Mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh mới nhất 2024

Mẫu giấy thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Khi có thay đổi liên quan đến nội dung trên giấy đăng ký kinh doanh thì người đại diện pháp luật phải thực hiện thông báo cho cơ quan đã đăng ký thông qua mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh. Nhiều người gặp khó khăn khi không biết phải viết giấy đề nghị thay đổi giấy phép kinh doanh như thế nào? trên giấy thông báo đề nghị thay đổi giấy phép kinh doanh cần phải thực hiện trình tự như thể nào? Bài viết này của AZTAX sẽ giúp bạn hiểu rõ những vấn đề trên. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh

Mẫu đơn đề nghị thay đổi giấy phép kinh doanh là Mẫu số 02 được ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Doanh nghiệp có thể tham khảo và sử dụng mẫu sau đây:

Mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh
Mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh

Xem thêm: Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp 2024

2. Hướng dẫn viết mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh

Dưới đây là hướng dẫn viết mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh mà bạn có thể tham khảo:

  • Tiêu đề mẫu đơn
    • Tiêu đề: “Đơn xin thay đổi giấy phép kinh doanh”
    • Phụ đề: thay đổi lần thứ…
  • Thông tin công ty
    • Tên công ty: Ghi đầy đủ, chính xác theo giấy phép đăng ký kinh doanh.
    • Địa chỉ trụ sở chính: Cần ghi rõ số nhà, đường, phường/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh.
    • Mã số thuế: Số mã số thuế của công ty.
    • Số giấy phép kinh doanh: Ghi rõ số giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty, để cơ quan chức năng dễ tra cứu.
    • Thông tin người đại diện pháp luật: Ghi đầy đủ họ tên, chức danh, thông tin của người đại diện
  • Nội dung thay đổi
    • Loại thay đổi: Cần ghi rõ nội dung thay đổi trong giấy phép kinh doanh như thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi vốn điều lệ, v.v.
    • Chi tiết nội dung thay đổi: Cần mô tả chi tiết nội dung muốn thay đổi và lý do thay đổi. Ví dụ: Nếu thay đổi địa chỉ trụ sở chính, cần ghi rõ địa chỉ cũ và địa chỉ mới.
  • Thời gian thay đổi
    • Ngày bắt đầu thay đổi dự kiến: Cần ghi rõ thời gian dự kiến thực hiện thay đổi này.
  • Cam kết và xác nhận
    • Cam kết: Công ty cam kết các thông tin trong đơn là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
    • Chữ ký: Đại diện pháp luật của công ty ký tên, đóng dấu công ty.
  • Tài liệu kèm theo
    • Danh sách các giấy tờ kèm theo (nếu có), bao gồm: bản sao giấy phép kinh doanh cũ, biên bản họp công ty về việc thay đổi, quyết định của chủ sở hữu/các thành viên/cổ đông.

Mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh (ví dụ)

TÊN  DOANH NGHIỆP                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP KINH DOANH
(thay đổi lần thứ……)

Kính gửi ……

1. Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………………….
Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư số…………do…………..cấp ngày……………
Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số lô, đường,khu công nghiệp,  phường/ xã, thị xã/ huyện, tỉnh Bình Dương)
Điện thoại:……………………………………….Fax:………………………………
Email:……………………………………………Website (nếu có): ………………

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Họ và tên:……………………………………………………………………………………Nam/Nữ…..
Chức danh:…………………………………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:…………….ngày cấp…………………cơ quan cấp………………..

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND) (ghi rõ tên loại giấy, số, nơi cấp, ngày cấp)…………………………………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………….

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh với nội dung sau:

1. Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung (ghi nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 10  Nghị định số 23/2007/NĐ-CP)
2. Lý do sửa đổi, bổ sung
……………………………………………………………………………………………………..

3. Nội dung đề nghị được cấp phép sau khi sửa đổi, bổ sung: (ghi toàn bộ và đầy đủ nội dung kinh doanh khi thành lập công ty đề nghị được cấp phép sau khi sửa đổi, bổ sung)

Tôi và các thành viên cam kết: chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh.

……, ngày…… tháng……. năm…….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tài liệu kèm theo:
1………..
2………..

3. Những trường hợp thay đổi giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh sẽ được điều chỉnh trong các trường hợp: Thay đổi thay đổi tên công ty; Thay đổi địa chỉ công ty; Thay đổi vốn điều lệ công ty; Thay đổi thông tin trên CMND/CCCD/Hộ chiếu về chủ sở hữu, cổ đông/thành viên góp vốn.
Những trường hợp tiến hành thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh
Những trường hợp tiến hành thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 14 và khoản 1 Điều 11 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Giấy phép kinh doanh sẽ được điều chỉnh khi có sự thay đổi trong một trong các nội dung sau:

  • Thay đổi địa chỉ trụ sở chính
  • Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
  • Thay đổi tên doanh nghiệp
  • Thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ công ty
  • Thay đổi cơ cấu vốn góp, cơ cấu thành viên
  • Thay đổi thông tin thành viên
  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

4. Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh

Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh

  • Đơn xin cấp hoặc cấp lại Giấy phép kinh doanh (GPKD)
  • Tài liệu chứng minh các thay đổi thông tin là chính xác, áp dụng khi muốn điều chỉnh nội dung trên GPKD
  • Với trường hợp GPKD cũ bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng, cần có tài liệu chứng minh đã khắc phục vi phạm
  • Giấy tờ chứng minh hoạt động của cá nhân, tổ chức đủ điều kiện, như giấy đăng ký kinh doanh, bằng cấp, chứng chỉ,…
  • Các giấy tờ liên quan cần thiết khác

Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh

Để thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh, đơn vị cần trải qua quá trình kiểm tra hồ sơ và thẩm định điều kiện thực tế từ Cơ quan có thẩm quyền. Quy trình có thể khác nhau tùy theo ngành nghề và cơ quan liên quan, nhưng cơ bản gồm các bước sau:

  • Bước 1: Cá nhân, doanh nghiệp, hoặc tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đúng quy định pháp luật
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh (GPKD)
  • Bước 3: Nếu cần bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền sẽ thông báo cụ thể sau khi kiểm tra
  • Bước 4: Doanh nghiệp sẽ được cấp GPKD sau khi hoàn tất thẩm định hoặc Cơ quan có thể từ chối và nêu rõ lý do bằng văn bản

Thủ tục thẩm định, thời gian và chi phí sẽ khác nhau tùy theo loại giấy phép và ngành nghề.

5. Thay đổi giấy phép kinh doanh có cần đổi con dấu công ty không?

Nếu con dấu cũ của doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở thì khi thay đổi địa chỉ này cũng cần phải thay đổi con dấu. Nếu việc thay đổi địa chỉ trụ sở không ảnh hưởng đến con dấu thì không phải thay đổi con dấu.

Thay đổi giấy phép kinh doanh có cần đổi con dấu công ty không?
Thay đổi giấy phép kinh doanh có cần đổi con dấu công ty không?

Việc thay đổi con dấu là cần thiết trong những trường hợp liên quan đến thay đổi giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh dẫn đến việc điều chỉnh thông tin trên con dấu. Cụ thể, các tình huống này bao gồm thay đổi mã số thuế, tên công ty hoặc địa chỉ công ty khi chuyển sang quận hoặc huyện khác.

Đối với những công ty đã hoạt động từ lâu, nếu trên giấy phép kinh doanh có số chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác với mã số thuế, thì việc cập nhật mã số thuế vào giấy phép kinh doanh là bắt buộc. Điều này đồng nghĩa với việc con dấu cũng cần được thay đổi để phản ánh thông tin mới.

Theo quy định mới nhất của pháp luật, doanh nghiệp có quyền khắc mới và sử dụng nhiều con dấu khác nhau, giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng con dấu tại nhiều địa điểm khác nhau.

6. Mức xử phạt không công bố nội dung thay đổi giấy phép kinh doanh

Phạt tiền từ 10.000.000 VND đến 15.000.000 VND cho những hành vi không công bố hoặc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Mức xử phạt không công bố nội dung thay đổi giấy phép kinh doanh
Mức xử phạt không công bố nội dung thay đổi giấy phép kinh doanh

Nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ này, sẽ phải đối mặt với mức xử phạt cụ thể như sau:

  • Mức phạt tiền: Doanh nghiệp có thể bị phạt từ 10.000.000 VND đến 15.000.000 VND cho hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Doanh nghiệp buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khắc phục hành vi vi phạm nêu trên.

7. Một số lưu ý khi thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh

Một số lưu ý khi thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh
Một số lưu ý khi thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh

Dưới đây là những lưu ý khi thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh:

  • Thay đổi địa chỉ trụ sở chính: Doanh nghiệp có thể cần thay đổi địa chỉ trụ sở chính để đáp ứng nhu cầu phát triển hoặc thuận tiện trong hoạt động kinh doanh. Khi thực hiện việc này, cần lưu ý các thủ tục pháp lý như: đảm bảo địa chỉ mới tuân thủ quy định pháp luật, chuyển hồ sơ thuế và thay đổi con dấu doanh nghiệp nếu địa chỉ mới thuộc quận khác. Nếu thay đổi địa chỉ trong cùng một quận, doanh nghiệp không cần thay đổi con dấu.
  • Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh: Khi doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp lĩnh vực kinh doanh, việc bổ sung hoặc cắt giảm ngành nghề trên giấy phép kinh doanh là cần thiết. Doanh nghiệp cần xác định rõ ngành nghề nào phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và phân loại giữa ngành nghề có điều kiện và không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký đúng trình tự.
  • Thay đổi tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp không chỉ là yếu tố định hình thương hiệu mà còn phải phản ánh đúng nhu cầu kinh doanh. Khi thay đổi tên, doanh nghiệp cần lựa chọn tên mới vừa phù hợp, vừa hợp pháp. Bên cạnh việc chọn tên, chủ doanh nghiệp còn cần thực hiện các thay đổi khác như con dấu, thông tin hóa đơn, và thông báo cho các cơ quan quản lý thuế, ngân hàng, cũng như đối tác để tránh gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
  • Thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ công ty: Việc thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp cần được thực hiện cẩn thận, bởi có những quy định pháp luật rõ ràng về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Doanh nghiệp cần xác định loại hình doanh nghiệp của mình có được phép tăng hoặc giảm vốn hay không. Việc thay đổi vốn cũng phải tương thích với các ngành nghề kinh doanh, nhất là đối với ngành nghề có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu.
  • Thay đổi cơ cấu vốn góp, cơ cấu thành viên: Việc thay đổi cơ cấu vốn góp thường xuyên xảy ra khi doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp quy mô. Doanh nghiệp cần lưu ý đến tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu để có quyền chi phối trong các cuộc họp. Ngoài ra, nếu muốn thêm thành viên góp vốn, có thể cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Thay đổi thông tin thành viên: Khi thông tin thành viên như CMND, hộ chiếu, hoặc địa chỉ thay đổi, doanh nghiệp cần cập nhật kịp thời lên giấy phép kinh doanh. Điều này giúp dễ dàng hơn trong việc giao dịch với đối tác, ngân hàng và cơ quan nhà nước, tránh tình trạng thông tin không khớp gây khó khăn trong các giao dịch.
  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Trước khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, cần nắm rõ thông tin về loại hình hiện tại và loại hình dự kiến chuyển đổi. Mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý khác nhau. Việc thay đổi số lượng thành viên góp vốn cũng có thể dẫn đến việc cần thay đổi loại hình doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh cho phù hợp.

Trên đây là những thông tin về mẫu thay đổi giấy phép kinh doanhAZTAX đã tổng hợp được. Để đảm bảo thực hiện đúng quy trình và tuân thủ pháp luật hãy liên hệ với AZTAX qua số HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

5/5 - (6 bình chọn)
5/5 - (6 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon