[NGHỊ QUYẾT 126/NQ-CP] Hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động

Giải đáp thắc mắc nghị quyết 126

Vừa qua, Chính phủ đã có những sửa đổi, bổ sung cho nghị quyết số 68/NQ-CP được ban hành năm 2021. Nội dung là về các chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. 

Bài viết có sử dụng từ viết tắt: NLĐ – Người lao động; QĐPL – Quyết định pháp luật.

1. Nghị quyết 126/NQ-CP nói về gì?

Nghị quyết 126/NQ-CP được ban hành vào ngày 8 tháng 10 năm 2021. Nghị quyết lần này sẽ bổ sung cho nghị quyết 68/NQ-CP với những chính sách tốt hơn cho người lao động và sử dụng lao động. Việc này sẽ hỗ trợ cải thiện cho hoạt động kinh doanh, sản xuất nhằm phụ hồi kinh tế, đảm bảo cuộc sống người dân ổn định hơn. 

Giải đáp thắc mắc nghị quyết 126
Giải đáp thắc mắc nghị quyết 126

2. Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

2.1. Nội dung được cập nhật

Căn cứ theo khoản 2 Mục II Nội dung hỗ trợ được  trình bày như sau:

“Người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 01 năm 2021 bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 10% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 01 năm 2021 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 06 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị. Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng”.

=> Như vậy, người sử dụng lao động sẽ được giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội so với nghị định cũ. Đồng thời, số lượng lao động được giảm thêm 5% thì NLĐ và sử dụng LĐ được tạm dừng đóng hữu trí và tử tuất 6 tháng.

2.2. Sự khác biệt so với nghị quyết cũ

Điều kiện được tạm dừng đóng hưu trí, tử tuất 06 tháng
Nghị quyết  68/NQ-CP Nghị quyết 126/NQ-CP
– Số lượng lao động giảm  15% 10%
– Thời gian đóng BHXH hoặc hưu trí, tử tuất  Đến hết tháng 04/2021 Đến hết tháng 01/2021

3. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

3.1. Nội dung được cập nhật

Căn cứ theo khoản 4 Mục II Nội dung hỗ trợ, được trình bày như sau:

“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thuộc một trong các trường hợp sau: phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19; do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 01 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.”

=> Chính sách mới này mở rộng thêm đối tượng NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động không lương sẽ được nhận trợ cấp.

3.2. Sự khác biệt so với nghị quyết cũ

Các trường hợp NLĐ tạm hoãn lao động được nhận trợ cấp
Nghị quyết  68/NQ-CP Nghị quyết 126/NQ-CP
Người lao động làm việc tại các cơ quan bị tạm dừng do yêu cầu chống dịch của nhà nước – NLĐ điều trị COVID-19

– NLĐ cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc

– Người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu chống dịch của cơ quan nhà nước 

– Các chi nhánh kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg 

– Cần bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19

– Thời gian áp dụng: từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021

– Mức trợ cấp được nhận: 

Từ 15 ngày đến dưới 1 tháng: 1.855.000 đồng/người

Từ 01 tháng trở lên: 3.710.000 đồng/người

4. Chính sách hỗ trợ NLĐ ngừng việc

4.1. Nội dung mới cập nhật

Căn cứ theo khoản 5 Mục II Nội dung hỗ trợ đã có những thay đổi như sau:

“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị ngừng việc vì lý do theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc và thuộc một trong các trường hợp sau: phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa hoặc không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg ; do người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19 từ 14 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.”

=> Ở mục thay đổi này, chính phủ cũng bổ sung thêm những trường hợp được nhận hỗ trợ khi ngừng việc.

4.2. Sự khác biệt so với nghị quyết cũ

Các trường hợp NLĐ ngừng việc được nhận trợ cấp
Nghị quyết  68/NQ-CP Nghị quyết 126/NQ-CP
– NLĐ theo chế độ hợp đồng ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và cách ly y tế  – NLĐ theo chế độ hợp đồng bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 

– NLĐ phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong khu vực phong tỏa

– Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước

– Các chi nhánh kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg 

– Cần bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19

Thời gian áp dụng: từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021

Mức trợ cấp được nhận: 1.000.000 đồng/người.

5. Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động

5.1. Nội dung mới cập nhật

Căn cứ theo khoản 6 Mục II Nội dung hỗ trợ đã sửa đổi, bổ sung như sau:

“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, phải chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thuộc một trong các trường hợp sau: phải cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa hoặc không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19; do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc người sử dụng lao động có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.”

=> Chính sách này bổ sung thêm các trường hợp được nhận hỗ trợ khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động.

5.2. Sự khác biệt so với nghị quyết cũ

Các trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động
Nghị quyết  68/NQ-CP Nghị quyết 126/NQ-CP
– NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động tại các đơn vị ngừng hoạt động theo yêu cầu của nhà nước

– Đồng thời, NLĐ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

– NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động tại các đơn vị  phải ngừng hoạt động theo yêu cầu của nhà nước

– NLĐ phải cách ly y tế, trong khu vực phong tỏa

– Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước

– Các chi nhánh kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg 

– Cần bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19

– Đồng thời, NLĐ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời gian áp dụng: từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021

Mức trợ cấp được nhận: 3.710.000 đồng/người.

6. Chính sách hỗ trợ bổ sung 

6.1. Nội dung mới cập nhật

Căn cứ theo khoản 7 Mục II, chính sách mới này sẽ bổ sung thêm mục c) dành cho người cao tuổi và khuyết tật nặng, cụ thể như sau:

“Người cao tuổi và người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0) hoặc cách ly y tế theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (F1) thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.”

6.2. Sự khác biệt so với nghị quyết cũ

Hỗ trợ người cao tuổi và khuyết tật
Nghị quyết  68/NQ-CP Nghị quyết 126/NQ-CP

Không có

– Người cao tuổi và khuyết tật đặc biệt nặng phải điều trị hoặc cách ly y tế

Thời gian áp dụng: 27 tháng 4 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người trong thời gian điều trị.

7. Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh

7.1. Nội dung mới cập nhật

Căn cứ theo khoản 10 Mục II, có những sửa đổi, bổ sung sau:

“Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế; hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc do có địa điểm kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ.”

7.2. Sự khác biệt so với nghị quyết cũ

Những hộ kinh doanh được hỗ trợ

Nghị quyết  68/NQ-CP Nghị quyết 126/NQ-CP
– Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế 

– Đồng thời dừng hoạt động trong 15 ngày liên tục

Có đăng ký kinh doanh:

– Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có trong danh bạ cơ quan thuế

Không có đăng ký kinh doanh: 

– Hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối 

– Người bán hàng rong, quà vặt

– Buôn chuyến

– Kinh doanh lưu động

– Kinh doanh thời vụ

– Làm dịch vụ có thu nhập thấp 

– Đồng thời dừng hoạt động trong 15 ngày liên tục

8. Chính sách cho vay trả lương ngừng việc

8.1. Nội dung mới cập nhật

Căn cứ theo khoản 11 Mục II sửa đổi, bổ sung ở mục a) như sau:

“Cho vay trả lương ngừng việc: Người sử dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động, trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.”

=> Chính sách này cho phép nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ vay trả lương hơn so với chính sách cũ.

8.2. Sự khác biệt so với nghị quyết cũ

Yêu cầu đối với người sử dụng lao động khi vay trả lương ngừng việc

Nghị quyết  68/NQ-CP Nghị quyết 126/NQ-CP
– Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài – Không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay

9. Chính sách trả lương phục hồi sản xuất

9.1. Nội dung mới cập nhật

Căn cứ theo điểm b khoản 11 Mục II đã được cập nhật chi tiết như sau:

“b) Cho vay trả lương phục hồi sản xuất: Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19; người sử dụng lao động có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg và người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương cho người lao động. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thời gian trả lương thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.”

9.2. Sự khác biệt so với nghị quyết cũ

Các doanh nghiệp được cho vay trả lương

Nghị quyết  68/NQ-CP Nghị quyết 126/NQ-CP
– Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước

– Người sử dụng lao động thuộc lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

– Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước

– Các chi nhánh kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg 

– Người sử dụng lao động thuộc lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thời gian áp dụng: từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.

10. Bộ Tài chính

10.1. Nội dung mới cập nhật

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Mục III Tổ chức thực hiện được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 2 Mục I Nghị quyết này, quy định của pháp luật có liên quan và số thực chi từ ngân sách nhà nước của các địa phương (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước) để xem xét, bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. Trường hợp dịch bệnh xảy ra trên phạm vi lớn, ngân sách địa phương không đủ nguồn lực để thực hiện, căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính bổ sung cho ngân sách địa phương tối đa bằng 70% mức dự kiến đề xuất ngân sách trung ương hỗ trợ để kịp thời thực hiện chính sách. Sau khi địa phương có báo cáo kết quả chi ngân sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động (địa phương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo), Bộ Tài chính bổ sung hoặc thu hồi dự toán ngân sách trung ương trên cơ sở thực tế hỗ trợ đối tượng theo quy định; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện.”

=> Những bổ sung này giúp cho địa phương có thể nhanh chóng hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động

10.2. Sự khác biệt so với nghị quyết cũ

Thực hiện ngân sách
Nghị quyết  68/NQ-CP Nghị quyết 126/NQ-CP
– QĐPL liên quan và số thực chi của các địa phương (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước) để xem xét, hỗ trợ kịp thời từ ngân sách trung ương cho từng địa phương, định kỳ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. – Quy định pháp luật có liên quan và số thực chi của các địa phương (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước) để xem xét, hỗ trợ kịp thời từ ngân sách trung ương cho từng địa phương, định kỳ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

– Bộ Tài chính bổ sung cho ngân sách địa phương tối đa bằng 70% mức dự kiến đề xuất ngân sách trung ương hỗ trợ.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI, C&B TRỌN GÓI AZTAX

Trên đây là những thông tin mới nhất mà AZTAX cập nhật cho quý khách. Hiện nay, AZTAX đã và đang hỗ trợ dịch vụ bảo hiểm xã hội, dịch vụ C&B trọn gói dành cho doanh nghiệp và người lao động. Xem thêm các dịch vụ của chúng tôi tại: 

A. Dịch vụ cho doanh nghiệp

Dịch vụ làm bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp

– Dịch vụ bảo hiểm xã hội tại tphcm

– Công ty làm dịch vụ bảo hiểm xã hội

Dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội

Dịch vụ làm bảo hiểm xã hội cho công ty nước ngoài

– Dịch vụ giải trình bảo hiểm xã hội

– Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu

– Dịch vụ kế toán cho công ty nước ngoài

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

B. Dịch vụ cho người lao động

– Dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội

– Dịch vụ gộp sổ BHXH

– Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội

– Dịch vụ hỗ trợ khi mất sổ BHXH

– Dịch vụ trợ cấp BHXH một lần

Dịch vụ làm bảo hiểm thai sản

– Dịch vụ nhận trợ cấp thất nghiệp

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Nghị quyết 126/NQ-CP về hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích đến với người lao động và doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc về các vấn đề liên quan, Quý khách hàng hãy liên hệ với AZTAX theo thông tin dưới đây để được giải đáp hoặc tư vấn chi tiết về dịch vụ miễn phí trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (3 bình chọn)
5/5 - (3 bình chọn)