Quy trình xây dựng kế hoạch thay đổi Luật BHXH

Vừa qua, ngày 5/4/2023, Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đã được tổ chức bởi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thông qua đó, cuộc dự thảo cũng thông báo về một số thay đổi cụ thể của luật này, đồng thời công bố quy trình xây dựng kế hoạch thay đổi. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để nắm thêm thông tin chi tiết và mới nhất!

1. Giới thiệu về Luật BHXH dự thảo

1.1 Tổng quan về Luật BHXH thay đổi

tong quan luat bhxh thay doi
Tổng quan về luật BHXH thay đổi

Theo đại diện Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo sẽ được xây dựng gồm 9 chương lớn với 133 điều khoản quy định. Trong đó, luật tập trung chủ yếu vào 5 nhóm chính sách lớn của các chế độ đã được Chính phủ thông qua.

Có thể thấy, Luật dự thảo đã có nhiều hơn 8 điều so với luật hiện hành. Các điều khoản bổ sung chủ yếu đề cao quyền lợi của người lao động, cải cách các chính sách hấp dẫn hơn nhằm thu hút các nhóm đối tượng cùng tham gia. Vậy, cải cách này sẽ xoay quanh các vấn đề nào? Mời quý độc giả cùng tiếp tục theo dõi.

1.2 Các vấn đề được thảo luận thay đổi trong Luật BHXH là gì?

cac van de duoc ban luan tai du thao
Các vấn đề nào sẽ được thảo luận tại dự thảo?

Theo đó, các vấn đề được thảo luận chủ yếu xoay quanh về bảo hiểm xã hội tự nguyện, bổ sung các quy định và quản lý của nhà nước về BHXH. Cụ thể như sau:

– Quyết định bổ sung chế độ thai sản vào bảo hiểm xã hội tự nguyện.

– Giarm điều kiện số năm tham gia đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống còn 15 năm.

– Các quy định về việc hưởng BHXH một lần.

– Bổ sung quy định quản lý thu đóng BHXH; các biện pháp xử lý trốn đóng BHXH.

– Yêu cầu người sử dụng lao động, các cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp, chia sẻ các thông tin về BHXH của người lao động.

2. Quy trình kế hoạch xây dựng dự thảo thay đổi Luật BHXH?

Tại hội thảo, đại diện Vụ Bảo hiểm xã hội đã công bố quy trình kế hoạch và lộ trình xây dựng dự thảo thay đổi Luật Bảo hiểm xã hội. Quy trình cụ thể sẽ bao gồm như sau:

– 1/3/2023: Ban soạn thảo lấy ý kiến các ban, bộ, ngành, địa phương hoặc thông qua đăng tải trên website.

– 5/2023: Tiến hành gửi Bộ Tư pháp để thẩm định.

– 6/2023: Trình Chính phủ Luật Bảo hiểm xã hội đã được thẩm định.

– 7/2023: Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

– 10/2023: Quốc hội sẽ cho ý kiến thảo luận lần đầu về Luật Bảo hiểm xã hội đã được thay đổi.

Theo công bố, Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo sẽ được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua vào năm 2014. Bên cạnh đó, luật dự thảo sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

quy trinh ke hoach xay dung du thao thay doi luat
Quy trình kế hoach xâu dựng dự thảo ra sao?

Mặt khác, từ khi Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo có hiệu lực, những quy định và các văn bản luật sau đây sẽ không còn giá trị sử dụng:

– Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, ngoại trừ các quy định của cơ quan BHXH, hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội liên quan đến các nội dung về BHTN, BHYT;

– Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;

– Nghị quyết số 93/2015/QH13 về việc thực hiện các chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động;

– Khoản 2 Điều 17 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12.

AZTAX đã cung cấp các thông tin chi tiết về quy trình xây dựng kế hoạch thay đổi Luật BHXH. Rất mong rằng, quý bạn đọc đã có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng!

[wptb id=9751] [wptb id=9754]

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)