Quy định về truy thu bhyt khi chậm báo giảm

Truy thu bhyt khi chậm báo giảm là một trong những thủ tục bắt buộc khi doanh nghiệp bị phát hiện sai phạm. Vậy quy định về truy thu bhyt khi báo giảm hiện nay như thế nào? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Quy định về truy thu bhyt khi chậm báo giảm
Quy định về truy thu bhyt khi chậm báo giảm

1. Báo giảm lao động, báo giảm BHXH, BHYT là gì?

Báo giảm/loại bảo hiểm xã hội là nghiệp vụ mà doanh nghiệp thực hiện thường xuyên khi một người lao động nghỉ việc, bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Hành động này nhằm xác nhận với Cơ quan Bảo hiểm xã hội rằng cá nhân đã không còn làm việc tại doanh nghiệp. Đây cũng là căn cứ để thực hiện  chốt sổ BHXH.
Nếu không báo giảm BHXH theo quy định thì người lao động sẽ không thể được chốt sổ. Từ đó, các hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm một lần sẽ không được giải quyết. Thêm nữa, đối với những tháng báo giảm chậm, doanh nghiệp sẽ bị truy thu tiền BHYT.

2. Quy định về việc truy thu bhyt khi báo giảm

Quy định về việc truy thu bhyt khi báo giảm
Quy định về việc truy thu bhyt khi báo giảm
Hiện nay, việc truy thu bhyt khi chậm báo giảm được quy định như sau:

2.1. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ- BHXH

Các đơn vị, Đại lý thu phải có trách nhiệm sau:
“ Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”

2.2. Căn cứ Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16 tháng 8 năm 2017

Tại Điểm 9.7 và Điểm 10.3 Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16 tháng 8 năm 2017 về quy định về cấp và quản lý thẻ bảo hiểm y tế đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến truy thu bhyt khi chậm báo giảm như sau:
“9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.
10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.”

Ví dụ: Người lao động thôi việc từ ngày 31/07/2022

  • Doanh nghiệp báo giảm lao động từ tháng 08/2022 vào ngày 28/07/2022: Doanh nghiệp chỉ đóng vào các quỹ bảo hiểm đến tháng 07/2022 và người lao động được sử dụng thẻ BHYT đến ngày 31/07/2022.
  • Doanh nghiệp báo giảm lao động từ tháng 08/2022 vào ngày 01/08/2022: Doanh nghiệp phải đóng bổ sung giá trị BHYT từ tháng 08/2022 và người lao động được sử dụng thẻ BHYT đến ngày 31/08/2022.

Lưu ý:

  • Nếu doanh nghiệp đã lập hồ sơ tháng 08/2022 thì không được lập hồ sơ tháng 07/2022 trong các ngày còn lại của tháng 07/2022.
  • Công ty sẽ bị truy thu BHYT khi báo giảm chậm và sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nộp tiền BHYT cho những tháng báo chậm. Bên cạnh đó, người lao động không có nghĩa vụ phải đóng các khoản chi phí bị truy thu bhyt khi báo giảm muộn này.

3. Cách tính số tiền truy thu bhyt khi chậm báo giảm

Cách tính số tiền truy thu bhyt khi chậm báo giảm, truy thu 4.5% bhyt
Cách tính số tiền truy thu bhyt khi chậm báo giảm, truy thu 4.5% BHYT
Mức tiền BHYT bị truy thu sẽ được tính là 4,5% trên mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Giả sử: Mức lương của người lao động là 8.000.000 đồng. Người lao động ở đơn vị đã nghỉ việc vào tháng 3/2022 nhưng mãi đến tháng 06/2022 doanh nghiệp mới lập hồ sơ báo giảm thì:
  • Đơn vị sẽ bị truy thu tiền BHYT của các tháng 3,4,5,6 năm 2022.
  • Mức truy thu là 4,5% * 8.000.000 * 4 tháng = 1.440.000 đồng.

4. Hạch toán truy thu bhyt khi báo giảm

Để hạch toán tiền truy thu bhyt khi báo giảm, bạn có thể thực hiện theo các bước hạch toán truy thu bảo hiểm y tế nhưsau:

  • Kiểm tra thông báo giảm:
    • Xác định lý do giảm và kiểm tra thông báo giảm để hiểu rõ về mức giảm và thời gian có hiệu lực.
  • Xác định số tiền truy thu BHYT:
    • Tính toán số tiền BHYT cần truy thu dựa trên thông báo giảm và các quy định liên quan.
  • Hạch toán truy thu BHYT khi nghỉ việc:
    • Tăng tài khoản nợ “Truy thu Bảo hiểm y tế” (hoặc tương tự) trong hệ thống kế toán với số tiền cần truy thu.
    • Giảm tài khoản có tương ứng, thường là tài khoản “Phải trả lương” hoặc tài khoản liên quan đến chi phí nhân sự.
  • Lập biểu mẫu và báo cáo:
    • Điền đầy đủ thông tin vào các biểu mẫu cần thiết để báo cáo việc truy thu bảo hiểm y tế khi nghỉ việc cho cơ quan quản lý hoặc bảo hiểm xã hội.
    • Gửi các tài liệu và báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
  • Kiểm tra lại hạch toán:
    • Đảm bảo rằng các thông tin hạch toán đã được nhập đúng và chính xác.
    • Kiểm tra lại từng bước hạch toán để đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ.

Nợ tk 811/ có tk 338: phần bị truy thu BHYT
Nên loại khoản truy thu này ra khi tính thuế TNDN.

5. Dịch vụ báo giảm BHXH uy tín

Dịch vụ báo giảm BHXH uy tín
Dịch vụ báo giảm BHXH uy tín
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc truy thu bhyt khi chậm báo giảm, AZTAX đã và đang triển khai dịch vụ tăng giảm lao động trọn gói. Đến với chúng tôi, doanh nghiệp không cần lo lắng về nghiệp vụ kê khai lao động khi có phát sinh tăng/ giảm vì:
  • Cam kết hỗ trợ từ A đến Z từng vấn đề mà doanh nghiệp yêu cầu;
  • Đội ngũ nhân viên kế toán chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách;
  • Giúp giảm thiểu tối đa các khoản chi phí hợp lý cho doanh nghiệp;
  • Tiết kiệm thời gian và công sức cho công ty: Nhân viên tại AZTAX của chúng tôi sẽ thay mặt công ty của bạn chuẩn bị mọi thủ tục giấy tờ và làm việc trực tiếp với Cơ quan bảo hiểm.
Như vậy, AZTAX vừa nêu rõ truy thu bhyt khi chậm báo giảm doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm như thế nào. Nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến BHXH hãy liên hệ ngay với AZTAX để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó, đừng quên chúng tôi còn cung cấp Dịch vụ giải trình thanh tra BHXH, dịch vụ làm bảo hiểm thai sản giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả.

6. Các câu hỏi thường gặp về truy thu bhyt khi chậm báo giảm

Báo giảm thai sản muộn có bị truy thu bhyt?
Trong trường hợp công ty chị lập danh sách báo giảm chậm, công ty sẽ phải đóng số tiền Bảo hiểm Y tế (BHYT) của tháng báo chậm cho người lao động. Đối với các tháng tiếp theo trong thời gian nghỉ việc hưởng thai sản, cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) sẽ thực hiện việc đóng BHYT cho người lao động.
nghỉ không lương có bị truy thu bhyt?
Tại tháng mà người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên, người sử dụng lao động sẽ tiến hành thủ tục báo giảm lao động và không phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của tháng đó. Như vậy, người lao động trong trường hợp này sẽ không phải đóng bảo hiểm y tế.
báo giảm thai sản có bị truy thu bhyt?
Trong quá trình bạn nghỉ thai sản, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đóng bảo hiểm y tế cho bạn. Khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản và bạn không tiếp tục đi làm, bạn sẽ không thuộc đối tượng đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN) bắt buộc. Đơn vị sẽ tiến hành thủ tục báo giảm, và lúc đó thẻ BHYT của bạn sẽ hết giá trị sử dụng.
báo giảm bhxh nhưng vẫn đóng bhyt được không?
Khi đơn vị báo giảm Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT), thì thẻ BHYT sẽ không còn giá trị sử dụng kể từ thời điểm bắt đầu giảm. Tuy nhiên, trường hợp đơn vị giảm do tạm dừng đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất, thì vẫn phải đóng BHYT và thẻ BHYT sẽ vẫn có giá trị sử dụng.
hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội?
Lãi chậm nộp Bảo hiểm Xã hội (BHXH) được hạch toán vào tài khoản 811 – chi phí khác. Đây là khoản chi không thường xuyên, không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản lãi phạt chậm đóng BHXH cũng không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (4 bình chọn)
5/5 - (4 bình chọn)