Work permit là tài liệu quan trọng để người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Vậy work permit là gì? Những đối tượng không cần phải xin work permit? Cần những điều kiện gì để xin Work Permit? Cùng AZTAX khám phá những vẫn đề trên trong bài viết dưới đây nhé!
1. Work permit là gì?
Giấy phép lao động, hay còn gọi là Work Permit, là một giấy tờ cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép này ghi rõ thông tin về tên tổ chức doanh nghiệp, địa chỉ, vị trí công việc, chức danh, trình độ chuyên môn và Thời hạn của giấy phép lao động không vượt quá 2 năm.
Lưu ý: Nếu người nước ngoài đã có work permit nhưng muốn thay đổi công việc (ví dụ: nhà tuyển dụng hoặc vị trí làm việc khác), họ vẫn phải xin work permit mới.
Người lao động nước ngoài làm việc tại một tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải có work permit và ký hợp đồng lao động.
2. Những đối tượng không cần phải xin work permit
Những trường hợp không cần xin giấy phép lao động bao gồm: người theo các hiệp định quốc tế có Việt Nam tham gia, luật sư có giấy phép hành nghề tại Việt Nam, người làm việc dưới 3 tháng, sinh viên quốc tế, cổ đông hoặc chủ công ty tại Việt Nam, và nhân viên tổ chức quốc tế, phi chính phủ với vai trò quản lý theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-NP, các trường hợp không cần phải xin work permit tại Việt Nam gồm có:
- Người nước ngoài giữ vai trò trưởng văn phòng đại diện, quản lý dự án hoặc chịu trách nhiệm chính cho hoạt động của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ tại Việt Nam.
- Người nước ngoài vào Việt Nam dưới 3 tháng để tiếp thị, giới thiệu dịch vụ.
- Người nước ngoài đến Việt Nam dưới 3 tháng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp, có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia trong nước không thể xử lý.
- Luật sư nước ngoài đã được cấp phép hành nghề tại Việt Nam.
- Người nước ngoài thuộc diện các hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia.
- Người nước ngoài kết hôn và chung sống với người Việt Nam.
- Người nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH với giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Người nước ngoài là chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có vốn góp từ 3 tỷ đồng.
- Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp trong 11 ngành gồm: Kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
- Người nước ngoài đến Việt Nam để tư vấn chuyên môn, kỹ thuật, hoặc thực hiện nhiệm vụ trong các chương trình, dự án ODA.
- Người nước ngoài được Bộ Ngoại giao cấp phép hoạt động thông tin và báo chí tại Việt Nam.
- Người nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cử sang Việt Nam giảng dạy tại các trường quốc tế hoặc các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc.
- Tình nguyện viên nước ngoài làm việc không hưởng lương tại Việt Nam trong khuôn khổ các hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Người nước ngoài làm quản lý, giám đốc, chuyên gia hoặc kỹ thuật viên làm việc dưới 30 ngày và không quá 3 lần mỗi năm tại Việt Nam.
- Người nước ngoài thực hiện các thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa cơ quan, tổ chức Trung ương hoặc cấp tỉnh với đối tác nước ngoài.
- Học sinh, sinh viên nước ngoài tham gia thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp ở Việt Nam theo thỏa thuận với cơ sở đào tạo nước ngoài; học viên thực tập trên tàu biển Việt Nam.
- Thân nhân của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
- Người nước ngoài có hộ chiếu công vụ làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị-xã hội.
- Người nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Người nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận để giảng dạy, nghiên cứu tại Việt Nam.
Như vậy, theo những quy định trên các trường hợp không cần phải xin work permit như sau:
- Những người được quy định trong các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Luật sư nước ngoài có giấy phép hành nghề tại Việt Nam.
- Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để làm việc với thời hạn dưới 3 tháng.
- Học sinh, sinh viên nước ngoài đang học tại Việt Nam.
- Cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc chủ sở hữu công ty tại Việt Nam.
- Nhân viên của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam có chức danh như trưởng văn phòng đại diện, trưởng dự án và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện cấp work permit cho người nước ngoài
Điều kiện để cấp work permit cho người nước ngoài gồm: nhập cảnh bằng visa đúng loại (ĐT, LĐ, DN) với thời hạn từ 3 đến 12 tháng, visa còn hiệu lực khi xin giấy phép, có bằng cấp hoặc chứng chỉ nghề phù hợp với công việc, và có doanh nghiệp tại Việt Nam bảo lãn
Để đáp ứng các điều kiện để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, cá nhân cần đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu sau đây của Cơ quan thẩm quyền:
- Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng visa Việt Nam có ký hiệu ĐT (ĐT1, ĐT2), LĐ, DN (DN1, DN2) với thời hạn từ 3 tháng, 6 tháng, hoặc 12 tháng.
- Công dân ngoại quốc phải có visa Việt Nam còn hiệu lực trong thời gian xin cấp giấy phép lao động.
- Người ngoại quốc đang làm việc theo chuyên môn có bằng cấp được đào tạo, hoặc cấp chứng chỉ nghề nghiệp, bao gồm cả giáo viên nước ngoài cần xin giấy phép lao động.
- Có tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam đứng ra bảo lãnh cho người nước ngoài đang làm việc.
4. Hướng dẫn làm work permit cho người nước ngoài
Dưới đây là những giai đoạn quan trọng trong quá trình xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài:
4.1 Chuẩn bị hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài
Trước khi tiến hành thủ tục xin visa và giấy phép lao động, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ quan trọng theo yêu cầu sau:
- Điền đầy đủ tờ khai xin cấp giấy phép lao động theo hướng dẫn.
- Hộ chiếu gốc còn hạn trên 2 năm so với thời hạn của giấy phép lao động.
- 02 ảnh thẻ kích thước 4x6cm, chụp trên nền trắng, không đeo kính.
- Giấy khám sức khỏe từ các bệnh viện đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu.
- Bằng cấp đại học, chứng nhận nghề nghiệp, chứng chỉ… được dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự. Bằng cấp phải phù hợp với chuyên môn của vị trí làm việc của người nước ngoài trong công ty.
- Lý lịch tư pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài, đã được dịch thuật công chứng.
- Xác nhận kinh nghiệm làm việc, đã được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
- Văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài từ UBND cấp tỉnh, thành phố cho công ty.
4.2 Các bước làm giấy phép lao động cho người nước ngoài
Đã đến giai đoạn này, chắc chắn bạn không còn băn khoăn về “work permit là gì” nữa, mà thay vào đó là những vấn đề liên quan đến thủ tục làm work permit cho người nước ngoài. Theo quy trình, quá trình xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài sẽ bao gồm 4 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xin văn bản phê duyệt sử dụng lao động nước ngoài
Đầu tiên, doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài sẽ thực hiện bước này. Cụ thể, họ sẽ nộp công văn giải trình với UBND cấp tỉnh/ thành phố nơi mà người nước ngoài và doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để xin cấp work permit
Hồ sơ chi tiết về thủ tục làm work permit đã được Vietnam Booking cập nhật như đã trình bày ở trên. Ở bước này, bạn phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, vì chỉ khi hồ sơ hoàn chỉnh thì thời gian xét duyệt work permit mới được đảm bảo.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin work permit cho người nước ngoài
Sau khi hoàn thành hồ sơ, bạn cần mang đến nộp tại Bộ/ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại tỉnh/ thành phố tương ứng. Để work permit được chấp thuận, hồ sơ phải đầy đủ và chính xác, tránh tình trạng phải bổ sung nhiều lần.
Bước 4: Chờ thẩm tra hồ sơ và nhận kết quả work permit
Thường mất từ 10 đến 30 ngày để Cơ quan thẩm quyền xem xét và chấp thuận hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Sau thời gian này, nếu mọi thủ tục diễn ra suôn sẻ, bạn sẽ nhận được work permit. Khi có giấy phép lao động trong tay, nên kiểm tra kỹ các thông tin để kịp thời điều chỉnh, tránh sai sót không cần thiết.
5. Chi phí làm work permit cho người nước ngoài
Phí xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài được quy định trong Thông tư 250/2016/TT-BTC. Chi tiết về mức thu phí, lệ phí cho việc sử dụng lao động nước ngoài có sự khác biệt tại 63 tỉnh thành như sau:
STT | Tỉnh, thành | Mức lệ phí (VND) | Văn bản quy định |
1 | An Giang | 600.000 | Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND |
2 | Bà Rịa – Vũng Tàu | 600.000 | Nghị quyết 63/2016/NQ-HĐND |
3 | Bắc Giang | 600.000 | Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND |
4 | Bắc Kạn | 600.000 | Nghị quyết 71/2016/NQ-HĐND |
5 | Bạc Liêu | 400.000 | Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND |
6 | Bắc Ninh | 600.000 | Nghị quyết 80/2017/NQ-HĐND |
7 | Bến Tre | 600.000 | Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND |
8 | Bình Định | 400.000 | Nghị quyết 34/2016/NQ-HĐND |
9 | Bình Dương | 600.000 | Quyết định 53/2016/QĐ-UBND* |
10 | Bình Phước | 600.000 | Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐND* |
11 | Bình Thuận | 600.000 | Nghị quyết 46/2018/NQ-HĐND* |
12 | Cà Mau | 600.000 | Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND |
13 | Cần Thơ | 400.000 | Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐND |
14 | Cao Bằng | 600.000 | Nghị quyết 79/2016/NQ-HĐND |
15 | Đà Nẵng | 600.000 | Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND |
16 | Đắk Lắk | 600.000 | Nghị quyết 10/2016/NQ-HĐND |
17 | Đắk Nông | 500.000 | Nghị quyết 54/2016/NQ-HĐND |
18 | Điện Biên | 500.000 | Nghị quyết 61/2017/NQ-HĐND |
19 | Đồng Nai | 600.000 | Nghị quyết 102/2017/NQ-HĐND |
20 | Đồng Tháp | 600.000 | Nghị quyết 103/2016/NQ-HĐND |
21 | Gia Lai | 400.000 | Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND |
22 | Hà Giang | 600.000 | Nghị quyết 77/2017/NQ-HĐND |
23 | Hà Nam | 600.000 | Nghị quyết 39/2016/NQ-HĐND |
24 | Hà Nội | 400.000 | Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND |
25 | Hà Tĩnh | 480.000 | Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND |
26 | Hải Dương | 600.000 | Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND |
27 | Hải Phòng | 600.000 | Quyết định 766/QĐ-UBNDnăm 2015 |
28 | Hậu Giang | 600.000 | Nghị quyết 24/2016/NQ-HĐND |
29 | Hòa Bình | 600.000 | Nghị quyết 40/2016/NQ-HĐND |
30 | TP Hồ Chí Minh | 600.000 | Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND |
31 | Hưng Yên | 600.000 | Nghị quyết 87/2016/NQ-HĐND |
32 | Khánh Hòa | 600.000 | Nghị quyết 36/2016/NQ-HĐND |
33 | Kiên Giang | 600.000 | Nghị quyết 144/2018/NQ-HĐND |
34 | Kon Tum | 600.000 | Nghị quyết 77/2016/NQ-HĐND |
35 | Lai Châu | 400.000 | Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND |
36 | Lâm Đồng | 1.000.000 | Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND* |
37 | Lạng Sơn | 600.000 | Nghị quyết 45/2017/NQ-HĐND |
38 | Lào Cai | 500.000 | Quyết định 125/2016/QĐ-UBND |
39 | Long An | 600.000 | Quyết định 72/2016/QĐ-UBND* |
40 | Nam Định | 600.000 | Nghị quyết 54/2017/NQ-HĐND |
41 | Nghệ An | 600.000 | Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND |
42 | Ninh Bình | 600.000 | Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND |
43 | Ninh Thuận | 400.000 | Nghị quyết 16/2017/NQ-HĐND |
44 | Phú Thọ | 600.000 | Nghị quyết 06/2016/NQ-HĐND |
45 | Phú Yên | 600.000 | Nghị quyết 27/2017/NQ-HĐND |
46 | Quảng Bình | 600.000 | Nghị quyết 07/2016/NQ-HĐND |
47 | Quảng Nam | 600.000 | Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND |
48 | Quảng Ngãi | 600.000 | Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐND |
49 | Quảng Ninh | 480.000 | Nghị quyết 62/2017/NQ-HĐND |
50 | Quảng Trị | 500.000 | Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND |
51 | Sóc Trăng | 600.000 | Nghị quyết 92/2016/NQ-HĐND |
52 | Sơn La | 600.000 | Nghị quyết 16/2016/NQ-HĐND |
53 | Tây Ninh | 600.000 | Quyết định 52/2016/QĐ-UBND |
54 | Thái Bình | 400.000 | Quyết định 3105/QĐ-UBND năm 2006 |
55 | Thái Nguyên | 600.000 | Nghị quyết 49/2016/NQ-HĐND |
56 | Thanh Hóa | 500.000 | Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND |
57 | Thừa Thiên Huế | 600.000 | Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND |
58 | Tiền Giang | 600.000 | Quyết định 12/2017/NQ-HĐND |
59 | Trà Vinh | 600.000 | Nghị quyết 34/2017/NQ-HĐND |
60 | Tuyên Quang | 600.000 | Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND |
61 | Vĩnh Long | 400.000 | Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND |
62 | Vĩnh Phúc | 600.000 | Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND |
63 | Yên Bái | 400.000 | Nghị quyết 51/2016/NQ-HĐND |
Chú ý: Đây là phí nộp hồ sơ cho Cơ quan thẩm quyền. Ngoài chi phí này, cá nhân còn phải chi thêm các khoản phí khác phát sinh trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, bao gồm: Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự cho các giấy tờ, phí khám sức khỏe, chi phí di chuyển,…
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về “work permit là gì“. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xin giấy phép lao động, thậm chí về lý lịch tư pháp, xin vui lòng liên hệ AZTAX qua hotline: 0932.383.089 để được hỗ trợ đầy đủ và chu đáo.