Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024

Bạn đang quan tâm đến việc khởi đầu kinh doanh lữ hành nội địa và muốn hiểu rõ về quy trình xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa? Để giúp bạn nắm bắt được thông tin một cách chi tiết và đầy đủ nhất, hãy cùng AZTAX khám phá các điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi nhé!

1. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam cần tuân thủ các điều kiện sau:

Là doanh nghiệp đăng ký hoạt động dịch vụ lữ hành: Doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp theo quy định về pháp luật doanh nghiệp và đăng ký hoạt động dịch vụ lữ hành.

Ký quỹ tại ngân hàng cho dịch vụ lữ hành nội địa: Mức ký quỹ hiện tại là 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng), một chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Yêu cầu về bằng cấp và chuyên môn cho người phụ trách kinh doanh: Người này cần có tối thiểu bằng trung cấp chuyên ngành lữ hành. Trường hợp bằng cấp chuyên ngành khác, cần bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Các chuyên ngành được chấp nhận bao gồm:

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Quản trị lữ hành
  • Điều hành tour du lịch
  • Marketing du lịch
  • Du lịch
  • Du lịch lữ hành
  • Quản lý và kinh doanh du lịch
  • Quản trị du lịch MICE
  • Đại lý lữ hành
  • Hướng dẫn du lịch

Lưu ý về bằng cấp: Đối với các bằng tốt nghiệp có các từ khóa “du lịch,” “lữ hành,” hoặc “hướng dẫn du lịch” từ cơ sở giáo dục Việt Nam hoặc nước ngoài trước khi Thông tư 06/2017 có hiệu lực, đều được chấp nhận. Nếu bằng không ghi rõ chuyên ngành này, cần bổ sung bảng điểm hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành nghề phù hợp.

Yêu cầu đào tạo bổ sung cho ngành lữ hành nội địa: Trường hợp người phụ trách không có bằng cấp chuyên ngành, họ cần tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa với các nội dung sau:

  • Kiến thức cơ sở: Hệ thống chính trị, pháp luật về du lịch, tổng quan du lịch, marketing du lịch, tâm lý khách hàng và giao tiếp.
  • Kiến thức chuyên ngành: Tổng quan doanh nghiệp lữ hành, thị trường và sản phẩm du lịch, thiết kế và định giá chương trình, khu du lịch Việt Nam, nghiệp vụ điều hành, bán hàng, chăm sóc khách hàng, thủ tục hàng không nội địa và ứng dụng công nghệ thông tin.
  • Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa: Cung cấp kinh nghiệm thực tiễn trong điều hành các tour du lịch nội địa.
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

Xem thêm: Xin giấy phép kinh doanh mất bao lâu? Hết bao nhiều tiền?

2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 2024

Trong bối cảnh ngành du lịch nội địa đang hồi phục mạnh mẽ, thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 2024 trở thành yếu tố then chốt cho các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường. Với những quy định mới từ cơ quan quản lý, việc nắm rõ các bước và yêu cầu trong quy trình cấp phép không chỉ đảm bảo tính hợp pháp mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín với khách hàng.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 2024
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 2024

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Để được xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành: Theo Mẫu số 01 Phụ lục II, ban hành kèm Thông tư số 04/2024/TT-BVHTTDL, ngày 26/6/2024.
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nhằm Chứng minh doanh nghiệp đã ký quỹ đúng quy định.
  • Bản sao chứng thực Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
  • Bằng cấp và chứng chỉ của người phụ trách dịch vụ lữ hành:
    • Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành lữ hành.
    • Hoặc, nếu thuộc chuyên ngành khác, cần kèm theo chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
    • Đối với văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp, cần được công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo hai hình thức: nộp trực tiếp tại Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc gửi qua đường bưu điện.

Thời hạn xử lý hồ sơ: Trong thời gian 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh sẽ tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp. Nếu có lý do từ chối, cơ quan này sẽ thông báo bằng văn bản, nêu rõ nguyên nhân.

Bước 3: Lệ phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Mức phí xin Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là 1.500.000 đồng/giấy phép, theo quy định tại Thông tư số 43/2024/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thông tư này quy định mức thu và một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết 31 tháng 12 năm 2024.

Xem thêm: Kinh doanh bể bơi cần thủ tục gì?

3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch, mang lại trải nghiệm phong phú cho du khách. Để hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp này không chỉ cần nắm vững quyền lợi mà còn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa

Theo Điều 37 của Luật Du lịch 2017, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành nội địa tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Thiết kế, quảng bá, bán và tổ chức các dịch vụ du lịch cũng như tour cho khách du lịch nội địa.
  • Đảm bảo duy trì đủ các điều kiện cần thiết để hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; công khai tên doanh nghiệp cùng số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên các tài liệu quảng cáo và trong giao dịch điện tử.
  • Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành và gửi hồ sơ liên quan đến người phụ trách mới cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong vòng 15 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.
  • Cung cấp thông tin chi tiết về chương trình, dịch vụ và các điểm đến du lịch cho khách hàng.
  • Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong suốt thời gian diễn ra chương trình, trừ khi khách đã có bảo hiểm cho toàn bộ chuyến đi.
  • Thuê hướng dẫn viên du lịch để phục vụ khách hàng theo hợp đồng lữ hành, đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động của họ trong suốt quá trình hướng dẫn.
  • Thực hiện phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ các quy định pháp luật và ứng xử văn minh tại địa phương; phối hợp với các cơ quan nhà nước để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách trong suốt chương trình.
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ báo cáo, thống kê, kế toán và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
  • Đảm bảo an toàn cho khách du lịch về tính mạng, sức khỏe và tài sản; nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng về các tai nạn, rủi ro liên quan đến khách và có biện pháp khắc phục.
  • Quản lý khách du lịch theo chương trình đã thỏa thuận trước đó với khách du lịch.

4. Dịch vụ tư vấn xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa của AZTAX

Bên cạnh dịch vụ thành lập công ty lữ hành thì AZTAX còn cung cấp dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho quý khách hàng, doanh nghiệp nào có nhu cầu.

Dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa của AZTAX
Dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa của AZTAX

Nội dung dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa tại AZTAX bao gồm như sau:

  • Tư vấn các điều kiện cần thiết để đăng ký cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.
  • Hướng dẫn khách hàng trong việc cung cấp thông tin cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép.
  • Soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa một cách chính xác và đầy đủ.
  • Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết để xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.
  • Thảo luận và cung cấp thông tin cho khách hàng trong suốt quá trình cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.
  • Nhận và chuyển giao giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Như vậy, việc xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và thủ tục theo quy định pháp luật. Nếu có điều gì cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc hãy liên hệ đến AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn miễn phí nhé!

Xem thêm: Bán hàng xách tay cần giấy tờ gì?

Xem thêm: Bán vỉa hè có cần giấy phép kinh doanh không?

5. Một số câu hỏi thường gặp về giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

5.1 Cần bao nhiều tiền để có thể kinh doanh lữ hành nội địa?

Để tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nội địa, bạn cần thực hiện thủ tục ký quỹ tại ngân hàng với số tiền tối thiểu là 100 triệu đồng. Mặc dù không có yêu cầu cụ thể về vốn điều lệ, nhưng mức vốn này thường phản ánh độ tin cậy của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn nên lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hình ảnh và sự đánh giá từ khách hàng cũng như đối tác.

5.2 Đối tượng khác hàng của dịch vụ lữ hành nội địa là ai?

Dịch vụ lữ hành nội địa chỉ được cung cấp cho công dân Việt Nam và những người nước ngoài có giấy phép cư trú tại Việt Nam. Doanh nghiệp không được phép phục vụ khách du lịch là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài khi họ đến Việt Nam để du lịch.

5.3 Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa nộp ở đâu?

Hồ sơ cần nộp tại Tổng cục Du lịch, và bạn sẽ nhận được kết quả trong thời gian 10 ngày. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau: Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; Bản sao công chứng Giấy phép kinh doanh; Giấy chứng nhận ký quỹ tại ngân hàng; Bản sao công chứng quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người phụ trách dịch vụ lữ hành; Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp hoặc các chứng chỉ liên quan của người phụ trách dịch vụ lữ hành.

5.4 Hộ kinh doanh có được kinh doanh lữ hành nội địa không?

Cá nhân hoặc tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải thành lập doanh nghiệp và đăng ký ngành nghề du lịch. Vì vậy hộ kinh doanh không được kinh doanh lữ hành nội địa.

5.5 Công ty nước ngoài có được kinh doanh du lịch lữ hành nội địa không?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ đưa khách quốc tế vào Việt Nam (Inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của du lịch đưa khách vào du lịch Việt Nam. Không được phép kinh doanh du lịch lữ hành nội địa.

5/5 - (5 bình chọn)
5/5 - (5 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon