So sánh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo Luật Doanh Nghiệp

So sánh các loại hình doanh nghiệp;

Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, mỗi loại hình điều có mỗi đặt điểm khác nhau. Để giúp các bạn hiểu hơn về các loại hình này cũng như phân biệt các loại hình doanh nghiệp một cách dễ dàng AZTAX sẽ so sánh các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp nhằm phân loại doanh nghiệp cũng như đưa ra các ưu và nhược điểm của mỗi loại hình trong bài viết dưới đây. Cùng AZTAX tìm hiểu nhé

So sánh các loại hình doanh nghiệp hiện nay

1. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Dựa trên Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay chúng ta có thể phân loại doanh nghiệp thành 05 dạng hình doanh nghiệp độc đáo bao gồm: Doanh nghiệp cá nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn với một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam
Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Thông tin các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay tại Việt Nam:

  • Công ty TNHH một thành viên: Được sở hữu và chịu trách nhiệm bởi một cá nhân hoặc tổ chức. Không được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ, trừ trường hợp đặc biệt.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ hai đến 50 thành viên, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn góp. Có thể chuyển nhượng vốn điều lệ theo quy định.
  • Công ty cổ phần: Vốn điều lệ chia thành cổ phần và thành viên là cổ đông. Có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
  • Công ty hợp danh: Có ít nhất 2 thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản. Không phát hành chứng khoán.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản. Không phát hành chứng khoán.

2. So sánh các loại hình doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam hiện có 5 loại hình công ty: công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp mang đến những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng.

So sánh các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam
So sánh các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Chúng ta sẽ so sánh các tiêu chí đặc trưng và cơ bản nhất của từng loại hình doanh nghiệp với 10 tiêu chí mà AZTAX sử dụng để phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp. Cụ thê là chủ sở hữu,s ố lượng thành viên, cổ đông góp vốn, tư cách pháp nhân, vốn điều lệ, trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản, khả năng huy động vốn, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty, cơ cấu tổ chức, mức độ phổ biến của các loại hình doanh nghiệp.

Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp

Tiêu Chí Công Ty TNHH 1 Thành Viên Công Ty TNHH 2 Thành Viên Công Ty Cổ Phần Công Ty Hợp Danh Doanh Nghiệp Tư Nhân
Chủ Sở Hữu Cá Nhân hoặc Tổ Chức Cá Nhân hoặc Tổ Chức Cổ Đông Thành Viên Hợp Danh Cá Nhân
Số Lượng Thành Viên, Cổ Đông 1 Từ 2 đến 50 Không Hạn Chế Ít Nhất 2 Thành Viên 1
Tư Cách Pháp Nhân Không
Vốn Điều Lệ Được Quy Định Tại Lập Được Quy Định Tại Lập Chia Thành Cổ Phần Tương Đương Với Vốn Đầu Tư Không Cần Vốn Điều Lệ Không Cần Vốn Điều Lệ
Trách Nhiệm về Nghĩa Vụ Tài Sản Chịu Trách Nhiệm Trong Phạm Vi Vốn Điều Lệ Chịu Trách Nhiệm Trong Phạm Vi Vốn Đã Góp Chịu Trách Nhiệm Trong Phạm Vi Số Vốn Đã Góp Thành Viên Hợp Danh Chịu Trách Nhiệm Bằng Toàn Bộ Tài Sản Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Chịu Trách Nhiệm Bằng Toàn Bộ Tài Sản
Khả Năng Huy Động Vốn Hạn Chế Rộng Rãi Hạn Chế Hạn Chế
Chuyển Đổi Loại Hình Doanh Nghiệp Không Không Không
Quyền Quyết Định Các Vấn Đề Quan Trọng
Cơ Cấu Tổ Chức Linh Hoạt Linh Hoạt Có Thể Linh Hoạt Tổ Chức Đặc Biệt Linh Hoạt
Mức Độ Phổ Biến Phổ Biến Phổ Biến Phổ Biến Không Phổ Biến Phổ Biến

3. Các loại hình doanh nghiệp có chung các quyền nào?

Các loại hình doanh nghiệp có chung các quyền nào
Các loại hình doanh nghiệp có chung các quyền nào

Dù có những điểm khác biệt, các loại hình doanh nghiệp điều có các quyền chung nhất định. Cụ thể tất cả các loại hình doanh nghiệp đều được ban hành các quyền cơ bản như sau:

  • Tự do kinh doanh trong các ngành, nghề không bị cấm bởi luật.
  • Quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; tự quyết định về ngành, nghề, địa bàn, và quy mô kinh doanh.
  • Lựa chọn các hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn theo ý muốn.
  • Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết các hợp đồng.
  • Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Sử dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh.
  • Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
  • Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
  • Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không tuân theo quy định của pháp luật.
  • Tham gia vào các hoạt động khiếu nại và tố tụng theo quy định của pháp luật.
  • Ngoài ra, còn các quyền khác được quy định chi tiết trong pháp luật.

4. Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, do đó quyết định chọn loại hình phù hợp nhất với nhu cầu và định hướng phát triển của doanh nghiệp là rất quan trọng.

Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

4.1 Công ty tnhh 1 thành viên

Ưu điểm

  • Với việc được công nhận là một thực thể pháp lý riêng biệt, các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi của công ty trong phạm vi vốn góp của mình, từ đó giảm thiểu nguy cơ cho các nhà đầu tư.
  • Cơ cấu tổ chức linh hoạt và hiệu quả, giúp quyết định được đưa ra một cách nhanh chóng và chính xác trong mọi tình huống.

Nhược điểm 

  • Không được giảm vốn điều lệ

4.2 Công ty tnhh 2 thành viên

Ưu điểm 

  • Vì có tư cách pháp nhân các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của công ty trong phạm vi vốn góp của mình từ đó giảm thiểu rủi ro đối với các nhà đầu tư.
  • Số lượng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn không lớn và thường là những người có mối quan hệ gần gũi và tin cậy điều này giúp quản lý và điều hành công ty trở nên đơn giản hơn.
  • Chính sách chuyển nhượng vốn được điều chỉnh một cách nghiêm ngặt giúp nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát việc thay đổi thành viên đồng thời hạn chế sự can thiệp của những người không quen biết vào công ty.

Nhược điểm

  • Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

4.3 Doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm 

  • Việc đóng vai trò duy nhất là chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân mang lại quyền tự chủ tuyệt đối trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức.
  • Trách nhiệm không giới hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân xây dựng lòng tin từ đối tác và khách hàng, đồng thời giúp công ty tránh khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật như những loại hình doanh nghiệp khác.

Nhược điểm 

  • Vì thiếu tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân đối mặt với mức độ rủi ro cao hơn so với các doanh nghiệp khác.
  • Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ giới hạn ở mức vốn đã đầu tư mà còn bao gồm toàn bộ tài sản cá nhân đặt ra một trọng tâm nặng về việc chịu trách nhiệm.

4.4 Công ty cổ phần

Ưu điểm 

  • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là một mô hình đặc trưng với trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các cam kết tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp của mình. Điều này dẫn đến việc mức độ rủi ro mà các cổ đông phải chịu không cao.
  • Cơ cấu vốn linh hoạt của công ty cổ phần tạo điều kiện cho nhiều cá nhân hoặc tổ chức cùng tham gia góp vốn vào công ty. Khả năng huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng là một điểm mạnh độc đáo của mô hình này.
  • Mặt khác, tính linh hoạt này cũng làm cho việc chuyển nhượng vốn trong công ty trở nên dễ dàng hơn mở rộng phạm vi đối tượng tham gia kể cả cán bộ công chức có thể tham gia mua cổ phiếu của công ty cổ phần. Sự rộng lớn và đa dạng của hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề cũng là điểm mạnh của mô hình công ty cổ phần.

Nhược điểm 

  • Quản lý và điều hành một công ty cổ phần đòi hỏi sự tỉ mỉ và phức tạp, bởi vì có một lượng lớn các cổ đông, một số trong số họ có thể không quen biết nhau và thậm chí có thể tồn tại sự đối lập về lợi ích giữa các nhóm cổ đông.
  • Việc thành lập và quản lý một công ty cổ phần cũng đặt ra nhiều thách thức hơn so với các loại hình công ty khác, vì nó phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và kế toán.

4.5 Công ty hợp danh

Ưu điểm 

  • Công ty hợp danh là sự kết hợp độc đáo của nhiều cá nhân uy tín, đem lại sức mạnh và đáng tin cậy cho doanh nghiệp. Với chế độ liên đới và trách nhiệm không hạn chế của các thành viên công ty hợp danh tự tin xây dựng lòng tin từ khách hàng và đối tác kinh doanh.
  • Quản lý công ty hợp danh không chỉ đơn giản mà còn hiệu quả nhờ vào số lượng thành viên ít và sự tin cậy tuyệt đối giữa họ.

Nhược điểm 

  • Hạn chế đối với công ty hợp danh xuất phát từ việc chế độ liên đới vô hạn, khiến cho rủi ro mà các thành viên phải đối mặt là vô cùng cao.
  • Mặc dù Luật công ty năm 2005 đã quy định về loại hình này song trên thực tế công ty hợp danh vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

5. Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay

Công Ty TNHH hiện nay là loại hình doanh nghiệp được ưa chuộng nhất. Điều này phản ánh sự phù hợp với nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay
Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay

Sự phổ biến của Công ty TNHH có thể được giải thích bởi sự đơn giản trong việc thành lập và điều hành, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó cung cấp một cơ chế linh hoạt cho việc quản lý và chia sẻ lợi nhuận giữa các thành viên, đồng thời giảm thiểu rủi ro tài chính cho các chủ sở hữu.

Tuy nhiên, việc các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở việt nam nhất cũng có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào ngành nghề, khu vực và các yếu tố kinh tế – xã hội khác.

Trên đây, AZTAX đã cung cấp các thông tin giúp bạn so sánh các loại hình doanh nghiệp. Hy vọng với những nội dung trong bài viết này các bạn có thể phân biệt các loại hình doanh nghiệp một cách dễ dàng để chọn cho mình một loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất trước khi bước vào thế giới kinh doanh. Nếu còn bất kì thắc mắc về cách phân biệt cácloại hình doanh nghiệp này, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn qua HOTLINE: 0932.383.089, đừng ngần ngại liên hệ cho AZTAX nhé!

Xem thêm: dịch vụ thành lập công ty uy tín

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon