không chốt sổ thì có ảnh hưởng gì không?

Người lao động tham gia BHXH để được nhận những trợ cấp từ chính sách an sinh xã hội. Do đó, nếu không chốt sổ thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động vì khi đó người lao động sẽ không nhận được bất cứ trợ cấp nào. Thế nên, khi đi làm ở bất cứ đâu, khi nghỉ việc, người lao động cần phải nhớ đến việc chốt sổ nhé!

2.7 Thủ tục và hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội

Thủ tục và hồ sơ chốt sổ BHXH
Thủ tục và hồ sơ chốt sổ BHXH

– Đối với doanh nghiệp:

Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành làm hồ sơ báo giảm lao động điện tử.

Bước 2: Doanh nghiệp làm hồ sơ chốt sổ qua đường bưu điện.

– Đối với người lao động:

Người lao động cần mang những giấy thời sau đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tham gia bảo hiểm xã hội:

– CMND/CCCD photo (kèm bản chính đối chiếu). Nếu nộp qua bưu điện thì CMND/CCCD sao y.

– Sổ BHXH bản gốc

– Một số tờ khai khác mà cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu

2.8 Dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội uy tín, hỗ trợ toàn quốc

Dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội
Dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội

Do nhận thấy hiện nay có nhiều người lao động đã và đang gặp rắc rối với sổ bảo hiểm của mình nên AZTAX đang tiếp tục triển khai dịch vụ hỗ trợ người lao động toàn phần. Bao gồm tư vấn miễn phíhỗ trợ thực hiện với chi phí hết sức ưu đãi. Quy trình thực hiện dịch vụ của AZTAX như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin sơ bộ

AZTAX sẽ tiếp nhận và tư vấn sơ bộ cho khách hàng về các thực trạng hồ sơ của khách hàng. Theo đó chúng tôi sẽ hướng dẫn cơ bản cho quý khách hiểu hồ sơ của mình cần phải làm thế nào. Nếu quý khách cần dịch vụ hỗ trợ làm thay, AZTAX sẽ xin lại thông tin bao gồm:

– Họ và tên:

– Số CMND/CCCD/Mã BHXH (dùng để tra cứu thông tin):

– Số điện thoại liên hệ:

*AZTAX cam kết mọi thông tin mà chúng tôi thu thập đều chỉ phục vụ cho mục đích tra cứu thông tin để hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm nếu có sự cố về bảo mật thông tin.

Bước này sẽ mất khoảng 01 ngày làm việc.

Bước 2. Tư vấn sơ bộ về dịch vụ

Sau khi có kết quả tra cứu, tư vấn viên của AZTAX sẽ trình bày rõ ràng với quý khách về thực trạng hồ sơ. Thực tế hồ sơ này sẽ cần làm những bước nào. Sau cùng, chúng tôi sẽ thông báo với quý khách hàng các vấn đề sau:

– Gói dịch vụ phù hợp

– Những gì AZTAX sẽ thực hiện

– Chi phí và thời gian thực hiện

Nếu khách hàng đồng ý với đề xuất dịch vụ, AZTAX sẽ tiến hành hỗ trợ bước sau.

Bước 3. Nhận hồ sơ

Chuyên viên sẽ hướng dẫn và nhận hồ sơ từ khách hàng qua chuyển phát nhanh hoặc bộ phận giao nhận của công ty và tiến hành tạo hồ sơ, thêm khách hàng vào nhóm theo dõi hồ sơ. Từ đây, mọi thắc mắc về hồ sơ, quý khách hàng hoàn toàn có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ của AZTAX.

Bước 4: Thực hiện hồ sơ

Đội ngũ AZTAX sẽ tiến hành lên lịch và thực hiện hồ sơ, theo dõi trạng thái hồ sơ, xử lý các phát sinh về hồ sơ cho đến khi có kết quả hồ sơ.

Bước 5. Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Sau thời gian dự kiến, AZTAX nhận kết quả và thông báo cho quý khách hàng. Kết quả có thể được gửi qua bưu điện, chuyển phát nhanh, bộ phận giao nhận của công ty hoặc khách hàng có thể đến lấy trực tiếp.

*Nếu cần tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng để lại thông tin theo cú pháp: 

– Tên

– Số CMND/CCCD đã đăng ký bảo hiểm xã hội,

– Số điện thoại

Kết quả tra cứu sẽ có sau 1 ngày làm việc từ khi tư vấn viên tiếp nhận thông tin.

3. Gộp sổ bảo hiểm xã hội

Gộp sổ bảo hiểm xã hội là vấn đề rắc rối tiếp theo mà nhiều người lao động gặp phải. Rất nhiều trường hợp không biết vì sao mình có hơn 01 số sổ. Cũng có trường hợp người lao động sở hữu lên đến hơn 10 số sổ nhưng không rõ cách xử lý. AZTAX sẽ thông tin về vấn đề này bên dưới:

3.1 Gộp sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Gộp sổ bảo hiểm xã hội là quá trình tổng hợp tất cả thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người tham gia vào 01 quyển sổ duy nhất và hoàn chỉnh. Thủ tục này nhằm thống nhất tất cả thông tin về việc tham gia bảo hiểm xã hội.

Gộp sổ BHXH là gì?
Gộp sổ BHXH là gì?

3.2 Vì sao phải gộp sổ bảo hiểm xã hội?

Theo như quy định của Nhà nước, mỗi người lao động chỉ có duy nhất 01 số định danh sổ bảo hiểm xã hội. Vì vậy khi một người lao động có từ hai hay nhiều sổ bảo hiểm thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm để cộng dồn thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Vì sao phải gộp sổ BHXH?
Vì sao phải gộp sổ BHXH?

3.3 Nếu không gộp được sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ gặp những rắc rối nào?

Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ quan trọng để xét duyệt chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong trường hợp có nhiều sổ mà không gộp sổ thì người lao động sẽ gặp những rắc rối sau:

Không thể thực hiện các hồ sơ cần thiết để nhận bất cứ một chế độ bảo hiểm nào. Nghĩa là toàn bộ các chế độ đều không được hỗ trợ, bao gồm: Chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất;

– Dễ bị trùng hồ sơ;

Sai thông tin vì có quá nhiều sổ;

Và nhiều rắc rối khác,….

Từ đó, ta thấy được thủ tục gộp sổ là rất quan trọng. Do vậy, khi có nhiều hơn 01 sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động cần nhanh chóng thực hiện thủ tục gộp sổ để tránh những rắc rối có thể phát sinh làm tốn thời gian và chi phí của mình. 

3.4 Có quá nhiều sổ bảo hiểm xã hội, có gộp được không?

Khi có quá nhiều sổ bảo hiểm xã hội, người lao động hoàn toàn được gộp tất cả các sổ bảo hiểm mình đang có mà không bị giới hạn số lượng sổ. Chi tiết hơn bạn xem phần bên dưới nhé.

3.5 Làm thế nào để gộp sổ bảo hiểm xã hội khi chưa có sổ?

Đối với trường hợp chưa có sổ bảo hiểm xã hội do mất sổ, người lao động cần thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đã mất. Sau khi có đầy đủ số lượng sổ, người lao động lúc này có thể thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp chưa có sổ bảo hiểm xã hội do chưa chốt sổ, thì người lao động cần quay lại về doanh nghiệp cũ để thực hiện thủ tục chốt sổ. Sau đó, người lao động có thể thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội.

Bạn có thể xem qua về các thủ tục nêu trên tại đây:

Chốt sổ bảo hiểm xã hội

Làm lại sổ bảo hiểm xã hội

3.6 Các rắc rối pháp lý khác xoanh quanh việc gộp sổ bảo hiểm và cách xử lý

Các vấn đề pháp lý về gộp sổ bảo hiểm xã hội
Các vấn đề pháp lý về gộp sổ bảo hiểm xã hội

a) Có nhiều hơn 01 sổ bảo hiểm ở khác tỉnh

Việc gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh sẽ thực hiện được nếu các sổ bảo hiểm của người lao động tham gia không bị trùng lặp thời gian đóng. Tuy nhiên, thời gian thực hiện gộp sổ BHXHlúc này sẽ lâu hơn, tối đa 45 ngày theo quy định hiện hành.

b) Có nhiều sổ và có sổ đã nhận bảo hiểm thất nghiệp

Trong trường hợp người lao động có nhiều sổ bảo hiểm. Trong đó, có sổ đã nhận trợ cấp thì vẫn có thể làm hồ sơ gộp sổ bình thường. Lúc này, bạn có thể gặp một vài rắc rối về việc hoàn trả tiền trợ cấp thất nghiệp. Bạn có thể liên hệ AZTAX để được hướng dẫn hỗ trợ.

c) Có 02 sổ, trong đó 01 sổ đã nhận bảo hiểm một lần

Trong trường hợp này, người lao động cần làm hồ sơ hoàn trả lại tiền bảo hiểm xã nhận. Sau đó, thực hiện thủ tục gộp tất cả các sổ bảo hiểm xã hội. Sau khi gộp xong, lúc này người lao động có thể thực hiện thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần.

d) Có nhiều sổ nhưng có sổ chưa được chốt quá trình tham gia

Đối với trường hợp này, người lao động cần thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội nào chưa chốt. Sau khi chốt hết tất cả các sổ hiện có, người lao động có thể thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội.

3.7 Thủ tục và hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội

Thủ tục và hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội
Thủ tục và hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội

Thủ tục gộp sổ sẽ được tiến hành theo trình tự như sau:

a) Đối với người lao động

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK1-TS)

– Tất cả các sổ BHXH đang có

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;

Bước 2: Người lao động nộp trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội quận hoặc huyện nơi đang đang tham gia bảo hiểm.

Bước 3: Chờ và nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội

LƯU Ý: Người lao động nhớ mang theo CMND/CCCD bản photo kèm bản gốc để đối chiếu.

b) Đối với người sử dụng lao động

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ. Hồ sơ người sử dụng lao động cần chuẩn bị bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH theo mẫu TK1-TS;

– Tất cả sổ BHXH của người lao động;

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;

– Bảng kê thông tin đối với doanh nghiệp theo mẫu D01-TS.

Bước 2: Nộp bộ hồ sơ như trên qua bưu điện.

Bước 3: Chờ và nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội

3.8 Dịch vụ hỗ trợ gộp sổ bảo hiểm xã hội, hỗ trợ nhanh chóng, toàn quốc

Dịch vụ gộp sổ bảo hiểm xã hội
Dịch vụ gộp sổ bảo hiểm xã hội

Những quy định và thủ tục bảo hiểm xã hội đã và đang khiến người lao động cảm thấy khó khăn trong việc làm hồ sơ. Hiểu được vấn đề đó đó,  AZTAX đã triển khai dịch vụ gộp sổ BHXH. Dịch vụ này sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích như sau:

– Dễ dàng hoàn tất các thủ tục gộp sổ;

– Được hỗ trợ giải quyết tất tần tật từ việc chuẩn bị hồ sơ cho đến quy trình thủ tục;

– Tư vấn và giải đáp các thắc mắc mà khách hàng đang vướng phải khi gộp sổ bảo hiểm xã hội;

– Tránh các rủi ro về pháp lý;

– Tiết kiệm thời gian và chi phí phát khi sử dụng dịch vụ.

Khi sử dụng dịch vụ gộp sổ tại AZTAX, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin liên quan, chúng tôi sẽ hoàn thành các loại hồ sơ giấy tờ cần thiết và thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Quy trình thực hiện dịch vụ của AZTAX như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin sơ bộ

AZTAX sẽ tiếp nhận và tư vấn sơ bộ cho khách hàng về các thực trạng hồ sơ của khách hàng. Theo đó chúng tôi sẽ hướng dẫn cơ bản cho quý khách hiểu hồ sơ của mình cần phải làm thế nào. Nếu quý khách cần dịch vụ hỗ trợ làm thay, AZTAX sẽ xin lại thông tin bao gồm:

– Họ và tên:

– Số CMND/CCCD/Mã BHXH (dùng để tra cứu thông tin):

– Số điện thoại liên hệ:

*AZTAX cam kết mọi thông tin mà chúng tôi thu thập đều chỉ phục vụ cho mục đích tra cứu thông tin để hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm nếu có sự cố về bảo mật thông tin.

Bước này sẽ mất khoảng 01 ngày làm việc.

Bước 2. Tư vấn sơ bộ về dịch vụ

Sau khi có kết quả tra cứu, tư vấn viên của AZTAX sẽ trình bày rõ ràng với quý khách về thực trạng hồ sơ. Thực tế hồ sơ này sẽ cần làm những bước nào. Sau cùng, chúng tôi sẽ thông báo với quý khách hàng các vấn đề sau:

– Gói dịch vụ phù hợp

– Những gì AZTAX sẽ thực hiện

– Chi phí và thời gian thực hiện

Nếu khách hàng đồng ý với đề xuất dịch vụ, AZTAX sẽ tiến hành hỗ trợ bước sau.

Bước 3. Nhận hồ sơ từ khách hàng

Chuyên viên sẽ hướng dẫn và nhận hồ sơ từ khách hàng qua chuyển phát nhanh hoặc bộ phận giao nhận của công ty và tiến hành tạo hồ sơ, thêm khách hàng vào nhóm theo dõi hồ sơ. Từ đây, mọi thắc mắc về hồ sơ, quý khách hàng hoàn toàn có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ.

Bước 4: Thực hiện hồ sơ

Đội ngũ AZTAX sẽ tiến hành lên lịch và thực hiện hồ sơ, theo dõi trạng thái hồ sơ, xử lý các phát sinh về hồ sơ cho đến khi có kết quả hồ sơ.

Bước 5. Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Sau thời gian dự kiến, AZTAX nhận kết quả và thông báo cho quý khách hàng. Kết quả có thể được gửi qua bưu điện, chuyển phát nhanh, bộ phận giao nhận của công ty hoặc khách hàng có thể đến lấy trực tiếp.

*Nếu cần tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng để lại thông tin theo cú pháp: 

– Tên

– Số CMND/CCCD đã đăng ký bảo hiểm xã hội,

– Số điện thoại

Kết quả tra cứu sẽ có sau 1 ngày làm việc từ khi tư vấn viên tiếp nhận thông tin.

4. Làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Làm lại sổ bảo hiểm xã hội là một trong những thủ tục cơ bản về sổ bảo hiểm. Có thể nói, quá trình làm lại sổ bảo hiểm là quá trình đơn giản nhất trong tất cả những thủ tục nêu trên. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!

4.1 Làm lại sổ bảo hiểm xã hội là gì? Mất sổ bảo hiểm có làm lại được không?

Làm lại sổ bảo hiểm xã hội là thủ tục được thực hiện khi bạn có tham gia bảo hiểm nhưng chẳng may làm mất sổ hoặc sổ bị hư hỏng. Có nhiều lý do để làm lại sổ mà chúng tôi sẽ nói rõ ở phần bên dưới. Tại đây, AZTAX muốn khẳng định lại với người lao động rằng: “Mất sổ bảo hiểm xã hội vẫn có thể làm lại được một cách bình thường”.

Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội
Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội

4.2 Vì sao phải làm lại sổ bảo hiểm xã hội? Không làm lại sổ bảo hiểm xã hội có được không?

Như đã nêu, có rất nhiều trường hợp cần phải làm lại sổ bảo hiểm xã hội, trong đó, những lý do thường thấy nhất bao gồm:

– Người lao động làm mất sổ bảo hiểm;

– Người lao động không được phát sổ bảo hiểm do công ty không bàn giao sổ;

– Người lao động đã làm hồ sơ nhận trợ cấp và không nhận kết quả từ bảo hiểm xã hội;

– Sổ BHXH bị sai lệch thông tin cá nhân;

– Sổ BHXH bị rách, hỏng.

Và còn một số trường hợp hi hữu khác dẫn đến việc người lao động dù có số sổ nhưng không có sổ trên tay. Lúc này, chúng ta phải làm lại sổ. Thực tế, việc có chọn làm lại sổ bảo hiểm hay không là do người lao động. Nhưng như đã đề cập rất nhiều ở bên trên, nếu không có sổ, người lao động không thể làm được hồ sơ nhận trợ cấp nào cả. Vậy nên, buộc phải làm lại khi mất sổ BHXH.

Vì sao phải làm lại sổ BHXH?
Vì sao phải làm lại sổ BHXH?

4.3 Có giới hạn số lần làm lại sổ hay không?

Luật không hề quy định về số lần làm lại sổ của người lao động. Nghĩa là, nếu bạn chẳng may làm mất sổ, bạn có thể làm lại được với số lần không hạn chế. Tuy nhiên, nếu trong khoảng thời gian ngắn mà người lao động làm lại sổ quá nhiều lần thì vẫn có thể bị từ chối. Vì sao lại như thế?

Theo một báo cáo vào đầu năm 2020, cuộc tổng thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cho kết quả có rất nhiều trường hợp mua bán sổ bảo hiểm. Thậm chí, có một quyển sổ đã được làm lại và được ủy quyền nhận trợ cấp lên đến 10 lần. 

Từ đó ta thấy, có một bộ phận đã lợi dụng lỗ hổng của hệ thống bảo hiểm và thực hiện hành vi trục lợi từ quỹ. Đây là hành vi đáng được lên án và những ai đã thực hiện nó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy nên, quy định làm lại sổ được siết chặt chẽ hơn. Bạn không thể làm lại sổ ngay nếu vừa làm lại được sổ vào tháng trước, cũng không thể nộp hồ sơ nếu vừa nộp tại cơ quan bảo hiểm khác.

4.4 Các rắc rối pháp lý khác xoanh quanh việc làm lại sổ bảo hiểm và cách xử lý

Tại phần này, chúng tôi sẽ nói nhanh về cách xử lý làm lại sổ trong một số trường hợp nhất định:

Các vấn đề pháp lý về làm lại sổ bảo hiểm xã hội
Các vấn đề pháp lý về làm lại sổ bảo hiểm xã hội

a) Làm lại sổ bảo hiểm xã hội do sai thông tin

Trong trường hợp sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin, ta cần điều chỉnh thông tin sao cho khớp từ hệ thống đến sổ cứng. Cụ thể hơn, chúng tôi sẽ nêu ra một vài trường hợp sai sót và hồ sơ hồ sơ cần thiết để xử lý:

(1) Sai họ và tên:

+ Người lao động:

– Sổ BHXH (bản gốc)

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản photo) 

– Giấy khai sinh (bản sao)

– Hồ sơ khác theo yêu cầu của bảo hiểm (người lao động sẽ được phát biểu mẫu)

+ Doanh nghiệp:

– Hồ sơ điều chỉnh thông tin điện tử

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản photo) 

– Giấy khai sinh (bản sao)

(2) Sai ngày tháng năm sinh

+ Người lao động:

– Sổ BHXH (bản gốc)

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản photo) 

– Giấy khai sinh (bản sao)

– Hồ sơ khác theo yêu cầu của bảo hiểm (người lao động sẽ được phát biểu mẫu)

+ Doanh nghiệp:

– Hồ sơ điều chỉnh thông tin điện tử

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản photo) 

– Giấy khai sinh (bản sao)

(3) Sai mức lương cơ bản

+ Người lao động:

– Sổ BHXH (bản gốc)

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản photo) 

– Hồ sơ khác theo yêu cầu của bảo hiểm (người lao động sẽ được phát biểu mẫu)

+ Doanh nghiệp:

– Hồ sơ điều chỉnh thông tin điện tử

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản photo) 

– Giấy khai sinh (bản sao)

– Hồ sơ truy thu (nếu có)

(4) Sai chức vụ

+ Người lao động:

– Sổ BHXH (bản gốc)

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản photo) 

– Hồ sơ khác theo yêu cầu của bảo hiểm (người lao động sẽ được phát biểu mẫu)

+ Doanh nghiệp:

– Hồ sơ điều chỉnh thông tin điện tử

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản photo) 

– Giấy khai sinh (bản sao)

– Hồ sơ truy thu (nếu có)

(5) Sai số tháng tham gia bảo hiểm

+ Người lao động:

– Sổ BHXH (bản gốc)

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản photo) 

– Hồ sơ khác theo yêu cầu của bảo hiểm (người lao động sẽ được phát biểu mẫu)

+ Doanh nghiệp:

– Hồ sơ điều chỉnh thông tin điện tử

– Hồ sơ chốt sổ

b) Làm lại sổ bảo hiểm xã hội do sổ bị hư hỏng nặng

Dù sổ BHXH đã hư hỏng vẫn có thể sử dụng làm hồ sơ nhận trợ cấp được. Tuy nhiên, trong trường hợp sổ đã bị hư hỏng quá nặng, dẫn đến không xem được thông tin chính xác thì người lao động cũng nên làm lại sổ. 

c) Làm lại sổ bảo hiểm xã hội do đã nhận bảo hiểm xã hội một lần

Nhiều người lao động cho rằng khi nhận bảo hiểm xã hội một lần xong là sổ bảo hiểm đã không còn giá trị sử dụng. Do đó, người lao động đã bỏ qua quyển sổ quan trọng này và tiếp tục làm việc trên số sổ mới. Đây là nhận định không chính xác. Thực tế thì, bạn vẫn phải sử dụng số cũ, dù đã nhận trợ cấp một lần. Do đó, trong trường hợp này, bạn cần phải làm lại sổ.

4.5 Thủ tục và hồ sơ làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Thủ tục và hồ sơ làm lại sổ BHXH
Thủ tục và hồ sơ làm lại sổ BHXH

Thủ tục làm lại sổ sẽ được tiến hành theo trình tự như sau:

a) Đối với người lao động

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK1-TS)

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;

Bước 2: Người lao động nộp trực tiếp đến cơ quan BHXH quận/huyện gần nhất

LƯU Ý: Người lao động nhớ mang theo CMND/CCCD bản photo kèm bản gốc để đối chiếu.

b) Đối với người sử dụng lao động

Bước 1: Người sử dụng lao động kê khai hồ sơ điện tử số 607

Bước 2: Nhận kết quả và bàn giao cho người lao động

4.6 Dịch vụ hỗ trợ làm lại sổ bảo hiểm xã hội toàn quốc, uy tín

Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội
Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Để hỗ trợ người lao động trong quá trình làm lại sổ bảo hiểm xã hội, AZTAX hiện cũng có triển khai dịch vụ làm lại sổ BHXH toàn quốc, uy tín. Theo đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ toàn phần cho bạn bao gồm những bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin sơ bộ

AZTAX sẽ tiếp nhận và tư vấn sơ bộ cho khách hàng về các thực trạng hồ sơ của khách hàng. Theo đó chúng tôi sẽ hướng dẫn cơ bản cho quý khách hiểu hồ sơ của mình cần phải làm thế nào. Nếu quý khách cần dịch vụ hỗ trợ làm thay, AZTAX sẽ xin lại thông tin bao gồm:

– Họ và tên:

– Số CMND/CCCD/Mã BHXH (dùng để tra cứu thông tin):

– Số điện thoại liên hệ:

*AZTAX cam kết mọi thông tin mà chúng tôi thu thập đều chỉ phục vụ cho mục đích tra cứu thông tin để hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm nếu có sự cố về bảo mật thông tin.

Bước này sẽ mất khoảng 01 ngày làm việc.

Bước 2: Tư vấn sơ bộ về dịch vụ

Sau khi có kết quả tra cứu, tư vấn viên của AZTAX sẽ trình bày rõ ràng với quý khách về thực trạng hồ sơ. Thực tế hồ sơ này sẽ cần làm những bước nào. Sau cùng, chúng tôi sẽ thông báo với quý khách hàng các vấn đề sau:

– Gói dịch vụ phù hợp

– Những gì AZTAX sẽ thực hiện

– Chi phí và thời gian thực hiện

Nếu khách hàng đồng ý với đề xuất dịch vụ, AZTAX sẽ tiến hành hỗ trợ bước sau.

Bước 3: Nhận hồ sơ

Chuyên viên sẽ hướng dẫn và nhận hồ sơ từ khách hàng qua chuyển phát nhanh hoặc bộ phận giao nhận của công ty và tiến hành tạo hồ sơ, thêm khách hàng vào nhóm theo dõi hồ sơ. 

Từ đây, mọi thắc mắc về hồ sơ, quý khách hàng hoàn toàn có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ.

Bước 4: Thực hiện hồ sơ

Đội ngũ AZTAX sẽ tiến hành lên lịch và thực hiện hồ sơ, theo dõi trạng thái hồ sơ, xử lý các phát sinh về hồ sơ cho đến khi có kết quả hồ sơ.

Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Sau thời gian dự kiến, AZTAX nhận kết quả và thông báo cho quý khách hàng. Kết quả có thể được gửi qua bưu điện, chuyển phát nhanh, bộ phận giao nhận của công ty hoặc khách hàng có thể đến lấy trực tiếp.

*Nếu cần tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng để lại thông tin theo cú pháp: 

– Tên

– Số CMND/CCCD đã đăng ký bảo hiểm xã hội,

– Số điện thoại

Kết quả tra cứu sẽ có sau 1 ngày làm việc từ khi tư vấn viên tiếp nhận thông tin.

Bạn thấy đấy, sổ bảo hiểm xã hội tuy chỉ là một trong những chứng từ làm hồ sơ thôi nhưng lại khá quan trọng đối với người lao động. Việc hiểu đúng quy định để điều chỉnh sổ kịp thời là hết sức cần thiết, nhất là đối với các hồ sơ có thời hạn nộp trong giai đoạn hiện nay.

Đừng ngần ngại liên hệ ngay AZTAX theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí về dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện sổ bảo hiểm với chi phí cực kỳ ưu đãi.

5/5 - (10 bình chọn)
5/5 - (10 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon