Kế toán chủ đầu tư là gì? Những vấn đề về kế toán chủ đầu tư

Kế toán chủ đầu tư là gì? Những vấn dề về kế toán chủ đầu tư

Kế toán chủ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực kế toán, đặc biệt là trong ngành xây dựng và đầu tư. Trong khi các kế toán khác tập trung vào hồ sơ tài chính thì kế toán chủ đầu tư phải xử lý các yếu tố về nguồn vốn, tiến độ dự án và tuân thủ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Để hiểu rõ hơn về kế toán đầu tư và công việc của kế toán đầu tư, hãy cùng AZTAX theo dõi bài viết dưới đây.

1. Kế toán chủ đầu tư là gì?

Kế toán chủ đầu tư là một lĩnh vực chuyên biệt trong kế toán, tập trung vào việc quản lý và hạch toán các hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng. Kế toán chủ đầu tư thường được áp dụng cho các dự án xây dựng lớn, phức tạp, có nhiều bên tham gia và nguồn vốn đa dạng.

Kế toán chủ đầu tư là gì?
Kế toán chủ đầu tư là gì?

Kế toán chủ đầu tư là một chuyên gia kế toán tập trung vào lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Họ đảm nhận các công việc kế toán liên quan đến hoạt động xây dựng, nhưng có những đặc điểm đặc thù khác với kế toán thông thường.

Ngoài kiến thức chuyên môn về kế toán, kế toán chủ đầu tư cần phải hiểu biết sâu về xây dựng, bao gồm kiến thức về các dự án, nguyên liệu và quá trình lao động trong xây dựng. Điều này giúp họ xử lý các công việc kế toán trong lĩnh vực này một cách hiệu quả và chính xác.

2. Những vấn đề liên quan về kế toán chủ đầu tư

Kế toán chủ đầu tư là lĩnh vực chuyên biệt yêu cầu kiến thức sâu về đầu tư xây dựng, quản lý dự án, công trình, chi phí đầu tư, tổng mức đầu tư, và dự toán xây dựng công trình. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán, giao tiếp và đàm phán cũng là rất quan trọng. Vai trò của kế toán chủ đầu tư là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả và thành công của các dự án đầu tư xây dựng.

Những vấn đề liên quan về kế toán chủ đầu tư
Những vấn đề liên quan về kế toán chủ đầu tư

Để thành công trong lĩnh vực kế toán chủ đầu tư, bạn cần phải có kiến thức sâu rộng về các khía cạnh của công tác đầu tư và xây dựng. Dưới đây là những điểm cần chú ý nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia kế toán chủ đầu tư:

Đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư xây dựng cơ bản không chỉ là quá trình tự bỏ vốn để xây dựng hoặc cải tạo tài sản cố định, mà còn là một bước quan trọng trong việc tạo ra năng lực sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu kinh doanh và phúc lợi cộng đồng. Việc đầu tư vào xây dựng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường sống.

Dự án đầu tư

Đây là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự tính toán và quản lý kỹ lưỡng. Mỗi dự án đầu tư đều có mục tiêu riêng, từ việc huy động nguồn vốn đến việc mở rộng thị trường và cải tạo hạng mục, nhằm khẳng định vị thế và đạt được mức tăng trưởng mong muốn.

Công trình xây dựng

Công trình xây dựng là kết quả của quá trình kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, được thực hiện trên mọi địa hình từ đất liền đến mặt biển và thềm lục địa. Công trình xây dựng có thể là các công trình dân dụng như nhà ở, cơ sở hạ tầng, hay các công trình công nghiệp như nhà máy, nhà xưởng.

Chi phí đầu tư xây dựng

Bao gồm các khoản chi phí cho việc cải tạo, mở rộng và làm mới công trình, được tính qua các chỉ tiêu như tổng mức đầu tư, dự toán công trình và quyết toán. Điều này bao gồm cả chi phí vật liệu, lao động, thiết bị, và các khoản phí phát sinh khác trong quá trình thực hiện dự án.

Tổng mức chi phí cho đầu tư xây dựng công trình

Đây là tổng số tiền dự toán để xây dựng và quản lý vốn trong quá trình thực hiện dự án. Đây là chỉ số quan trọng để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng công trình là quá trình ước tính và dự kiến trước các chi phí ban đầu dựa trên khối lượng công việc và vật liệu cần thiết. Đây là công cụ quan trọng giúp quản lý chi phí và lập kế hoạch cho dự án.

3. Công việc của kế toán chủ đầu tư

Công việc của kế toán chủ đầu tư là quản lý tài chính và đảm bảo hiệu quả cho các dự án xây dựng. Kế toán chủ đầu tư kiểm tra chứng từ kế toán, hạch toán giao dịch, tổng hợp báo cáo tài chính, quản lý chi phí và theo dõi tiến độ dự án để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa nguồn lực.

Công việc của kế toán chủ đầu tư
Công việc của kế toán chủ đầu tư

Dưới đây là một số công việc cụ thể mà kế toán chủ đầu tư thường phải thực hiện để đảm bảo hiệu quả và tính minh bạch trong quản lý hợp đồng xây dựng:

  • Kiểm tra, xác nhận tính hợp lý và hợp lệ của các chứng từ kế toán và xử lý các giao dịch phát sinh.
  • Thực hiện hạch toán cho các giao dịch kinh tế mới phát sinh.
  • Tổng hợp và lập báo cáo tài chính định kỳ theo yêu cầu của cơ quan Thuế và nhu cầu quản trị của công ty.
  • Quản lý và cân đối chi phí, phân tích số liệu, và hoàn thành các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
  • Theo dõi và quản lý hợp đồng xây dựng một cách cẩn thận, đảm bảo hiểu rõ các yêu cầu chi tiết trong hợp đồng và tiến độ dự kiến của quá trình hoạt động xây dựng.
  • Ghi chép chính xác hóa đơn khi xuất vật tư và nguyên liệu, giúp dễ dàng giải trình và kiểm tra chi phí.
  • Theo dõi chi phí cho thiết bị máy móc và lương của công nhân trong công trình để đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng các định mức hạng mục và thường xuyên kiểm tra hóa đơn chứng từ, tránh thất thoát và đảm bảo sự rõ ràng trong việc thống kê và chi trả.
  • Báo cáo chi tiết về việc xuất hóa đơn và chi trả, giúp quản lý thông tin một cách minh bạch và chính xác.
  • Theo dõi các công trình hạng mục quá thời hạn, đảm bảo sự đồng nhất trong việc quản lý giá trị và thời gian để tránh ùn tắc và sai sót về kinh phí.
  • Hoàn thành các mục còn dở dang và lập báo cáo báo cáo ban lãnh đạo theo yêu cầu và thời hạn quy định giúp đảm bảo rằng mọi vấn đề và tiến độ dự án được báo cáo và giải quyết kịp thời.
  • Lập bảng lương rõ ràng cho công nhân và báo cáo thuế theo đúng kỳ hạn, đồng thời báo cáo tài chính cuối năm chi tiết và kèm theo các hóa đơn chứng từ liên quan để dễ dàng giải trình trong trường hợp cần thiết.

4. Quy trình hạch toán nghiệp vụ kế toán chủ đầu tư

Quy trình hạch toán nghiệp vụ kế toán chủ đầu tư là bước quan trọng trong việc quản lý tài chính và đảm bảo tính minh bạch của các dự án đầu tư. Bài viết này sẽ giới thiệu các bước cơ bản của quy trình này và vai trò quan trọng của nó đối với các tổ chức và cá nhân tham gia vào lĩnh vực đầu tư.

Quy trình hạch toán nghiệp vụ chủ đầu tư
Quy trình hạch toán nghiệp vụ chủ đầu tư

4.1 Chế độ kế toán trong trường hợp chủ đầu tư không thành lập BQLDAĐT

Hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị chủ đầu tư không thành lập Ban Quản lý dự án được quy định và hướng dẫn tại Thông tư 195/2012/TT-BTC. Hệ thống này dựa trên Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, thay thế cho hướng dẫn trước đây tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006.

4.2 Một số nghiệp vụ hạch toán kế toán chủ đầu tư

4.2.1 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng

Đối với Ban quản lý dự án đầu tư

Áp dụng Hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định 15 và thực hiện một số thay đổi như sau:

  • Tài khoản 152 – “Nguyên liệu, vật liệu” bổ sung 07 tài khoản cấp 2:
    • Tài khoản 1521 – Vật liệu trong kho
    • Tài khoản 1522 – Vật liệu giao cho bên nhận thầu
    • Tài khoản 1523 – Thiết bị trong kho
    • Tài khoản 1524 – Thiết bị đưa đi lắp
    • Tài khoản 1525 – Thiết bị tạm sử dụng
    • Tài khoản 1526 – Vật liệu, thiết bị đưa gia công
    • Tài khoản 1528 – Vật liệu khác
  • Tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” đổi thành “Chi phí sản xuất thử dở dang”.
  • Tài khoản 241 – “Xây dựng cơ bản dở dang” đổi thành “Chi phí đầu tư xây dựng” và bỏ tài khoản cấp 2.
  • Tài khoản 336 – “Phải trả nội bộ” bổ sung 04 tài khoản cấp 2:
    • Tài khoản 3361 – Phải trả nội bộ về vốn đầu tư xây dựng
    • Tài khoản 3362 – Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá
    • Tài khoản 3363 – Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa
    • Tài khoản 3368 – Phải trả nội bộ khác
  • Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đổi thành “Doanh thu” và bỏ tài khoản cấp 2.
  • Tài khoản 632 – “Giá vốn hàng bán” đổi thành “Giá vốn cung cấp dịch vụ”.
  • Tài khoản 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đổi thành “Chi phí Ban quản lý dự án đầu tư”.
  • Tài khoản 002 – “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” đổi thành “Tài sản nhận giữ hộ”.
  • Tài khoản 008 – “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” đổi thành “Dự toán được duyệt”.

Đối với chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án đầu tư

Áp dụng Hệ thống tài khoản theo Quyết định 15 và bổ sung một số tài khoản cấp 2 như sau:

  • Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ bổ sung 02 tài khoản cấp 2:
    • Tài khoản 1362 – Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá
    • Tài khoản 1363 – Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa

Đối với chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án đầu tư 

Kế toán chủ đầu tư trong trường hợp không thành lập ban quản lý dự án được thực hiện như sau:

  • Đối với chủ đầu tư là đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán phải tuân thủ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cùng với các quy định trong Thông tư này. Điều này bao gồm việc ghi chép và mở sổ kế toán chi tiết để phản ánh nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, lập báo cáo tài chính và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
  • Các đơn vị chủ đầu tư áp dụng chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã, theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005, cũng phải tuân thủ những quy định của Thông tư này về nội dung, phương pháp ghi chép và mở sổ kế toán chi tiết phản ánh nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, lập báo cáo tài chính và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
  • Hướng dẫn kế toán bổ sung cho trường hợp chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án đầu tư (BQLDAĐT) cũng cần được tuân thủ nghiêm ngặt.

4.2.2 Hạch toán kế toán chủ đầu tư

Một số tài khoản sử dụng bao gồm:

  • TK 009: Dự toán đầu tư XDCB
  • TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang (TK 2412)
  • TK 3664: Kinh phí đầu tư XDCB

Khi được giao dự toán chi đầu tư XDCB

  • Nợ TK 009: Dự toán đầu tư XDCB (0092 – Chi tiết theo từng dự án)

Khi nhận được kinh phí đầu tư XDCB do ngân sách hoặc cấp trên cấp theo dự toán:

  • Nợ TK 111, 112, 331, 152, 153: Số kinh phí được cấp
  • Có TK 3664: Kinh phí đầu tư XDCB

Đồng thời, ghi:

  • Có TK 00921: Nếu rút tạm ứng
  • Có TK 00922: Nếu rút thực chi

Khi phát sinh chi phí đầu tư XDCB hoàn thành:

  • Nợ TK 241: Chi phí XDCB dở dang (2412 – chi tiết DA)
  • Có TK 111, 112: Nếu chi trực tiếp bằng tiền
  • Có TK 152, 153: Nếu xuất vật tư sử dụng cho XDCB
  • Có TK 331: Nếu chưa trả nhà cung cấp
  • Có TK 3664: Nếu chuyển khoản trực tiếp cho NCC

Đồng thời, ghi:

  • Có TK 0092: Dự toán đầu tư XDCB (Nếu rút kinh phí theo dự toán)

Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng:

Khi công trình hoàn thành, sau khi nghiệm thu tổng thể và tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán cần ghi nhận giá trị tài sản như sau: Nếu quyết toán được duyệt ngay, căn cứ vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư được duyệt để ghi sổ. Nếu quyết toán chưa được duyệt, ghi tăng giá trị tài sản hình thành qua đầu tư theo giá tạm tính (giá tạm tính là chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản).

Trong cả hai trường hợp, kế toán ghi nhận như sau

  • Nợ các TK 211, 213
  • Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

Khi quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được duyệt, kế toán điều chỉnh lại giá trị tạm tính theo giá trị tài sản được duyệt:

  • Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị lớn hơn giá tạm tính, ghi:
    • Nợ TK 211, 213
    • Có TK liên quan
  • Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị nhỏ hơn giá trị tạm tính, ghi:
    • Nợ TK 1388: Phải thu khác (số chi sai phải thu hồi của các tổ chức, cá nhân)
    • Có TK 211, 213: Phần chênh lệch nguyên giá lớn hơn giá trị tạm tính

Đồng thời, ghi:

  • Nợ TK 3664: Phần kinh phí đầu tư XDCB được quyết toán
  • Có TK 36611: Nếu TSCĐ được đầu tư bằng nguồn kinh phí NSNN cấp
  • Có TK 36621: Nếu TSCĐ được đầu tư bằng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài

Trường hợp số kinh phí đầu tư XDCB đã nhận nhưng chưa sử dụng hết, ghi:

  • Nợ TK 3664: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
  • Có TK 111, 112

Đồng thời, ghi:

  • Có TK 00921/00922: Số tiền trả lại ngân sách do không sử dụng hết (ghi âm)

4.3 Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện nghiệp vụ hạch toán bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận quyết định và lập kế hoạch vốn cho năm.

Bước 2: Tiến hành rút vốn và chi tiêu cho các dự án đầu tư.

Bước 3: Thực hiện quyết toán vốn định kỳ hàng năm.

Bước 4: Quyết toán giá trị của các công trình đã hoàn thành.

Bước 5: Bàn giao và ghi tăng tài sản.

Bước 6: Thực hiện quyết định xử lý sau quyết toán (nếu có).

Bài viết trên đã trình bày những kiến thức cơ bản về kế toán chủ đầu tư hay còn gọi kế toán chuyên ngành xây dựng. Việc nắm vững những kiến thức về kế toán chủ đầu tư sẽ là một bước đi quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Hy vọng với nội dung trên sẽ hữu ích cho các bạn đang làm kế toán chủ đầu tư tại các cơ quan, đơn vị và tổ chức. Nếu còn thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon