Mẫu tính lương theo KPI cho doanh nghiệp mới nhất 2025

Mẫu tính lương theo KPI cho doanh nghiệp mới nhất 2024

Mẫu tính lương theo KPI đang ngày càng trở thành công cụ quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất nhân viên một cách chính xác và minh bạch. Áp dụng mẫu này không chỉ khách quan hóa năng lực, tạo động lực làm việc mà còn đảm bảo sự công bằng trong đãi ngộ. Hãy cùng AZTAX khám phá cách xây dựng và triển khai mẫu tính lương theo KPI hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

1. Định nghĩa KPI và tính lương theo KPI là gì?

KPI là viết tắt của Key Performance Indicator, đây là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường và đánh giá hiệu suất công việc được thể hiện qua con số, chỉ tiêu định lượng.

Thông thường, mỗi vị trí công việc đều có mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Quản lý sử dụng các chỉ số này để đánh giá hiệu quả của từng vị trí công việc. Dựa trên việc hoàn thành các KPI, các công ty thiết lập các hệ thống phần thưởng và phạt cho từng cá nhân.

Định nghĩa KPI và cách tính lương theo KPI
Định nghĩa KPI và  tính lương theo KPI là gì?

Tính lương theo KPI là phương pháp tính lương dựa trên kết quả đánh giá hoàn thành các mục tiêu công việc đã được đề ra. Theo phương pháp này, mức lương của nhân viên sẽ được xác định dựa trên mức độ đạt được các chỉ số KPI của họ. KPI có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, sản xuất, giáo dục, y tế,… nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các bộ phận hoặc tổ chức.

Xem thêm: Lương KPI là gì?

Xem thêm: Thưởng KPI là gì?

2. Cách tính lương theo KPI

Cách tính lương theo KPI
Cách tính lương theo KPI

Cách tính lương theo KPI bao gồm ba yếu tố chính sau đây:

P1 (Position): Vị trí công việc.

P2 (Person): Năng lực cá nhân.

P3 (Performance): Kết quả công việc.

Có hai phương pháp chính để tính lương theo KPI là:

  • Phương pháp 2P: P1 + P3
    • Tính lương dựa trên vị trí công việc và kết quả thực hiện công việc.
    • Lương cứng chiếm phần lớn trong tổng mức lương, lương mềm chiếm phần nhỏ
  • Phương pháp 3P: P1 + P2 + P3
    • Tính lương dựa trên vị trí công việc, năng lực cá nhân và kết quả thực hiện công việc.
    • Lương cứng và lương mềm được cân bằng.

Ví dụ:

Kết quả đánh giá KPI (1) Lương cố định(2) (đồng) Lương biến đổi

(3) = (1)*(2) (đồng)

Tổng tiền lương(4) = (2) + (3) (đồng)
50% 5.000.000 2.500.000 7.500.000
100% 5.000.000 5.000.000 10.000.000

3. Mẫu tính lương theo KPI chuẩn nhất cho mọi doanh nghiệp 2025

Mẫu tính lương theo KPI chuẩn nhất
Mẫu tính lương theo KPI chuẩn nhất

Dưới đây là một mẫu tính lương theo KPI mà bạn nên biết đến khi nghiên cứu về vấn đề này, đảm bảo độ chính xác và hiệu quả trong đánh giá và thưởng lương dựa trên hiệu suất công việc:

Kết quả

đánh giá KPI (1)

Lương cố định (2) (đồng) Lương biến đổi

(3) = (1)*(2) (đồng)

Tổng tiền lương

(4) = (2) + (3) (đồng)

50% 5.000.000 2.500.000 7.500.000
60% 5.000.000 3.000.000 8.000.000
70% 5.000.000 3.500.000 8.500.000
80% 5.000.000 4.000.000 9.000.000
90% 5.000.000 4.500.000 9.500.000
100% 5.000.000 5.000.000 10.000.000
110% 5.000.000 5.500.000 10.5000.000
120% 5.000.000 6.000.000 11.000.000

Trong đó:

  • Lương cố định là mức tiền được trả cho mỗi nhân viên dựa trên vị trí chức danh và năng lực làm việc của họ. Mức lương cố định này khác nhau cho từng cá nhân tuỳ thuộc vào vị trí và khả năng làm việc của họ.
  • Lương biến đổi là số tiền được trả cho nhân viên dựa trên các KPI đánh giá của họ. Mức lương biến đổi tăng lên khi nhân viên đạt được các KPI cao hơn.
  • Tổng tiền lương nhận được bao gồm cả lương cố định và lương biến đổi.

4. Tại sao nên áp dụng tính lương theo KPI cho nhân viên?

Tại sao nên áp dụng tính lương theo KPI cho nhân viên?
Tại sao nên áp dụng tính lương theo KPI cho nhân viên?

Theo phương pháp tính lương theo KPI, có nhiều lợi ích đối với cả doanh nghiệp và nhân viên, bao gồm:

  • Tạo động lực cho nhân viên: Lương thưởng của nhân viên phụ thuộc vào việc họ đạt được các KPI, giúp kích thích nỗ lực làm việc và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
  • Đồng bộ hóa mục tiêu: Nhân viên và doanh nghiệp hướng tới cùng một mục tiêu là hoàn thành các KPI, từ đó thúc đẩy hiệu quả làm việc.
  • Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Sự cạnh tranh giành các KPI giữa nhân viên thúc đẩy môi trường làm việc năng động và hiệu quả.
  • Xác định nhân viên hiệu suất cao: Phương pháp này giúp doanh nghiệp nhận diện và khen thưởng những nhân viên có hiệu suất làm việc cao, đồng thời có thể thăng chức hoặc đào tạo để phát triển họ.
  • Tăng trưởng và phát triển: Nhân viên nỗ lực để đạt KPI sẽ cải thiện năng lực và góp phần vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
  • Trả lương công bằng: Lương thưởng dựa trên kết quả thực tế giúp đảm bảo sự công bằng trong việc trả lương giữa các nhân viên trong công ty.

Tính lương theo KPI là cách để khuyến khích hiệu suất làm việc và tập trung vào kết quả đạt được. Nó tạo động lực cho nhân viên cải thiện công việc và đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá rõ ràng hiệu quả lao động để phát triển bền vững.

5. Người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động không đạt KPI hay không?

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật lao động được quy định tại khoản 4, Điều 124 Bộ luật Lao động 2019.

Theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động bao gồm:

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động không đạt KPI hay không?
Người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động không đạt KPI hay không?

Điều 36, khoản 1, điểm a của Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, trong đó nêu rõ:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

Vì vậy, người sử dụng lao động không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chỉ vì người lao động không hoàn thành các chỉ tiêu KPI đã được xác định.
Tuy nhiên, nếu KPI được xem là tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc, đã được công ty tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và ghi rõ trong quy chế công ty, thì khi người lao động không đạt KPI trong thời gian dài, công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Lưu ý: Việc chấm dứt hợp đồng lao động theo cách này chỉ hợp pháp khi người lao động không thực hiện đúng công việc theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng

6. Một số lưu ý khi tính lương theo KPI

Một số lưu ý khi tính lương theo KPI
Một số lưu ý khi tính lương theo KPI

Để đảm bảo tính chính xác và công bằng trong quá trình tính lương theo KPI, cần lưu ý các điều sau:

  • Chính sách trả lương phải đảm bảo công bằng, minh bạch và phù hợp với năng lực và đóng góp của từng nhân viên.
  • Mức độ hoàn thành các chỉ số KPI cần phải khả thi với khả năng của từng nhân viên. Đặt mục tiêu quá cao có thể gây áp lực không cần thiết.
  • Mục tiêu và các chỉ số KPI cần phải phù hợp với tính chất công việc và thực tế hoạt động của tổ chức.
  • Thường xuyên theo dõi và đánh giá mức độ hoàn thành KPI để có thể điều chỉnh và cải tiến kịp thời.

Việc tính lương theo KPI mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đòi hỏi sự cẩn trọng và công bằng. Chỉ khi thực hiện đúng các nguyên tắc này, KPI mới thật sự có giá trị trong việc nâng cao hiệu suất làm việc và khuyến khích sự phát triển cá nhân trong tổ chức.

Trên đây, AZTAX đã cung cấp mẫu tính lương theo KPI chuẩn nhất cho doanh nghiệp hiện nay và giải thích một số vấn đề xoay quanh việc tính lương theo KPI. Để cập nhật thêm thông tin và quy định mới nhất về các vấn đề liên quan khác, quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ ngay cho AZTAX để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
5/5 - (3 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon