Nguyên tắc và phương pháp hạch toán kế toán các khoản đầu tư tài chính

kế toán các khoản đầu tư tài chính az

Kế toán các khoản đầu tư tài chính là yếu tố quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt khi thị trường tài chính ngày càng phát triển. Hạch toán chính xác và hiệu quả giúp đảm bảo tính minh bạch, quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Hãy cùng AZTAX khám phá các nguyên tắc và phương pháp hạch toán đầu tư tài chính nhé!

1. Kế toán các khoản đầu tư tài chính

Kế toán các khoản đầu tư tài chính tập trung vào việc ghi nhận và quản lý các giao dịch liên quan đến đầu tư của doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Điều này giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu quả đầu tư, đánh giá rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

kế toán các khoản đầu tư tài chính
kế toán các khoản đầu tư tài chính

1.1 Khái niệm kế toán đầu tư tài chính

Đầu tư là quá trình đưa ra quyết định về việc phân bổ nguồn lực vào các tài sản hoặc quyền sở hữu nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Hoạt động này có thể được thực hiện bởi các cá nhân hoặc tổ chức như ngân hàng, quỹ đầu tư, hoặc công ty bảo hiểm.

Kế toán các khoản đầu tư tài chính là một lĩnh vực của kế toán chuyên về việc ghi nhận, phân loại, và báo cáo các khoản đầu tư tài chính của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các khoản đầu tư tài chính có thể bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh, và các loại tài sản tài chính khác.

1.2 Phân loại kế toán các khoản đầu tư tài chính trong doanh nghiệp

Các chiến lược đầu tư vào các đơn vị khác: bao gồm việc đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết và các dự án đầu tư khác với mục đích dài hạn. Quá trình đầu tư có thể thực hiện thông qua các phương thức như:

  • Nắm giữ lâu dài bằng cách giữ chứng khoán hoặc cổ phần của đơn vị khác trong thời gian dài, nhằm hưởng lợi từ sự tăng giá giá trị của đầu tư.
  • Góp vốn trực tiếp bằng cách góp vốn trực tiếp vào đơn vị khác, giúp đơn vị đó huy động vốn. Trong trường hợp này, tài sản của bên đầu tư sẽ được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của đơn vị nhận vốn.
  • Mua lại phần vốn góp thông qua việc mua lại phần vốn góp tại đơn vị khác từ chủ sở hữu hiện tại. Trong trường hợp này, tài sản của bên đầu tư được chuyển cho bên bán (bên chuyển nhượng vốn góp) và không ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán của đơn vị phát hành công cụ vốn.

2. Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính vào đơn vị khác

Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính vào đơn vị khác đòi hỏi ghi nhận và định giá theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo minh bạch và chính xác. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư một cách chính xác.

Nguyên tắc hạch toán kế toán các khoản đầu tư tài chính vào đơn vị khác
Nguyên tắc hạch toán kế toán các khoản đầu tư tài chính vào đơn vị khác

Căn cứ theo Điều 40 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác như sau:

2.1 Khi đầu tư vào đơn vị khác

Các khoản đầu tư vào các đơn vị khác bao gồm đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết và các khoản đầu tư góp vốn khác nhằm mục đích nắm giữ lâu dài. Các hình thức đầu tư như sau:

  • Đầu tư theo hình thức góp vốn vào đơn vị khác (do bên được đầu tư huy động vốn), tài sản của bên góp được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của bên nhận vốn góp
  • Đầu tư theo hình thức mua lại phần vốn góp tại đơn vị khác (mua lại phần vốn của chủ sở hữu), tài sản của bên mua (bên đầu tư, nhận chuyển nhượng vốn góp) được chuyển cho bên bán (bên chuyển nhượng vốn góp) mà không được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của đơn vị phát hành công cụ vốn (bên được đầu tư).

2.2 Khi đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ

Đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ nhà đầu tư cần dựa vào hình thức đầu tư để áp dụng phương pháp kế toán một cách phù hợp, cụ thể:

  • Nếu đầu tư dưới hình thức góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ, nhà đầu tư cần đánh giá lại tài sản dựa trên thỏa thuận giữa các bên. Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại và giá trị sau khi đánh giá lại của tài sản góp vốn sẽ được ghi nhận là thu nhập khác hoặc chi phí khác trong kế toán.
  • Nếu đầu tư dưới hình thức mua lại phần vốn góp và thanh toán cho bên chuyển nhượng vốn bằng tài sản phi tiền tệ:
    • Nếu tài sản phi tiền tệ được sử dụng để thanh toán là hàng tồn kho, nhà đầu tư phải ghi nhận giao dịch như một thương vụ bán hàng tồn kho dưới hình thức trao đổi hàng hóa (ghi nhận doanh thu và giá vốn của hàng tồn kho được sử dụng để đổi lấy phần vốn đã mua).
    • Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là tài sản cố định (TSCĐ) hoặc bất động sản đầu tư (BĐSĐT), nhà đầu tư phải kế toán như một giao dịch nhượng bán tài sản cố định hoặc bất động sản đầu tư (ghi nhận doanh thu, thu nhập khác, chi phí khác,…).
    • Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là các công cụ vốn như cổ phiếu, trái phiếu, các khoản phải thu thì nhà đầu tư phải kế toán như giao dịch thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư (ghi nhận lãi, lỗ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính).
  • Chi phí các khoản đầu tư được ghi nhận theo giá gốc, bao gồm giá mua cộng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư, chẳng hạn như chi phí giao dịch, môi giới, tư vấn, kiểm toán, lệ phí, thuế, và phí ngân hàng. Khi đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ, chi phí khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại thời điểm phát sinh.
  • Kế toán phải thiết lập sổ chi tiết để theo dõi các khoản đầu tư vào từng công ty con, công ty liên doanh, liên kết và từng khoản đầu tư vào đơn vị khác. Thời điểm ghi nhận các khoản đầu tư tài chính dài hạn là thời điểm mà quyền sở hữu chính thức được thiết lập, chi tiết như sau:
    • Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0)
    • Các khoản đầu tư trong chứng khoán chưa niêm yết và các hình thức đầu tư khác được ghi nhận vào sổ sách tại thời điểm mà quyền sở hữu chính thức được xác định theo quy định của pháp luật.
  • Kế toán phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia vào Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ tại thời điểm được quyền nhận. Cổ tức, lợi nhuận được chia trong một số trường hợp được hạch toán như sau:
    • Cổ tức và lợi nhuận được phân phối dưới dạng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ cho giai đoạn sau ngày đầu tư được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính theo giá trị hợp lý tại ngày được quyền nhận.
    • Cổ tức và lợi nhuận được phân phối dưới dạng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ cho giai đoạn trước ngày đầu tư không được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, mà được hạch toán làm giảm giá trị của khoản đầu tư..
    • Khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, nếu các khoản đầu tư vào các đơn vị khác đã được đánh giá tăng tương ứng với phần sở hữu của doanh nghiệp cổ phần hoá trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty con, công ty liên doanh, hoặc công ty liên kết, doanh nghiệp cổ phần hoá phải ghi tăng vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật.
    • Khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã sử dụng để đánh giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, mà thay vào đó, hạch toán giảm giá trị của khoản đầu tư.

2.3 Nhận cổ tức bằng cổ phiếu

Nhận cổ tức bằng cổ phiếu thì nhà đầu tư cần tuân theo các nguyên tắc sao:

  • Các đơn vị không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ ghi nhận số lượng cổ phiếu được nhận trên thuyết minh Báo cáo tài chính, không hạch toán tăng giá trị của khoản đầu tư và doanh thu hoạt động tài chính.
  • Doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng cho loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.

Giá vốn của các khoản đầu tư tài chính khi thanh lý hoặc nhượng bán được xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền di động.

Doanh nghiệp không thể tái phân loại khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, hoặc liên kết thành chứng khoán kinh doanh trừ khi đã thực sự thanh lý hoặc nhượng bán khoản đầu tư, dẫn đến việc mất quyền kiểm soát đối với công ty con, mất quyền đồng kiểm soát đối với công ty liên doanh, và không còn ảnh hưởng đáng kể đối với công ty liên kết.

Quyền kiểm soát, đồng kiểm soát, và ảnh hưởng đáng kể được xác định tạm thời tại thời điểm ghi nhận ban đầu của khoản đầu tư. Trong tình huống này, kế toán ghi nhận khoản đầu tư như là đầu tư góp vốn vào đơn vị khác hoặc chứng khoán kinh doanh, trong khi không ghi nhận khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, hoặc liên kết..

Trong quá trình lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần xác định giá trị của các khoản đầu tư mất mát để có thể dự phòng cho tổn thất đầu tư.

3. Phương pháp hạch toán kế toán các khoản đầu tư tài chính

Phương pháp hạch toán kế toán các khoản đầu tư tài chính đòi hỏi các doanh nghiệp ghi nhận và thường xuyên cập nhật theo các phương pháp định giá phù hợp. Điều này giúp giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý hiệu quả các khoản đầu tư.

Phương pháp hạch toán kế toán các khoản đầu tư tài chính
Phương pháp hạch toán kế toán các khoản đầu tư tài chính

3.1 Phương pháp vốn chủ sở hữu

Phương pháp vốn chủ sở hữu là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh dựa trên những thay đổi về phần sở hữu của nhà đầu tư (thường là công ty mẹ) trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư (thường là các công ty con). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải minh bạch phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư.

Các khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc và sau đó được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của bên nhận đầu tư sau ngày đầu tư. Khi có phần thu nhập được phân chia từ bên nhận đầu tư, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư sẽ được điều chỉnh giảm.

Việc điều chỉnh giá trị ghi sổ cũng cần thực hiện khi lợi ích của nhà đầu tư thay đổi do sự thay đổi về vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư mà không được phản ánh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Những thay đổi trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư có thể bao gồm việc đánh giá lại tài sản cố định và các khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá hối đoái, cũng như điều chỉnh các chênh lệch phát sinh trong quá trình hợp nhất doanh nghiệp.

3.2 Phương pháp giá gốc

Phương pháp giá gốc là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, và sau đó không điều chỉnh dựa trên thay đổi về phần sở hữu của nhà đầu tư (thường là công ty mẹ) trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư (thường là các công ty con). Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ có phần thu nhập từ khoản đầu tư của nhà đầu tư được phân chia từ lợi nhuận tích luỹ của bên nhận đầu tư sau ngày đầu tư được phản ánh.

Theo phương pháp giá gốc, nhà đầu tư ghi nhận khoản đầu tư ban đầu theo giá gốc. Chỉ có phần thu nhập được chia từ lợi nhuận thuần luỹ kế của bên nhận đầu tư sau ngày đầu tư được hạch toán vào thu nhập trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các khoản khác mà nhà đầu tư nhận được ngoài lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi vốn từ khoản đầu tư và được ghi nhận là giảm trừ từ giá gốc của khoản đầu tư.

Để kế toán các khoản Đầu tư tài chính một cách chính xác và đảm bảo chức năng cơ bản của hạch toán kế toán là cung cấp thông tin chính xác và kiểm tra, người làm kế toán cần tuân thủ và tôn trọng các nguyên tắc kế toán cơ bản.

Trên đây là những thông tin về nguyên tắc và phương pháp hạch toán trong kế toán các khoản đầu tư tài chính. Hy vọng rằng bài viết này mang đến cho quý khách những thông tin hữu ích. Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ công ty AZTAX để được hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (5 bình chọn)
5/5 - (5 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon