Thủ tục mở trung tâm dạy thêm 2024 chi tiết nhất

Thủ tục mở trung tâm dạy thêm chi tiết nhất 2025

Thủ tục mở trung tâm dạy thêm là bước đầu tiên để khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, mang đến cơ hội phát triển về tri thức cho học sinh. Quy trình này bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ, xin giấy phép hoạt động và đáp ứng những điều kiện mở trung tâm gia sư. Nếu bạn đang quan tâm đến câu hỏi “Đăng ký kinh doanh dạy thêm ở đâu?” và “Thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm được thực hiện như thế nào?”. Trong bài viết này, AZTAX sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách đầy đủ và chính xác nhất.

1. Điều kiện để mở trung tâm dạy học

Điều kiện de mở trung tâm dạy thêm
Điều kiện mở trung tâm dạy học

Dạy thêm tại trung tâm là hình thức tổ chức giảng dạy ngoài nhà trường, có thu phí và hướng đến việc hỗ trợ nâng cao kiến thức cho học sinh.

Trước đây, việc tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải xin giấy phép hoạt động, tuân thủ quy định mở trung tâm dạy thêm tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

Tuy nhiên, quy định này hiện đã được bãi bỏ. Vì vậy, khi tiến hành thủ tục mở trung tâm dạy thêm, bạn không cần xin giấy phép hoạt động hoặc lập đề án thành lập. Thay vào đó, điều kiện mở trung tâm dạy thêm là chỉ cần đăng ký kinh doanh dạy thêm học thêm với cơ quan có thẩm quyền và hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo loại hình phù hợp.

2. Hướng dẫn thủ tục mở trung tâm dạy thêm 2024

Mở trung tâm dạy thêm mang lại cơ hội phát triển trong giáo dục, nhưng để thực hiện đúng quy trình, bạn cần phải nắm rõ các bước để có thể thực hiện thủ tục thành lập trung tâm dạy thêm. Dưới đây AZTAX sẽ hướng dẫn các bước cần thiết để mở trung tâm dạy thêm một cách nhanh chóng và hợp pháp.

Hướng dẫn thủ tục mở trung tâm dạy thêm chi tiết nhất năm 2025
Hướng dẫn thủ tục mở trung tâm dạy thêm 2024 chi tiết

2.1. Mở trung tâm dạy thêm cần những gì

Theo quy định tại các Điều 19, 20, 21, và 22 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Công ty hợp danh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của từng thành viên.
  • Trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài, cần bổ sung bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH):

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ pháp lý sau:
    • Đối với thành viên là cá nhân: Giấy tờ pháp lý của cá nhân và người đại diện theo pháp luật.
    • Đối với thành viên là tổ chức: Giấy tờ pháp lý của tổ chức, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền, và giấy tờ pháp lý của cá nhân người đại diện theo ủy quyền.
    • Đối với tổ chức nước ngoài: Bản sao giấy tờ pháp lý đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với công ty cổ phần:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
  • Bản sao các giấy tờ pháp lý liên quan, cụ thể:
    • Nếu cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân: Giấy tờ pháp lý của cá nhân và giấy tờ của người đại diện theo pháp luật.
    • Nếu cổ đông là tổ chức: Giấy tờ pháp lý của tổ chức, văn bản ủy quyền cử người đại diện, và giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền.

Trường hợp cổ đông là tổ chức nước ngoài, các giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dành cho nhà đầu tư nước ngoài.

2.2. Đăng ký kinh doanh dạy thêm ở đâu?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh, các cá nhân hoặc tổ chức cần gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh hoặc thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở chính.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký kinh doanh có thể được nộp qua các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp: Đến nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Nộp qua bưu điện: Gửi hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính.
  • Nộp trực tuyến: Hoàn tất quy trình nộp hồ sơ qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.

2.3. Thời gian xử lý hồ sơ

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 3 ngày làm việc.

Điều này được quy định tại khoản 5 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020.

3. Chi phí mở trung tâm dạy thêm gồm những gì?

Khi mở trung tâm dạy thêm, việc nắm bắt các khoản chi phí cần thiết là bước đầu tiên quan trọng để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Chi phí không chỉ bao gồm thuê mặt bằng và trang thiết bị, mà còn các khoản như giấy phép, nhân sự, và marketing. Dưới đây AZTAX sẽ điểm qua những chi phí cơ bản cần chuẩn bị khi bắt đầu đăng ký trung tâm dạy thêm.

Chi phí mở trung tâm dạy thêm gồm những gì?
Chi phí mở trung tâm dạy thêm gồm những gì?

Việc dự trù và quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ giúp bạn tránh được những khó khăn về tài chính trong quá trình hoạt động. Dưới đây là các khoản chi phí chính mà bạn cần lưu ý:

  • Chi phí về mặt giấy tờ pháp lý thành lập trung tâm: Chi phí mở trung tâm dạy thêm về mặt giấy tờ pháp lý sẽ bao gồm chi phí khắc con dấu hợp pháp (220.000 – 450.000 đồng), phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia (300.000 đồng). Ngoài ra, lệ phí xin phép giấy phép kinh doanh (từ 500.000 – 1.000.000 đồng).
  • Chi phí thuê mặt bằng: Với các trung tâm tại tỉnh lẻ, chi phí thuê mặt bằng sẽ rẻ hơn, dao động từ 6 – 10 triệu đồng/tháng (dự kiến tiền cọc sẽ là khoảng 40 – 60 triệu đồng). Đối với các trung tâm nội thành ở các thành phố lớn, mức phí thuê mặt bằng sẽ dao động từ 10 – 12 triệu đồng (dự kiến tiền cọc sẽ rơi vào khoảng 60 – 70 triệu đồng).
  • Chi phí thuê nhân viên, giáo viên: Trung tâm gia sư dạy thêm cần có giáo viên đứng lớp và cả trợ giảng với mức lương từ 15 triệu đồng/tháng. Đồng thời, trung tâm cần cung cấp các khoản thưởng, đãi ngộ cho nhân viên khoảng 50 triệu đồng/năm. Ngoài ra, trung tâm cũng phải bỏ chi phí thuê nhân viên tư vấn, nhân viên xử lý hồ sơ, bảo vệ,…
  • Chi phí Marketing: Chi phí quảng cáo Marketing mở trung tâm dạy thêm để tiếp cận khách hàng sẽ dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Các loại chi phí quảng cáo cao cấp hơn sẽ từ 30 triệu đồng/tháng.
  • Chi phí thiết kế logo, slogan, khẩu hiệu: Khoản phí này sẽ phụ thuộc vào quy mô của trung tâm, với các trung tâm nhỏ chi phí này sẽ dao động từ 4 – 5 triệu đồng. Các trung tâm có quy mô rộng lớn hơn có thể lên tới 7 – 8 triệu đồng.
  • Chi phí thiết bị, cơ sở hạ tầng: Chi phí này sẽ dành cho việc mua sắm thiết bị phục vụ cho việc dạy học như máy chiếu, điều hòa, tivi,… Ngoài ra, trung tâm cũng cần dự trù phí lắp đặt thang máy, camera an ninh, thiết bị PCCC,… Tùy vào quy mô trung tâm dạy kèm, mà khoản phí này có thể lên tới gần 100 triệu đồng.

4. Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm cần những gì?

Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm cần những gì?
Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm cần những gì?

4.1 Đưa ra ý tưởng cho việc thành lập trung tâm dạy thêm

Bất kỳ công việc nào cũng yêu cầu một kế hoạch chi tiết và ý tưởng khả thi. Khi mở trung tâm dạy thêm, ý tưởng cần phù hợp với thực tế và hướng tới mục tiêu rõ ràng, chẳng hạn như khả năng quản lý và các thành tựu mong muốn khi trung tâm phát triển.

Ngoài việc xây dựng kế hoạch công việc, bạn cũng cần lên chiến lược cho nguồn nhân lực, chi phí đầu tư và cơ sở hạ tầng. Đồng thời, việc liệt kê các nguồn lực hỗ trợ sẵn có sẽ giúp bạn dự đoán và chuẩn bị cho những thách thức trong quá trình mở trung tâm.

4.2 Lựa chọn cơ sở hạ tầng cho trung tâm

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò then chốt trong hiệu quả hoạt động của trung tâm dạy thêm. Trung tâm cần xây dựng một không gian học tập tiện nghi, đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc học của học sinh, bao gồm bàn ghế, ánh sáng, quạt hoặc điều hòa, bảng viết, máy chiếu, và loa đài cho các phòng học.

Khi lên kế hoạch cho cơ sở vật chất, bạn cần chọn lựa các thiết bị chất lượng, bền vững để đảm bảo sử dụng lâu dài. Tránh mua đồ cũ, vì chúng thường không có bảo hành và dễ hỏng hóc trong quá trình sử dụng, gây gián đoạn cho việc dạy học và phát sinh chi phí sửa chữa hoặc thay thế.

4.3 Đối tượng mà trung tâm dạy thêm muốn hướng tới

Mục tiêu chính khi thành lập trung tâm dạy thêm là cung cấp kiến thức bổ sung cho học viên. Do đó, ngay từ đầu, cần xác định rõ đối tượng học viên để xây dựng chương trình giảng dạy và tuyển dụng đội ngũ giáo viên phù hợp. Ví dụ, nếu trung tâm nhắm đến học sinh lớp 9 ôn thi chuyển cấp, kế hoạch giảng dạy sẽ khác so với việc dạy học sinh lớp 8 chuẩn bị lên lớp.

4.4 Tìm kiếm các nguồn nhân lực dạy học chất lượng

Uy tín và chất lượng của một trung tâm dạy thêm chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên. Giáo viên có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy hiệu quả sẽ giúp học sinh không chỉ học tốt mà còn yêu mến trung tâm hơn.

Khi xây dựng đội ngũ giảng dạy, trung tâm cần xác định rõ số lượng và chất lượng giáo viên ngay từ đầu. Điều này giúp việc tìm kiếm và tuyển dụng giáo viên phù hợp trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Tùy theo đối tượng học sinh và môn học, trung tâm cần chọn lựa đội ngũ giáo viên phù hợp, ví dụ như trung tâm ngoại ngữ cần có một số giáo viên bản ngữ.

4.5 Thống kê những khoản chi phí để mở trung tâm dạy thêm

Kinh nghiệm từ những người mở lớp dạy thêm tại nhà cho thấy có khá nhiều khoản chi phí cần phải xem xét khi xây dựng trung tâm. Việc liệt kê đầy đủ các khoản chi này sẽ giúp bộ phận quản lý xây dựng kế hoạch hiệu quả và sát với thực tế hơn khi thành lập trung tâm. Một số khoản chi cần lưu ý bao gồm chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị giảng dạy, chi phí nhân viên và giảng viên, cũng như ngân sách cho các hoạt động quảng cáo trung tâm.

4.6 Sử dụng các phần mềm quản lý trung tâm dạy thêm

Quản lý trung tâm dạy thêm đòi hỏi sự chú trọng đến nhiều khâu quan trọng, đặc biệt là công tác lưu trữ, tổ chức và phân tích dữ liệu. Để giúp hoạt động của trung tâm diễn ra suôn sẻ, bạn có thể áp dụng phần mềm quản lý giáo dục chất lượng. Những phần mềm này tích hợp nhiều tính năng giúp theo dõi và quản lý các công việc tại trung tâm, bao gồm:

  • Tuyển sinh và đăng ký học viên: Cho phép tạo khóa học, lớp học, bài giảng trực tuyến hoặc offline, đồng thời quản lý thông tin học viên, hồ sơ học tập và thanh toán học phí.
  • Quản lý giáo viên và giảng dạy: Hỗ trợ quản lý danh sách giáo viên, lịch dạy, chấm công và tính lương giáo viên, đồng thời theo dõi hiệu quả giảng dạy thông qua các báo cáo và đánh giá.
  • Quản lý nội dung và tài liệu: Giúp tạo và chia sẻ tài liệu học tập với học viên và giáo viên qua các kênh như email, SMS, Zalo, Facebook, và tích hợp các dịch vụ như YouTube, Google Drive, Dropbox vào phần mềm.
  • Quản lý chất lượng và chăm sóc khách hàng: Cung cấp các công cụ khảo sát ý kiến khách hàng, gửi thông báo, tin tức, và xử lý các khiếu nại, phản hồi từ khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ.

5. Một số lưu ý khi mở trung tâm dạy thêm

Nếu bạn dự định mở trung tâm dạy thêm, hãy chú ý đến các nguyên tắc tổ chức dạy học và các trường hợp không được phép tổ chức lớp học thêm.

Một số lưu ý khi mở trung tâm dạy thêm
Một số lưu ý khi mở trung tâm dạy thêm

5.1 Nguyên tắc tổ chức giảng dạy tại trung tâm

Trung tâm dạy thêm là mô hình hỗ trợ học sinh cải thiện kiến thức và kỹ năng học tập ngoài giờ học chính khóa. Để thành lập và vận hành trung tâm dạy thêm hiệu quả, cần tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Giấy phép hoạt động hợp lệ: Cần có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định.
  • Đội ngũ giảng viên chất lượng: Đội ngũ giáo viên phải có chuyên môn cao, kinh nghiệm giảng dạy, đam mê nghề nghiệp.
  • Cơ sở vật chất đảm bảo: Cần có cơ sở vật chất an toàn, sạch sẽ và phù hợp với quy mô hoạt động và nhu cầu học sinh.
  • Chương trình giảng dạy phù hợp: Chương trình học phải khoa học, bám sát chương trình giảng dạy chính khóa và đáp ứng yêu cầu kỳ thi.
  • Phương pháp giảng dạy hiệu quả: Phương pháp dạy học phải tạo hứng thú, khuyến khích sự tham gia và chủ động của học sinh, đồng thời phát triển khả năng tự học.
  • Hệ thống đánh giá minh bạch: Cần có hệ thống kiểm tra, đánh giá học tập rõ ràng và công khai để phản hồi kịp thời kết quả học sinh.
  • Chính sách hỗ trợ học sinh: Cung cấp chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc đạt thành tích xuất sắc.
  • Quản lý chuyên nghiệp: Quản lý trung tâm cần có sự điều hành chuyên nghiệp, phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan.

5.2 Những trường hợp không được phép dạy thêm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường hợp sau không được phép tổ chức dạy thêm:

  • Học sinh đã học quá 2 buổi mỗi ngày.
  • Học sinh tiểu học không được phép tham gia các lớp học thêm, trừ trường hợp bổ sung kiến thức hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi, kỹ năng sống.
  • Các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng, trường nghề, hoặc trung cấp chuyên nghiệp không được tổ chức dạy thêm.
  • Giáo viên công tác tại các cơ sở giáo dục công lập chỉ được dạy thêm nếu có sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên.

Nếu bạn dự định mở một trung tâm dạy kèm hoặc dạy thêm với mục đích kinh doanh hoặc phục vụ cộng đồng, có một số yếu tố quan trọng cần chú ý:

  • Giấy phép hoạt động: Trung tâm cần có giấy phép hoạt động hợp pháp từ cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương, đồng thời phải tuân thủ các quy định về chất lượng giáo dục, an toàn lao động và phòng chống dịch bệnh.
  • Không dạy học sinh của mình: Bạn không được phép dạy thêm cho học sinh của chính mình hoặc học sinh thuộc trường nơi bạn đang giảng dạy, trừ khi có sự đồng ý từ hiệu trưởng và phụ huynh.
  • Không dạy nội dung ngoài chương trình chính thức: Không được phép tổ chức các lớp học thêm với nội dung không có trong chương trình giảng dạy chính thức, cũng như các môn học liên quan đến kỳ thi quốc gia hoặc quốc tế.
  • Không dạy nội dung vi phạm: Tránh dạy các môn học, nội dung có thể xuyên tạc sự thật, vi phạm pháp luật hoặc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đạo đức của học sinh.
  • Phương pháp giảng dạy hợp lý: Cấm sử dụng các phương pháp giảng dạy áp đặt, cưỡng chế hoặc lừa dối học sinh.

Và đặc biệt lưu ý, nếu vi phạm các quy định trên, bạn có thể đối mặt với các hình thức xử phạt hành chính hoặc hình sự, tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, giấy phép hoạt động của bạn có thể bị thu hồi và bạn sẽ bị cấm vĩnh viễn không được phép dạy thêm.

6. Dịch vụ mở trung tâm dạy thêm tại AZTAX

Thay vì tự mình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục đăng ký, bạn có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty gia sư hoặc trung tâm dạy thêm tại AZTAX với mức phí chỉ 1.200.000 đồng. Bạn chỉ cần cung cấp một số thông tin cơ bản dưới đây và sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc.

Thông tin cần cung cấp cho AZTAX:

  • Chi tiết về trung tâm, bao gồm loại hình doanh nghiệp, tên trung tâm, địa chỉ trụ sở chính và vốn điều lệ.
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ trung tâm hoặc các thành viên, cổ đông góp vốn.
Dịch vụ mở trung tâm dạy thêm tại AZTAX
Dịch vụ mở trung tâm dạy thêm tại AZTAX

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại AZTAX

7. Câu hỏi thường gặp khi mở trung tâm dạy thêm

7.1 Thủ tục mở trung tâm dạy thêm, dạy kèm, trung tâm gia sư gồm mấy bước?

Thủ tục mở trung tâm dạy thêm, dạy kèm, trung tâm gia sư gồm 3 bước:

  • Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty gia sư, trung tâm dạy kèm, dạy thêm;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, nơi trung tâm đặt trụ sở chính;
  • Bước 3: Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

7.2 Mã ngành đăng ký mở trung tâm dạy thêm, trung tâm gia sư, dạy kèm?

Mã ngành đăng ký mở trung tâm dạy thêm, trung tâm gia sư, dạy kèm: 8559 – Giáo dục khác chưa được phân vào đâu.

7.3 Nộp hồ sơ thành lập trung tâm gia sư ở đâu?

Bạn có thể nộp hồ sơ thành lập trung tâm gia sư, trung tâm dạy thêm tại Sở KH&ĐT tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo hình thức trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc theo hình thức trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp qua đường bưu điện bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính VNPost.

Tóm lại, thủ tục mở trung tâm dạy thêm yêu cầu bạn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và cơ sở vật chất phù hợp. Việc tuân thủ các quy định này sẽ giúp trung tâm hoạt động hiệu quả và bền vững. Mọi thắc mắc về câu hỏi đăng ký kinh doanh dạy thêm ở đâu, vui lòng liên hệ với AZTAX qua hotline: 0932 383 089 để được tư vấn cụ thể nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon