Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân mới nhất 2024

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân mới nhất 2024

Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân. Nền kinh tế suy thoái kèm tác động tiêu cực của dịch bệnh đã khiến nhiều doanh nghiệp tư nhân (DNTN) phải tuyên bố ngừng hoạt động hoặc phá sản. Vậy, quy trình thủ tục giải thể trong doanh nghiệp tư nhân ra sao? điều kiện giải thể doanh nghiệp tư nhân là gì? Mời quý bạn đọc cùng AZTAX tìm hiểu!

1. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định việc giải thể doanh nghiệp như sau:

Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

cac truong hop thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân 2019
Các trường hợp bắt buộc giải thể trong doanh nghiệp tư nhân

Như vậy căn cứ theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, nhà nước đã quy định các doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể trong các trường hợp sau:

Các trường hợp công ty tự đưa quyền quyết định giải thể:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi rỏ trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, quyết định của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

Các trường hợp công ty bắt buộc phải giải thể:

  • Công ty không duy trì đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục mà vẫn chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty khác.
  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Người quản lý có liên quan và công ty cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

2. Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân mới nhất 2024

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân là một quy trình hành chính, quyết định quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết về pháp luật. Đằng sau những thủ tục lạc quan, là câu chuyện của sự kết thúc, của những học kinh nghiệm và những bài học đắt giá. Quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn đặt ra những thách thức đối với doanh nghiệp, yêu cầu sự chú ý và chịu trách nhiệm từ tất cả các bên liên quan. Quy trình thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân sẽ có các bước khác nhau dựa theo từng trường hợp như sau:

thu tuc giai the doanh nghiep tu nhan
Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân

2.1 Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp tự đưa ra quyết định

Bước 1: Thông báo quyết định giải thể doanh nghiệp

Trong vòng 7 tính từ ngày thông qua nghị quyết hoặc quyết định về việc giải thể, doanh nghiệp cần gửi thông báo về quyết định giải thể đến Phòng Đăng Ký Kinh Doanh địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nội dung của quyết định bao gồm các mục sau:

  • Tên và địa chỉ trụ sở chính
  • Lý do giải thể
  • Phương thức xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ký kết
  • Thời hạn và thủ tục, phương thức thanh toán các khoản nợ
  • Họ và tên kèm chữ ký của chủ doanh nghiệp.

Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo giải thể doanh nghiệp tự nhân, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh phải thực hiện các hành động sau:

  • Đăng tải các giấy tờ cần thiết tại trên và thông báo tình trạng giải thể của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp từ tình trạng hoạt động sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể.
  • Thông báo việc giải thể của doanh nghiệp cho cơ quan thuế.
  • Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần đăng tải quyết định giải thể hoặc các phương thức xử lý, thanh toán nợ nếu có.

Sau đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế.

Bước 2: Tổ chức thanh lý tài sản

Chủ doanh nghiệp tư nhân sau khi ra quyết định giải thể sẽ tiến hành thanh lý tài sản để chi trả các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu Điều lệ công ty quy định, doanh nghiệp có thể thành lập một tổ chức thanh lý riêng.

Bước 3: Chấm dứt hoạt động tại các cơ sở

Để chấm dứt hoạt động tại các chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh khác của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh tại địa điểm đặt chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh.

Bước 4: Gửi quyết định đến các cơ quan, tổ chức liên quan

Căn cứ khoản 3 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, doanh nghiệp phải gửi quyết định giải thể kèm biên bản họp đến các cơ quan Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế, NLĐ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải công khai thông tin giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời niêm yết tại trụ sở chính, các chi nhánh và văn phòng đại diện. Thời hạn thực hiện là 07 ngày kể từ ngày được thông qua.

Trong trường hợp doanh nghiệp còn các khoản nợ chưa thanh toán, chủ đầu tư cần phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và các phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ và các đối tượng liên đới. Phương án giải quyết phải bao gồm tên, địa chỉ của các chủ nợ; số tiền nợ; thời hạn và phương thức thanh toán; cách và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ

Bước 5: Chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, doanh nghiệp cần thanh toán đầy đủ các khoản nợ và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng trước khi giải thể. Thứ tự chi trả các khoản nợ cần ưu tiên chi trả theo quy định như sau:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, BHTN và các quyền lợi khác dành cho NLĐ theo hợp đồng đã ký kết giữa các bên;
  • Nợ về tiền thuế;
  • Các khoản nợ khác trong quá trình doanh nghiệp hoạt động, đầu tư.

Sau khi đã chi trả các khoản nợ và chi phí giải thể, phần còn lại sẽ được chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bước 6: Gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh

Theo quy định, NĐDTPL của DNTN cần gửi đề nghị về giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong vòng 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, trừ khi có ý kiến từ chối từ Cơ quan thuế, và đồng thời thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

Hồ sơ xin giải thể doanh nghiệp tư nhân phải bao gồm:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
  • Báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã được thanh toán, bao gồm cả việc thanh toán hết tất cả các khoản nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh phải có trách nhiệm thông báo việc đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong vòng 2 ngày làm việc sau khi nhận được thông tin từ Phòng Đăng Ký Kinh Doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đến Phòng Đăng Ký Kinh doanh để ra quyết định giải thể cho doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý:

Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng giải thể của doanh nghiệp lên trang Cơ sở dữ liệu về đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn trên, nếu doanh nghiệp có ý kiến về việc giải thể hoặc có sự phản đối từ các bên liên quan bằng văn bản (hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ giải thể), cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều chỉnh và thực hiện lại theo trình tự.

2.2 Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh

Quy trình giải thể doanh nghiệp tư nhân khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bắt buộc giải thể từ quyết định của Tòa án được quy định tại Điều 71 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, thì các bước giải thể doanh nghiệp tư nhân được thực hiện như sau:

Bước 1: Thông báo quyết định giải thể

Trong vòng 1 ngày kể từ ngày ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh hay nhận được quyết định bắt buộc giải thể từ Tòa án. Cơ quan đăng ký kinh doanh cần thông báo tình trạng doanh nghiệp đang tiến hành thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân

Khi doanh nghiệp vẫn còn các nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán, quy trình giải thể cần đi kèm với việc gửi thông báo và phương án giải quyết nợ tới các chủ nợ và bên liên quan, bao gồm tên, địa chỉ của chủ nợ, số nợ, thời hạn và phương thức thanh toán, cũng như cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của họ. Khi đã thanh toán xong các khoản nợ, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp có thể gửi đề nghị giải thể tới cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân phải gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng Ký Kinh Doanh tại nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp gồm:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
  • Báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, bao gồm cả việc thanh toán hết các khoản nợ thuế, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho Cơ quan thuế. Sau đó, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thông tin từ Phòng Đăng Ký Kinh Doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp tới Phòng Đăng Ký Kinh Doanh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu quốc gia sang tình trạng đã giải thể, trừ khi không nhận được ý kiến từ chối từ cơ quan thuế, đồng thời phải thông báo về tình trạng giải thể của doanh nghiệp.

3. Điều kiện giải thể doanh nghiệp tư nhân?

doanh nghiep tu nhan muon giai the can co dieu kien gi
Doanh nghiệp tư nhân muốn giải thể cần có những điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14:

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân chỉ được phép giải thể khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

  • Công ty đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ, nghĩa vụ khác về tài sản.
  • Công ty không nằm trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Vấn đề cốt lõi để doanh nghiệp tư nhân có thể giải thể đó chính là chi trả những khoản nợ và các hợp đồng trước khi chấm dứt hoạt động. Các khoản nợ và hợp đồng có thể xử lý thông qua việc chi trả và thực hiện các nghĩa vụ được đặt ra. Mặt khác, để nhanh chóng thực hiện giải thể, chủ đầu tư có thể thực hiện ủy quyền thanh toán nợ và hợp đồng cho các đối tượng khác theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan.

Có thể thấy, các điều kiện giải thể doanh nghiệp tư nhân đã trở thành những căn cứ pháp lý để thi hành. Bên cạnh đó, đây còn là những đảm bảo về quyền lợi của các đối tượng liên đới, đặc biệt là các chủ nợ và người lao động (NLĐ) khi doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Quyết định giải thể, ai có thẩm quyền ra quyết định?

Thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

Trong trường hợp doanh nghiệp tự quyết định giải thể:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chủ sở hữu quyết định.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Hội đồng thành viên.
  • Công ty cổ phần: Đại hội đồng cổ đông.
  • Công ty hợp danh: Các thành viên hợp danh.

Trong trường hợp “giải thể bắt buộc“:

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông báo kèm theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án.
  • Doanh nghiệp gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, và người lao động trong doanh nghiệp, và công khai quyết định này.

Dù trong cả hai trường hợp, quyết định giải thể được ra bởi doanh nghiệp, nhưng người ra quyết định khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp.

Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập

Xem thêm: Thủ tục giải thể công ty tnhh 1 thành viên

4. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân ra sao?

ho so giai the doanh nghiep tu nhan
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân gồm những nội dung gì?

4.1 Hồ sơ thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp theo Mẫu Phụ lục II-22 (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) (bản chính).
  • Phương án giải quyết nợ (nếu có) (bản chính).

4.2 Hồ Sơ Đăng Ký Giải Thể Doanh Nghiệp Tư Nhân

Dựa trên Điều 210 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 70 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • Thông báo giải thể doanh nghiệp theo Mẫu Phụ lục II-22 (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) (bản chính).
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp.
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, bao gồm cả việc thanh toán hết các khoản nợ về thuế và tiền nợ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động sau khi giải thể doanh nghiệp (nếu có).
  • Văn bản ủy quyền cho người được đại diện theo ủy quyền (bản chính).
  • Giấy tờ pháp lý nhân thân của người được đại diện theo ủy quyền (bản sao).

5. Hậu quả pháp lý của việc giải thể doanh nghiệp tư nhân không đúng quy trình

Hậu quả pháp lý của việc giải thể doanh nghiệp tư nhân không đúng quy trình. Mức phạt tiền có thể dao động từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng cho các hành vi như không thực hiện thủ tục giải thể đúng hạn hoặc không chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đúng quy định.

Để khắc phục hậu quả của vi phạm, doanh nghiệp cần tuân thủ các biện pháp, bao gồm thực hiện thủ tục giải thể hoặc chấm dứt hoạt động đúng quy định. Điều này sẽ giúp tránh bị phạt tiền và duy trì hoạt động kinh doanh đúng luật.

Một số lưu ý về hậu quả pháp lý của doanh nghiệp như sau:

Tình trạng của doanh nghiệp sau khi giải thể đều là việc bị loại bỏ khỏi sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt hoạt động tồn tại.

Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp đòi hỏi thanh lý nợ và tài sản trước khi rời khỏi thị trường. Nếu không thanh toán nợ đúng hạn, công ty có thể phải tiến hành phá sản.

Các hành vi bị nghiêm cấm sau khi quyết định giải thể nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và tránh tình trạng thiếu trách nhiệm, lạm dụng quyền lợi.

Người đại diện quản lý doanh nghiệp không bị hạn chế quyền tự do thương mại sau khi công ty giải thể, cho phép họ tái thiết lập hoặc tham gia vào các doanh nghiệp mới nếu điều kiện cho phép.

Hậu quả pháp lý của việc giải thể doanh nghiệp là một khía cạnh cần được quan tâm khi tiến hành thủ tục này. Công ty cần xem xét kỹ lưỡng để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình giải thể. Quy trình này đặc biệt quan trọng để tránh mất mát không cần thiết.

6. Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp tư nhân của AZTAX

AZTAX tự hào giới thiệu dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp tư nhân chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Chúng tôi hiểu rằng quá trình giải thể doanh nghiệp tư nhân này đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về quy định pháp luật, tài chính và quản lý doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức uyên bác, AZTAX cam kết cung cấp các giải pháp toàn diện, giúp khách hàng vượt qua mọi thách thức trong quá trình giải thể.

Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp tư nhân mới nhất 2024
Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp tư nhân mới nhất 2024

Chúng tôi không chỉ đồng hành với khách hàng từ khâu khởi đầu đến hoàn tất thủ tục, mà còn đảm bảo rằng quy trình giải thể diễn ra một cách suôn sẻ, minh bạch và hiệu quả nhất. Bằng cách tận tâm hỗ trợ trong việc xử lý tài chính, thủ tục pháp lý và các vấn đề khác liên quan, chúng tôi giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.

AZTAX không chỉ là một đối tác dịch vụ, mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình giải quyết các vấn đề kinh doanh. Cho dù là công ty lớn hay nhỏ, chúng tôi cam kết mang lại sự hài lòng và thành công tối đa cho mỗi khách hàng.

7. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân

Nghĩa Vụ Thuế và Thanh Toán Các Khoản Nợ

Để thực hiện thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp phải hoàn tất các nghĩa vụ thuế tại chi cục thuế quận, huyện và thực hiện thủ tục khóa mã số thuế. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Việc thanh toán các khoản nợ cũng phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên, cụ thể:

  1. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động đã ký kết và các quyền lợi khác của người lao động.
  2. Nợ thuế.
  3. Các khoản nợ khác.

Quyết định thực hiện việc giải thể của doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh không có thẩm quyền phản đối hay đồng ý việc giải thể của doanh nghiệp, mà chỉ có nhiệm vụ xem xét tính hợp lệ của bộ hồ sơ giải thể.

Sau khi có quyết định giải thể doanh nghiệp sẽ bị cấm các hoạt động sau

  • Cất giấu, tẩu tán tài sản.
  • Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.
  • Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
  • Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp.
  • Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản.
  • Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực.
  • Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Trên đây, AZTAX đã cung cấp các thông tin về thủ tục giải thể trong doanh nghiệp tư nhân và những vấn đề liên quan. Hy vọng, chúng tôi đã có thể giải đáp những thắc mắc của quý độc giả về vấn đề này. Dưới đây là một số bài viết cùng chuyên mục mà quý bạn đọc có thể tham khảo.

Xem thêm: Thủ tục giải thể công ty cổ phần

Xem thêm: Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên

[wptb id=9751] [wptb id=9754]

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon