Khi thực hiện đăng ký tạm trú online, phí dịch vụ và lệ phí đăng ký tạm trú 2024 online là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn hiện nay. Với sự tiện lợi của việc đăng ký trực tuyến, việc hiểu rõ về các khoản phí sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ. Để bạn có cái nhìn rõ ràng về lệ phí đăng ký tạm trú 2024 online, hãy cùng AZTAX khám phá chi tiết thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
1. Lệ phí đăng ký tạm trú 2024 online là bao nhiêu?
Theo quy định tại Thông tư 75/2022/TT-BTC về lệ phí đăng ký tạm trú như sau:
STT | Nội Dung | Đơn vị tính | Mức thu | |
Đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp | Đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ qua công dịch vụ công trực tuyến | |||
1 | Đăng ký thường trú | Đồng/lần đăng ký | 20.000 | 10.000 |
2 | Đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình) | Đồng/lần đăng ký | 15.000 | 7.000 |
3 | Đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách | Đồng/lần đăng ký | 10.000 | 5.000 |
4 | Tách hộ | Đồng/lần đăng ký | 10.000 | 5.000 |
Theo đó, trường hợp nộp hồ sơ làm thủ tục đăng ký tạm trú năm 2024 online thì mức thu phí như sau:
Trường hợp đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú online đối với (cá nhân, hộ gia đình) thì mức thu phí là 7.000 đồng/lần đăng ký.
Trường hợp đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú online theo danh sách thì mức thu phí là 5.000 đồng/lần đăng ký.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 75/2022/TT-BTC, trong năm 2024, một số nhóm đối tượng sẽ được miễn phí khi thực hiện đăng ký tạm trú, bao gồm:
- Trẻ em được bảo vệ theo Luật Trẻ em 2016.
- Người cao tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi năm 2009.
- Người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật năm 2010.
- Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được hưởng ưu đãi theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020
- Dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Công dân thường trú ở các xã biên giới.
- Công dân thường trú tại các huyện đảo, công dân thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
- Thanh niên có độ tuổi từ 16 đến dưới 18 bị mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú online cho người thuê nhà
2. Đối tượng nào được miễn lệ phí đăng ký tạm trú?
Việc xác định xem bạn có thuộc đối tượng được miễn lệ phí đăng ký tạm trú hay không là rất quan trọng đối với những người đang có nhu cầu đăng ký tạm trú. Điều này giúp bạn nắm rõ quyền lợi của mình và chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết để thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả.
Theo Điều 4 của Thông tư 75/2022/TT-BTC, năm 2024 có một số nhóm đối tượng sẽ được miễn phí khi đăng ký cư trú, cụ thể như sau:
- Trẻ em được bảo vệ theo Luật Trẻ em 2016.
- Người cao tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi năm 2009.
- Người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật 2010.
- Những cá nhân có công với cách mạng và người thân của họ theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020.
- Các dân tộc thiểu số sinh sống ở những xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Công dân có nơi ở thường xuyên tại các xã biên giới.
- Công dân thường trú tại các huyện đảo; những công dân thuộc diện hộ nghèo theo quy định pháp luật.
- Thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Như vậy, thông qua thông tin trên, bạn đã nắm được đầy đủ các nhóm đối tượng được miễn lệ phí đăng ký tạm trú theo quy định hiện hành. Việc biết rõ các nhóm này không chỉ giúp bạn hiểu thêm về chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà còn giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các thủ tục liên quan đến cư trú.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú cho trẻ dưới 14 tuổi
3. Hồ sơ đăng ký tạm trú 2024 gồm những loại giấy tờ nào?
Hồ sơ đăng ký tạm trú năm 2024 yêu cầu người dân chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục cư trú tại địa phương mới.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2020 và Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký tạm trú cần bao gồm:
(1) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Nếu người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên, tờ khai cần có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ khi đã có văn bản đồng ý từ trước;
(2) Các giấy tờ, tài liệu xác nhận chỗ ở hợp pháp:
- Khi đăng ký cư trú, công dân phải xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, bao gồm một trong những giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật (nếu công trình yêu cầu giấy phép xây dựng và đã hoàn tất xây dựng).
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà thuộc sở hữu nhà nước.
- Hợp đồng mua nhà hoặc giấy tờ xác nhận việc nhận bàn giao nhà từ doanh nghiệp kinh doanh nhà.
- Giấy tờ về mua, thuê, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, đổi nhà ở theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ chứng nhận giao, tặng nhà tình nghĩa, tình thương, nhà đại đoàn kết, hoặc nhà đất cho cá nhân, hộ gia đình.
- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chứng minh quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.
- Giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã hoặc huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) về quyền sử dụng nhà, đất không có tranh chấp nếu không có các giấy tờ nêu trên.
- Giấy tờ đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu; nếu phương tiện không cần đăng ký, đăng kiểm, cần có xác nhận của UBND cấp xã hoặc huyện về việc phương tiện được dùng để ở, cùng với giấy xác nhận nơi đăng ký thường xuyên đậu đỗ nếu nơi cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện.
- Giấy tờ chứng minh về việc cho thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp, như là văn bản cho thuê, mượn, ở nhờ theo quy định pháp luật;
- Giấy tờ từ cơ quan, tổ chức chứng minh việc được cấp, sử dụng hoặc chuyển nhượng nhà ở, hay việc tạo lập nhà trên đất do cơ quan, tổ chức giao để làm nhà ở.
- Nếu công dân đăng ký thường trú tại nơi ở thuê, mượn, ở nhờ, theo khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020, cần có giấy tờ chứng minh đủ diện tích nhà ở để có thể đăng ký thường trú theo quy định.
Giấy tờ chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú có thể là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc xác nhận của UBND cấp xã, huyện về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Nếu thông tin về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với cơ quan đăng ký cư trú, cơ quan này sẽ tự kiểm tra, xác minh và không yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh.
Xem thêm: Văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú là gì?
4. Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú 2024
4.1 Thủ tục đăng ký tạm trú 2024 trực tiếp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên để đăng ký tạm trú.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đăng ký tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại cơ quan đăng ký cư trú thuộc địa bàn dự định tạm trú.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho những người đăng ký.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan sẽ hướng dẫn người đăng ký bổ sung thêm.
- Nếu hồ sơ đầy đủ và chính xác:
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ lúc nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới và thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu cư trú, sau đó thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thành công; nếu từ chối đăng ký, cơ quan sẽ gửi văn bản giải thích rõ lý do.
Bước 4: Nhận kết quả
4.2 Thủ tục đăng ký tạm trú 2024 online
Dưới đây là hướng dẫn các bước thực hiện trong thủ tục đăng ký tạm trú online 2024 dành cho công dân Việt Nam:
Bước 1: Bạn hãy truy cập Cổng Dịch vụ Công Bộ Công an
Mở trình duyệt và truy cập vào trang web Cổng Dịch vụ Công Bộ Công an: https://dichvucong.bocongan.gov.vn/.
Nếu bạn đã có tài khoản, hãy chọn “Đăng nhập”. Nếu bạn chưa có tài khoản, chọn “Đăng ký” và làm theo các bước hướng dẫn để tạo tài khoản mới.
Bước 2: Bạn chọn tài khoản để đăng nhập
Lựa chọn tài khoản mà bạn muốn sử dụng để đăng nhập, có thể là tài khoản cấp bởi Cổng Dịch vụ Công Quốc gia hoặc Tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cấp.
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ
Sau khi đăng nhập thành công, Bạn nhấn chọn “Nộp hồ sơ trực tuyến” tiếp theo đó “chọn lĩnh vực thủ tục hành chính” nhấn chọn “ Đăng ký, quản lý cư trú” và ấn tìm kiếm.
Bước 4: Bạn nhấn chọn mục “ Đăng ký tạm trú”.
Bước 5: Nhấn chọn vào mục “ Nộp hồ sơ”.
Bước 6: Lựa chọn cơ quan để thực hiện đăng ký tạm trú.
Lưu ý: Bạn cần phải điền lần lượt các thông tin từ trên xuống thì mới có thể điền tiếp những nội dung bên dưới.
Đối với Mục “Cơ quan thực hiện” khi lựa chọn nơi đăng ký tạm trú hệ thống sẽ tự trả kết quả cơ quan thực hiện.
Bước 7: Bạn chọn thủ tục mà mình cần thực hiện
ại mục “Thủ tục hành chính yêu cầu”, bạn có thể chọn một trong hai lựa chọn sau để tiếp tục kê khai:
Đăng ký tạm trú lập hộ mới
Đăng ký tạm trú vào hộ đã có
Thời hạn tạm trú
Bước 8: Điền các thông tin cần thiết
Điền đầy đủ các thông tin về người đề nghị đăng ký tạm trú.
Lưu ý: Đối với các trường thông tin có dấu “*” là bắt buộc và cần được điền chính xác.
Bước 9: Sau khi kê khai các thông tin, tiếp tục bạn tải tệp tin hồ sơ tài liệu đã chuẩn bị.
Bước 10: Chọn hình thức nhận thông báo, nhận kết quả “Qua email” hoặc “Qua cổng thông tin” và tiến hành cam kết lời khai. Kiểm tra lại thông tin và chọn “Ghi” hoặc “Ghi và gửi”.
Để kiểm tra lại hồ sơ đăng ký tạm trú:
Bạn chọn tại Mục “Tài khoản” => “Quản lý hồ sơ đã nộp” và xem tại Mục “Hồ sơ”
Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú online chi tiết nhất
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tạm trú trên vneid
5. Được tạm trú tối đa bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.
Như vậy, khi bạn sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi của đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc là vì mục đích khác thì được đăng ký tạm trú tối đa là 02 năm.
Xem thêm: Cách tra cứu tạm trú online chi tiết
Xem thêm: Hướng dẫn cách xóa đăng ký tạm trú
6. Khi nào bạn phải làm thủ tục gia hạn tạm trú?
Việc làm thủ tục gia hạn tạm trú là điều rất cần thiết đối với những ai sắp hết thời hạn tạm trú nhưng vẫn muộn ở lại nơi hiện tại của mình. Vì vậy, việc nắm rõ thời gian cần làm thủ tục gia hạn tạm trú là rất quan trọng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020 về hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú như sau:
Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú
…
2. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, để đảm bảo thời gian tạm trú không bị gián đoạn, bạn cần tiến hành làm thủ tục gia hạn ít nhất 15 ngày trước khi thời hạn tạm trú đã đăng ký kết thúc.
7. Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu?
Tạm trú là khi công dân sinh sống tạm thời tại một địa điểm ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để làm việc, học tập hay là sinh hoạt trong một thời gian nhất định.
Theo Điều 27 của Luật Cư trú, nếu công dân chuyển đến một nơi ở hợp pháp ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú và sinh sống từ 30 ngày trở lên, họ bắt buộc phải đăng ký tạm trú.
Nếu không thực hiện việc đăng ký tạm trú theo quy định, công dân có thể phải chịu mức phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Do đó, khi chuyển đến sinh sống tại một địa phương khác ngoài nơi thường trú, hãy đảm bảo bạn đăng ký tạm trú kịp thời để tránh bị xử phạt hành chính.
Hy vọng rằng, những thông tin về lệ phí đăng ký tạm trú 2024 mà AZTAX cung cấp đã giúp bạn nắm rõ các chi phí và quy trình cần thiết. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0932.383.089. AZTAX luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn để đảm bảo quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi nhé!