Tiểu mục nộp thuế TNDN là thông tin không thể thiếu khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp. Việc xác định đúng mã tiểu mục giúp đảm bảo nộp thuế đúng nội dung, đúng khoản mục, tránh sai sót và rủi ro xử phạt hành chính. Trong năm 2025, hệ thống mã tiểu mục thuế thu nhập doanh nghiệp tiếp tục được cập nhật để phù hợp với quy định mới. Cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết cách tra cứu, ý nghĩa từng mã tiểu mục cũng như những lưu ý quan trọng để hoàn thành nghĩa vụ thuế TNDN một cách chính xác, hiệu quả nhất.
1. Mã tiểu mục nộp thuế TNDN
Mã tiểu mục nộp thuế TNDN là một yếu tố quan trọng trong việc kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Mỗi mã tiểu mục phản ánh một loại thuế cụ thể mà doanh nghiệp cần nộp, giúp cơ quan thuế phân loại và quản lý nghĩa vụ thuế chính xác.

1.1 Mã tiểu mục nộp thuế được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định về phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Mục và Tiểu mục” như sau:
Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Mục và Tiểu mục”
1. Nội dung phân loại
a) Mục dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ nội dung kinh tế theo các chính sách, chế độ thu, chi ngân sách nhà nước.
Các Mục có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Tiểu nhóm.
Các Tiểu nhóm có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Nhóm.
b) Tiểu mục là phân loại chi tiết của Mục, dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước chi tiết theo các đối tượng quản lý trong từng Mục.
…
Theo quy định hiện hành, mã tiểu mục được hiểu là phần chi tiết hóa của Mục, được sử dụng để phân loại cụ thể các khoản thu ngân sách nhà nước theo từng đối tượng quản lý thuộc phạm vi của Mục đó.
Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp, mã tiểu nộp thuế tndn mục đóng vai trò là căn cứ để nhận diện và phân biệt rõ ràng từng khoản thu liên quan đến loại thuế này, từ đó hỗ trợ cơ quan thuế và doanh nghiệp trong việc quản lý, hạch toán và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế một cách chính xác, minh bạch.
1.2 Danh sách mã tiểu mục nộp thuế TNDN
Theo Phụ lục III của Thông tư 324/2016/TT-BTC (được bổ sung bởi Thông tư 93/2019/TT-BTC), danh mục mã tiểu mục thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mới nhất năm 2025 bao gồm:
- Mục 1050 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 1052: TNDN từ hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí).
- 1053: TNDN từ chuyển nhượng bất động sản.
- 1055: TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn.
- 1056: TNDN từ thăm dò và khai thác dầu, khí (không tính thuế thu theo hiệp định, hợp đồng khai thác dầu khí).
- 1057: TNDN từ hoạt động xổ số kiến thiết.
- 1058: TNDN bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
- 1099: Các khoản thu khác liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Cách tra cứu mã tiểu mục nộp thuế TNDN
Cách tra cứu mã tiểu mục nộp thuế TNDN là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo kê khai chính xác nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc sử dụng đúng mã tiểu mục giúp phân loại thuế một cách rõ ràng và tuân thủ các quy định của cơ quan thuế.

Doanh nghiệp có thể kiểm tra mã tiểu mục cần nộp bằng hai cách:
Cách 1: Tra cứu trực tiếp trong Phụ lục III của Thông tư 324/2016/TT-BTC.
Cách 2: Khi thực hiện nộp thuế điện tử, vào mục “Nội dung các khoản nộp ngân sách nhà nước”, nhập loại thuế cần nộp và nhấn “Tra cứu”. Hệ thống sẽ hiển thị danh sách mã tiểu mục tương ứng.
Một Số Mã Tiểu Mục Phổ Biến:
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- 1701 – Thuế GTGT hàng sản xuất, kinh doanh trong nước (bao gồm cả dịch vụ dầu khí).
- 1702 – Thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu.
- 4931 – Tiền chậm nộp thuế GTGT.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- 1052 – TNDN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- 4918 – Tiền chậm nộp thuế TNDN.
Lệ phí môn bài
- 2862 – Lệ phí môn bài bậc 1 (Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức thu 3.000.000 đồng/năm).
- 2863 – Lệ phí môn bài bậc 2 (Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức thu 2.000.000 đồng/năm).
- 2864 – Lệ phí môn bài bậc 3 (Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, mức thu 1.000.000 đồng/năm).
3. Ai phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà còn tùy thuộc vào các yếu tố như loại hình doanh nghiệp, mức doanh thu, và các chính sách ưu đãi thuế.

Theo quy định của pháp luật, những đối tượng sau đây phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra thu nhập chịu thuế.
- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam nhưng không hoạt động theo Luật Đầu tư hoặc Luật Doanh nghiệp.
- Các tổ chức có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chịu trách nhiệm nộp thuế TNDN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Phải nộp thuế TNDN đối với các khoản thu nhập nào?
Doanh nghiệp cần hiểu rõ các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) để thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ và đúng quy định. Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cho thuê tài sản, hoặc từ các nguồn khác có thể thuộc diện phải nộp thuế TNDN.

Theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với các khoản thu nhập sau:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Doanh thu từ cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng tài sản
- Chuyển nhượng vốn góp, chứng khoán
- Chuyển nhượng bất động sản
- Chuyển nhượng dự án đầu tư, quyền tham gia dự án
- Chuyển nhượng quyền khai thác, thăm dò khoáng sản
- Thu nhập từ quyền sở hữu, sử dụng tài sản
- Tiền bản quyền, chuyển giao công nghệ
- Thu nhập từ cho thuê tài sản dưới mọi hình thức
- Thu nhập từ hoạt động tài chính
- Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn (bao gồm phí bảo lãnh tín dụng, lãi trả chậm, lãi trả góp)
- Thu nhập từ bán ngoại tệ
- Chênh lệch do biến động tỷ giá
- Các khoản thu nhập khác
- Khoản nợ khó đòi đã xóa nhưng thu hồi được
- Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh bị bỏ sót, nay phát hiện
- Tiền phạt vi phạm hợp đồng, tiền bồi thường từ đối tác (sau khi trừ đi khoản phạt doanh nghiệp phải chịu)
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp
- Thu nhập từ quà tặng, tài trợ
- Quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật
- Tiền hỗ trợ chi phí, hỗ trợ tiếp thị, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại
- Thu nhập từ đất đai, di dời doanh nghiệp
- Tiền nhận được khi bàn giao lại đất cũ để di dời cơ sở sản xuất
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân khác
- Thu nhập từ dự phòng tài chính
- Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hết
- Hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình xây dựng
- Thu nhập từ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
- Tiền thưởng giải phóng tàu nhanh, thưởng ngành ăn uống, khách sạn (sau khi trừ chi phí liên quan)
- Thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm (sau khi trừ chi phí thu hồi)
- Tiền hoàn thuế xuất nhập khẩu phát sinh từ các năm trước
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư
- Lợi nhuận từ góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết trong nước trước khi nộp thuế TNDN
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài
5. Khoản chi nào được khấu trừ khi tính thuế TNDN?
Việc xác định các khoản chi được phép khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp. Các khoản chi hợp lý và hợp pháp sẽ giúp giảm số thuế phải nộp, từ đó nâng cao hiệu quả tài chính.

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ các khoản chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi phải liên quan đến hoạt động kinh doanh
Chi phí phát sinh thực tế có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định
Khoản chi phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp đúng theo quy định của pháp luật về kế toán và thuế.
- Thanh toán không dùng tiền mặt đối với giao dịch từ 20 triệu đồng
Nếu mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT), thì khi thanh toán bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trường hợp chưa thanh toán tại thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp vẫn được tính vào chi phí được trừ. Tuy nhiên, nếu sau này thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm chi phí đã kê khai trước đó.
Nếu khoản chi này đã bị thanh tra, kiểm tra thuế nhưng thanh toán không dùng tiền mặt không được thực hiện đúng, doanh nghiệp vẫn phải điều chỉnh giảm chi phí trong kỳ tính thuế phát sinh.
- Hóa đơn in từ máy tính tiền theo quy định
Nếu doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn được in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định pháp luật, thì hóa đơn này chỉ được tính vào chi phí hợp lệ nếu có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (đối với giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên).
- Lưu ý đối với hóa đơn thanh toán bằng tiền mặt trước khi Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực
Các khoản chi có hóa đơn thanh toán bằng tiền mặt trước thời điểm Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực không bắt buộc phải điều chỉnh lại theo quy định mới.
Ngoài các khoản chi không được trừ thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
6. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu nhập nào?
Là một trong những chính sách thuế quan trọng, việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính và khuyến khích các hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội. Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN sẽ tùy thuộc vào các điều kiện và quy định cụ thể của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các khoản thu nhập sau đây sẽ không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
Thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Doanh thu từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối đối với các hợp tác xã.
- Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở các khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
- Doanh thu của doanh nghiệp từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản nếu thực hiện tại khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Lợi nhuận từ hoạt động đánh bắt thủy, hải sản.
- Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Thu nhập từ hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ
- Doanh thu từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
- Thu nhập từ các sản phẩm đang trong quá trình sản xuất thử nghiệm hoặc sản phẩm từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
Thu nhập từ hoạt động hỗ trợ xã hội và lao động đặc thù
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có ít nhất 30% lao động là người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS hoặc người sau cai nghiện (trừ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản), với điều kiện có tối thiểu 20 lao động bình quân/năm.
- Doanh thu từ hoạt động dạy nghề dành cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc đối tượng thuộc diện tệ nạn xã hội.
Thu nhập từ hợp tác, tài trợ và hỗ trợ cộng đồng
- Phần thu nhập từ góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế TNDN.
- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho các hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
- Lợi nhuận từ việc chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) đối với doanh nghiệp được cấp chứng chỉ này.
Thu nhập từ hoạt động tài chính, tín dụng đặc biệt
- Thu nhập từ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, liên quan đến tín dụng xuất khẩu hoặc tín dụng đầu tư phát triển theo nhiệm vụ được Nhà nước giao.
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Lợi nhuận của các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác hoạt động phi lợi nhuận theo quy định.
- Thu nhập của tổ chức do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Thu nhập từ lĩnh vực giáo dục, y tế và lĩnh vực xã hội hóa
- Phần lợi nhuận không chia của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong giáo dục, đào tạo, y tế và các lĩnh vực xã hội hóa khác, nếu phần thu nhập này được giữ lại để tái đầu tư theo quy định pháp luật.
- Thu nhập hình thành từ tài sản không chia của hợp tác xã, được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ
Lợi nhuận từ hoạt động chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên cho cá nhân, tổ chức tại các khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Việc nắm rõ mã tiểu mục nộp thuế TNDN và các quy định liên quan không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa nghĩa vụ thuế, giảm thiểu rủi ro tài chính. Để đảm bảo quá trình kê khai và nộp thuế diễn ra chính xác, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất và có chiến lược tài chính phù hợp. Nếu bạn cần hỗ trợ tra cứu mã tiểu mục, kê khai hoặc tối ưu thuế thu nhập doanh nghiệp, hãy liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được hỗ trợ nhanh chóng.