[CẬP NHẬT] Tỷ lệ và mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024

Mức đóng bảo hiểm xã hội

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc qua nhiều giai đoạn đã và đang có những thay đổi nhất định. Trong bối cảnh tình hình kinh tế – xã hội đã bắt đầu ổn định sau đại dịch COVID-19, mức đóng này đã được điều chỉnh lại nhiều lần để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội qua từng năm có sự thay đổi như thế nào? Cùng AZTAX thống kê lại nhé!

Nội Dung Bài Viết

1. Mức đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Mức đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng công thức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhân với tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:

  • Lương cơ bản
  • Phụ cấp lương (phụ cấp có tính đóng bảo hiểm xã hội)
  • Các khoản bổ sung khác

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp khác, tính theo lương cơ sở. Lương cơ sở được quy định dựa trên công văn của Nhà nước. Thông thường, cứ mỗi năm lương cơ sở được tăng 1 lần.

Mức đóng bảo hiểm xã hội
Mức đóng bảo hiểm xã hội

2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Mức đóng bảo hiểm xã hội còn được xác định bởi tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ này bao gồm phần đóng của người lao động (trích từ lương) và phần đóng của người sử dụng lao động (trích vào chi phí).

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Trong suốt quá trình tồn tại quỹ bảo hiểm, tỷ lệ này đã được điều chỉnh khá nhiều lần để phù hợp với thực trạng của xã hội.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội

3. Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng qua từng năm (cập nhật)

AZTAX xin cập nhật tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội vào mức đóng BHXH qua từng năm. Lưu ý, mức đóng căn cứ dựa trên lương tối thiểu vùng thay đổi qua từng năm. Mức đóng thực tế tại doanh nghiệp có thể chênh lệch do lương thực tế của người lao động được chi trả trên căn cứ của nhiều yếu tố khác (vị trí, cấp bậc, ngành nghề, khu vực, trình độ,…).

3.1 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 đã hầu như không có quá nhiều sự thay đổi như năm 2022. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy tình hình kinh tế, xã hội đã bắt đầu có sự ổn định hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, mức đóng này không có sự thay đổi so với cuối năm 2022 và được áp dụng theo văn bản pháp lý áp dụng ở năm 2022. Tỷ lệ đó như sau:

a) Đối với người lao động là người Việt Nam

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 8% 17,5% 25,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 21,5% 32%

b) Đối với người lao động là người nước ngoài

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 8% 17,5% 25,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN
Tổng cộng 9,5% 20,5% 30%

3.2 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022

Năm 2022 dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến gây ra nhiều khó khăn cho cả người lao động và cả doanh nghiệp. Năm 2021, nhiều chính sách Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động khó khăn do dịch bệnh đã được và sẽ tiếp tục được áp dụng trong năm 2022, trong đó có thể kể đến Nghị quyết 68/NQ-CP, được sửa đổi bởi Nghị quyết 126/NQ-CPNghị quyết 116/NQ-CP.

Với việc áp dụng các chính sách hỗ trợ, mức đóng bảo hiểm xã hội liên tục có sự thay đổi trong năm 2022. Cụ thể:

a) Đối với người lao động là người Việt Nam chi trả lương theo doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/01/2022 đến 30/06/2022
BHXH 8% 17% 25%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1%
Tổng cộng 10,5% 20% 30,5%
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/07/2022 đến 30/09/2022
BHXH 8% 17,3% – 17,5% 25,3% – 25,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1%
Tổng cộng 10,5% 20,3% – 20,5% 30,8% – 31%
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/10/2022 đến 31/12/2022
BHXH 8% 17,3% – 17,5% 25,3% – 25,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 21,3% – 21,5% 31,8% – 32%

b) Đối với người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 8% 17,5% 25,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 21,5% 32%

c) Đối với người lao động là người nước ngoài

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/01/2022 đến 30/06/2022
BHXH 8% 17% 25%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN
Tổng cộng 9,5% 20% 29,5%
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/07/2022 đến 31/12/2022
BHXH 8% 17% 25%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN
Tổng cộng 9,5% 20,5% 30%

3.3 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2021

Năm 2021 là một năm chứng kiến nhiều sự biến động của xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, mức đóng tối thiểu không có sự khác biệt so với năm 2020 (do lương tối thiểu vùng không tăng). Tuy nhiên, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh dịch bệnh từ giữa năm 2021 theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg và cuối năm 2021 theo Nghị quyết 116/NQ-CP.

Theo đó, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ban hành ngày 07/07/2021 nêu người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Dẫn đến khoản trích vào bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp chỉ còn 17% (so với 17,3% đến 17,5% trước đó). Thời gian áp dụng từ 01/07/2021 đến 30/06/2022.

Ngày 24/09/2021, Nghị quyết 116/NQ-CP cũng được thông qua. Trong đó nêu người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng 0% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (không bao gồm người lao động thuộc đối tượng nhận lương từ ngân sách Nhà nước). Thời gian áp dụng từ 01/10/2021 đến hết 30/09/2022.

Như vậy, tỷ lệ đóng vào các quỹ bảo hiểm năm 2021 như sau:

a) Đối với người lao động là người Việt Nam chi trả lương theo doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/01/2021 đến 30/06/2021
BHXH 8% 17,5% 25,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 21,5% 32%
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/07/2021 đến 30/09/2021
BHXH 8% 17% 25%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 21% 31,5%
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/10/2021 đến 31/12/2021
BHXH 8% 17% 25%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1%
Tổng cộng 10,5% 20% 30,5%

b) Đối với người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 8% 17,5% 25,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 21,5% 32%

c) Đối với người lao động là người nước ngoài

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/01/2021 đến 30/06/2021
BHXH 3,5% 3,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN
Tổng cộng 1,5% 6,5% 8%
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/07/2021 đến 31/12/2021
BHXH 3% 3%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN
Tổng cộng 1,5% 6% 7,5%

3.4 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020

Năm 2020 là năm Việt Nam bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bị trì trệ do phải đóng cửa hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, lữ hành. Hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển quốc tế cũng chung tình trạng khi các nước trên thế giới có ca mắc COVID-19 tăng theo tốc độ chóng mặt. Dựa trên bối cảnh đó, cơ quan nhà nước Việt Nam đã ban bố chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bị ảnh hưởng được giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, năm 2020 là năm có mức đóng bảo hiểm tăng nhẹ do lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng, tuy nhiên, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội không có sự biến động so với năm trước. Cụ thể như sau:

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 8% 17,5% 25,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 21,5% 32%

3.5 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2019

Cuối năm 2019, dịch COVID bắt đầu xuất hiện tại một vài nơi trên thế giới nhưng Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nên không có sự tác động. Do vậy năm 2019 có mức đóng tăng nhẹ so với năm 2018 do được điều chỉnh lương tối thiểu vùng thường niên. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm được giữ nguyên. Cụ thể như sau:

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 8% 17,5% 25,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 21,5% 32%

3.6 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2018

Về cơ bản, mức đóng năm 2018 vẫn giữ nguyên so với nửa cuối năm 2017. Lương tối thiểu vùng vẫn được tăng nhẹ vào tháng 7 thường niên. Cụ thể như sau:

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 8% 17,5% 25,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 21,5% 32%

3.7 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2017

Năm 2017 có sự thay đổi về cả mức đóng và tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội. Sự điều chỉnh này căn cứ dựa trên Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 và điều chỉnh từ nửa cuối 2017. Như vậy, 05 tháng đầu năm 2017 sẽ áp dụng mức đóng cũ, và từ 1/6/2017 sẽ áp dụng mức đóng mới với tổng mức đóng là 32%. Cùng với đó, lương tối thiểu vùng vẫn tăng nhẹ. Cụ thể như sau:

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/01/2017 đến 31/05/2017
BHXH 8% 18% 26%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 22% 32,5%
Tỷ lệ đóng áp dụng từ 01/06/2017 đến 31/12/2017
BHXH 8% 17,5% 25,5%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 21,5% 32%

3.8 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ 2014 đến 2016

Mức đóng trong giai đoạn này vẫn chịu tác động của lương tối thiểu vùng. Trong vòng 03 năm, lương tối thiểu vẫn tăng nhẹ. Giai đoạn năm 2014 đến 2016, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội căn cứ theo Điều 91, Điều 92 Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Điều 85, Điều 86 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014. Cụ thể như sau:

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 8% 18% 26%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 10,5% 22% 32,5%

3.9 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ 2012 đến 2013

Mức đóng vẫn căn cứ dựa trên lương tối thiểu vùng được điều chỉnh thường niên, áp dụng từ giữa năm. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn này tiếp tục bị điều chỉ tăng 1% (mỗi 02 năm) cho đến 18% thì dừng. Cụ thể mức đóng như sau:

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 7% 17% 24%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 9,5% 21% 30,5%

3.10 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ 2010 đến 2011

Tương tự như giai đoạn kể trên, đây là giai đoạn được áp dụng quy định được nêu tại năm trước. Theo đó, tỷ lệ đóng đóng tiếp tục tăng 02 năm 1% cho đến 18%. Mức đóng thay đổi căn cứ trên lương tối thiểu vùng. Cụ thể:

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 6% 16% 22%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 8,5% 20% 28,5%

3.11 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2009

Đây là giai đoạn đầu tiên áp dụng mức đóng bảo hiểm dựa trên Điều 91, Điều 92 Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006. Bắt đầu tăng từ 15%, cứ 02 năm tăng 1% cho đến khi 18%. Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm nay, doanh nghiệp và người lao động đều phải trích thêm 1% đóng bảo hiểm thất nghiệp. Mức đóng vẫn chịu sự tác động của sự thay đổi lương tối thiểu. Cụ thể:

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 5% 15% 20%
BHYT 1% 2% 3%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 7% 18% 25%

3.12 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ 2007 đến 2008

Cũng như ở mục trên, đây là giai đoạn đầu tiên áp dụng mức đóng bảo hiểm dựa trên Điều 91, Điều 92 Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006. Tuy nhiên, vào thời điểm này, doanh nghiệp và người lao động chưa bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể như sau:

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 5% 15% 20%
BHYT 1% 2% 3%
BHTN
Tổng cộng 6% 17% 23%

3.13 Tỷ lệ đóng của các quỹ bảo hiểm vào mức đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ 1995 đến 2006

Giai đoạn này tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội được căn cứ dựa trên Điều 36 Nghị định số 12/CPMục C Thông tư 06-TT-LDTBXH. Tỷ lệ đóng bảo hiểm trong giai đoạn này không có sự biến động. Giữ nguyên mức nhất định qua từng năm. Cụ thể như sau:

Các khoản trích Người lao động Người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 5% 15% 20%
BHYT
BHTN
Tổng cộng 5% 15% 20%

4. Kết luận

Khi mức đóng bảo hiểm xã hội có sự thay đổi đồng nghĩa với việc hồ sơ điều chỉnh tăng giảm bảo hiểm phải được thực hiện ngay. Doanh nghiệp nắm bắt được những điều này, thực hiện đúng và đủ các nghiệp vụ thì sẽ xử lý rất tốt hồ sơ thanh tra. Thế nhưng, hồ sơ thanh tra không chỉ bao gồm mức đóng bảo hiểm xã hội mà còn có rất nhiều yếu tố khác.

Tham khảo ngay Bảng Rà Soát Toàn Bộ Hồ Sơ C&B được gửi tặng hoàn toàn miễn phí này để tiến hành rà soát lại tất tần tật các nghiệp vụ từ trước đến nay. Từ đó, doanh nghiệp có thể chỉnh sửa kịp thời những lỗi sai và không còn trạng thái lo lắng mỗi khi nhận công văn thanh tra.

Bảng rà soát này được soạn lập bởi AZTAX và có nêu rõ đầy đủ tham chiếu, hướng dẫn cũng như căn cứ pháp lý. Tuy nhiên, với doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm thì có thể tham khảo ngay Dịch Vụ Rà Soát C&B trọn gói của chúng tôi với chi phí cạnh tranh nhất thị trường.

Đặc biệt, AZTAX hiện đang triển khai chương trình khảo sát nghiệp vụ – tư vấn miễn phí về tình hình C&B hiện tại của doanh nghiệp kèm theo các dịch vụ chỉnh sửa lỗi hồ sơ với giá ưu đãi. Doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát (kéo dài 15-30 phút) để được hỗ trợ:

[wptb id=9754]
5/5 - (7 bình chọn)
5/5 - (7 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon