Cách hạch toán tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

hạch toán tài khoản 338

Tài khoản 338 phải trả, phải nộp khác phản ánh các khoản phải trả, phải nộp của doanh nghiệp. Việc Hạch toán tài khoản 338 giúp kế toán doanh nghiệp quản lý các khoản phải thu, phải trả và nghĩa vụ tài chính khác một cách chính xác. Vậy hạch toán tài khoản 338 như thế nào cho đúng sẽ được AZTAX chia sẽ trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Tổng quan về tài khoản 338

Tài khoản 338 là tài khoản dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 từ TK 331 đến TK 337.

Tổng quan về tài khoản 338 
Tổng quan về tài khoản 338

1.1 Tài khoản 338 là tài khoản gì?

Tài khoản 338 phải trả, phải nộp khác là tài khoản hạch toán doanh thu nhận trước từ dịch vụ đã cung cấp và chênh lệch giá trong giao dịch bán thuê lại tài sản.

1.2 Số đồ hạch toán tài khoản 338 theo Thông tư 200

Số đồ hạch toán tài khoản 338 theo Thông tư 200 như sau:

Số đồ hạch toán tài khoản 338 theo Thông tư 200
Số đồ hạch toán tài khoản 338 theo Thông tư 200

Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác gồm 8 tài khoản cấp 2 như sau:

  • 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý: Ghi nhận giá trị tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân, chờ quyết định xử lý. Khi xác định được nguyên nhân, chuyển vào tài khoản liên quan, không qua 3381.
  • 3382 – Kinh phí công đoàn: Ghi nhận tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn.
  • 3383 – Bảo hiểm xã hội: Ghi nhận tình hình trích và thanh toán BHXH.
  • 3384 – Bảo hiểm y tế: Ghi nhận tình hình trích và thanh toán BHYT.
  • 3385 – Phải trả về cổ phần hóa: Ghi nhận các khoản phải trả từ việc cổ phần hóa vốn nhà nước.
  • 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp: Ghi nhận tình hình trích và thanh toán BHTN.
  • 3387 – Doanh thu chưa thực hiện: Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện trong kỳ (tiền trả trước, lãi nhận trước).
  • 3388 – Phải trả, phải nộp khác: Ghi nhận các khoản phải trả khác ngoài những khoản từ 3381 đến 3387.

1.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 338 theo Thông tư 133

Kết cấu tài khoản 338

Theo quy định tại khoản 2 điều 57 Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 338 có cấu trúc Nợ/Có giống như các tài khoản kế toán khác và có thể có số dư cuối kỳ ở bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản. Cụ thể như sau:

Bên nợ Bên có
  • BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp
  • Giá trị tài sản thừa vào các TK có liên quan theo quyết định xử lý của công ty
  • Doanh thu chưa thực hiện kết chuyển từng kỳ, trả lại tiền nhận trước khi không thực hiện việc cho thuê tài sản
  • Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị còn lại của cho thuê tài chính và thuê hoạt động vào chi phí kinh doanh
  • Phân bổ chênh lệch giá bán trả ngay và trả chậm vào chi phí tài chính
  • Khoản phải trả phải nộp khác
  • Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí hoặc trừ lương của lao động
  • Các khoản nhận góp vốn nhưng không thành lập pháp nhân, các khoản vay mượn…
  • Thu hộ cho đơn vị khác
  • Các khoản phải trả khác
  • Tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định nguyên nhân), tài sản thừa phải trả đã xác định được nguyên nhân.
  • Doanh thu chưa thực hiện có phát sinh trong kỳ
  • Chênh lệch giá bán trả ngay và trả chậm, trả góp
  • Chênh lệch giá bán và giá trị còn lại của tài sản thuê hoạt động và thuê tài chính.
Dư nợ Dư có
  • Thể hiện số đã trả, đã nộp nhiều hơn so với số phải trả, phải nộp
  • Các khoản trích BH chưa nộp
  • Doanh số chưa thực hiện cuối kỳ
  • Các khoản nộp, trả khác chưa xử lý

Nội dung và phạm vi áp dụng của TK 338

Nội dung và phạm vi của tài khoản 338 bao gồm:

  • Trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, và kinh phí công đoàn.
  • Trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu.
  • Các khoản vay tạm thời và góp vốn không lập pháp nhân mới.
  • Thu hộ trả lại, nộp thuế xuất nhập khẩu, GTGT cho bên ủy thác.
  • Tài sản thừa chưa xử lý hoặc xử lý theo quyết định cơ quan chức năng.
  • Chênh lệch giá bán trả ngay, trả chậm hoặc trả góp.
  • Tiền thu trước nhiều kỳ từ cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hoặc cho thuê tài sản.
  • Chênh lệch giá bán TSCĐ cao hơn giá trị còn lại hoặc giá trị hợp lý khi bán và thuê lại.
  • Các khoản trả, nộp khác bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá thực tế khi phát sinh.
  • Thanh toán nợ ngoại tệ theo tỷ giá ghi sổ thực tế.
  • Cuối kỳ, đánh giá lại khoản phải trả bằng ngoại tệ theo tỷ giá thực tế, chênh lệch được ghi vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.

2. Phương pháp hạch toán tài khoản 338 theo Thông tư 200

Phương pháp hạch toán tài khoản 338 mới nhất
Phương pháp hạch toán tài khoản 338 mới nhất

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp, tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài các khoản đã được phản ánh tại các tài khoản từ 331 đến 337. Cụ thể AZTAX đã tổng hợp các kiến thức hữu ích nhất về phương pháp hạch toán tài khoản 338 cho các bạn trong các trường hợp sau:

2.1 Tài sản thừa chờ xử lý

Khi hạch toán tài sản thừa chờ xử lý chưa có quyết định xử lý, ghi:

  • Nợ các TK 111, 152, 153, 156, 211 theo giá trị hợp lý của tiền mặt, vật tư, công cụ, hàng hóa, TSCĐ.
  •  Có các TK 3381 – Tài sản thừa cần xử lý.

Khi có quyết định xử lý, ghi:

  • Nợ TK 3381 – Tài sản thừa cần được xử lý
  • Có TK 411 – Vốn chủ sở hữu
  • Có TK 441 – Vốn xây dựng
  • Có TK 3388 – Các khoản phải thu, phải trả khác
  • Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có TK 711 – Thu nhập khác.

2.2 Tài sản thừa khi cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Kế toán thực hiện các bước sau khi nhận quyết định cổ phần hóa từ cấp trên, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112
  • Có TK 3381 – Xử lý tài khoản thừa.

Tài sản thừa so với biên bản, ghi

  • Nợ TK 3381 – Tài khoản thừa chờ xử lý
  • Có TK 331 – Trả cho người bán (nếu còn dư).
  • Có TK 3388 – Trả khác
  • Có TK 411 – Vốn chủ sở hữu (nếu không xác định được nguyên nhân).

2.3 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Trích các khoản bảo hiểm, ghi:

  • Nợ TK 622, 623, 641, 642 (chi phí sản xuất).
  • Có các tài khoản 3382 (KPCĐ), 3383 (BHXH), 3384 (BHYT), 3386 (BHTN).

Khi nộp các khoản bảo hiểm, ghi:

  • Nợ TK 3382, 3383, 3384, 3386
  • Có tài khoản 111 và 112 – Tiền gửi và tiền mặt.

Ví dụ: Công ty D trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn cho tháng 8 với tổng số tiền là 30.000.000 VND, trong đó: BHXH: 15.000.000 VND, BHYT: 6.000.000 VND, BHTN: 4.000.000 VND, KPCĐ: 5.000.000 VND

Kế toán ghi nhận trích bảo hiểm như sau:

  • Nợ TK 622, 623, 641, 642 (tùy vào loại chi phí sản xuất): 30.000.000 VND
  • Có TK 3383 – BHXH: 15.000.000 VND
  • Có TK 3384 – BHYT: 6.000.000 VND
  • Có TK 3386 – BHTN: 4.000.000 VND
  • Có TK 3382 – KPCĐ: 5.000.000 VND

2.4 Khi vay, mượn, nhận góp vốn hàng hóa, vật tư, tiền không hình thành pháp nhân

Kế toán hạch toán ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 111, 112, 152, 153, 156
  • Có TK 3388 – Tài khoản phải trả, phải nộp khác.

Ví dụ: Công ty B nhận góp vốn từ đối tác C bằng hàng hóa là 1.000 đơn vị vật tư trị giá 100.000.000 VND, nhưng không hình thành pháp nhân mới. Kế toán của công ty B sẽ ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 152 – Hàng tồn kho: 100.000.000 VND
  • Có TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác: 100.000.000 VND.

Nếu công ty B nhận góp vốn bằng tiền mặt trị giá 50.000.000 VND từ đối tác C, kế toán sẽ ghi:

  • Nợ TK 111 – Tiền mặt: 50.000.000 VND
  • Có TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác: 50.000.000 VND.

2.5 Doanh thu chưa thực hiện về việc cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động

Khi nhận tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm, ghi:

  • Nợ TK 112, 112 (tổng số tiền thực nhận)
  • Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (không VAT)
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT.

Hàng kỳ phân bổ vào doanh thu, ghi:

  • Nợ TK 3387
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

Khi không thực hiện hợp đồng cho thuê tài sản, hoàn trả tiền, ghi:

  • Nợ TK 3387 giá chưa gồm VAT
  • Nợ TK 3331 thuế VAT
  • Có TK 112, 111 – Tổng số tiền phải trả.

2.6 Trường hợp trả chậm, trả góp

Kế toán hạch toán ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 111, 112, 131 – Tiền mặt, tiền gửi, phải thu khách hàng
  • Có TK 3387 – Chênh lệch giữa giá trả ngay và trả chậm
  • Có TK 511 – Giá bán trả ngay
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT.

Hàng kỳ, kế toán thực hiện phân bổ doanh thu chưa thực hiện, ghi:

  • Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa được phân bổ.
  • Có TK 515 – Doanh số tài chính.

Ghi nhận thu tiền trả chậm, trả góp, ghi:

  • Nợ TK 111, 112 (Tiền mặt, tiền gửi)
  • Có TK 131 (Phải thu khách hàng).

Hạch toán giá vốn:

  • Nếu bán hàng hóa, ghi:
    • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
    • Có TK 155, 156, 157, 154 (631).
  • Nếu bán, thanh lý BĐS, ghi:
    • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
    • Nợ TK 2147 – Hao mòn TSCĐ;
    • Có TK 217 – BĐS đầu tư .

2.7 Nhận ký cược, ký quỹ

Nhận ủy thác nhập khẩu

  • Khi nhận tiền từ doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu hàng hóa, ghi:
    • Nợ TK 111, 112 – Tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
    • Có TK 3388 – Phải trả khác.
  • Khi chuyển tiền để ký quỹ LC, ghi:
    • Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược, cầm cố
    • Có TK 111, 112 – Tiền mặt và tiền gửi.
  • Khi thanh toán ủy thác nhập khẩu
    • Khoản tiền cho nhà cung cấp ở nước ngoài, ghi:
      • Nợ TK 138 – Phải thu khác
      • Nợ TK 3388 – Phải trả khác
      • Có TK 111, 112, 3388 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả khác.
    • Khi mở ký quỹ, xem như thanh toán 1 phần cho bên nước ngoài, ghi:
      • Nợ TK 138 – Phải thu khác
      • Có TK 244 – Tiền ký cược, ký quỹ.
    • Nộp thuế XNK, thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:
      • Nợ TK 138 – Thu hồi tiền nộp hộ
      • Nợ TK 3388 – Trừ vào tiền nhận ủy thác.
      • Có TK 111, 112.
  • Phí ủy thác nhập khẩu và thuế GTGT trên phí ủy thác được kế toán ghi:
    • Nợ TK 131, 111, 112 – Phải thu, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
    • Có TK 511 – Doanh thu
    • Có TK 3331 – Thuế GTGT.
  • Các khoản chi hộ liên quan hoạt động xuất khẩu: ngân hàng, hải quan…, ghi:
    • Nợ TK 138 – Phải thu khác
    • Có TK 111, 112.
  • Kết thúc giao dịch ủy thác, thực hiện bù trừ công nợ, ghi:
    • Nợ TK 3388 – Phải trả khác
    • Có TK 138 – Phải thu khác.

Nhận ủy thác xuất khẩu

  • Chi hộ bên ủy thác xuất khẩu, ghi:
    • Nợ TK 138 – Phải thu khác
    • Có TK 111, 112 – Tiền mặt, ngân hàng.
  • Nhận tiền từ người mua nước ngoài, ghi:
      • Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
      • Có TK 3388 – Phải trả khác
  • Bù trừ các khoản phải thu, trả khác, ghi:
    • Nợ TK 3388 – Phải trả khác
    • Có TK 138 – Phải thu khác

2.8 Chênh lệch tỷ giá khi lập báo cáo tài chính vào cuối năm

Phát sinh lãi tỷ giá, ghi:

  • Nợ TK 3388 – Phải trả khác
  • Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá.

Phát lỗ tỷ giá, ghi:

  • Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá.
  • Có TK 3388 – Phải trả khác.

Ví dụ: Công ty A có khoản nợ bằng ngoại tệ với đối tác nước ngoài trị giá 10.000 USD. Tại thời điểm phát sinh nợ, tỷ giá là 23.000 VND/USD. Cuối năm, khi lập báo cáo tài chính, tỷ giá thay đổi lên 23.500 VND/USD.

Số tiền phải trả bây giờ là:

  • 10.000 USD x 23.500 VND/USD = 235.000.000 VND.

Trước đó, khoản nợ này đã được ghi sổ với tỷ giá cũ:

  • 10.000 USD x 23.000 VND/USD = 230.000.000 VND.

Chênh lệch tỷ giá là 5.000.000 VND (235.000.000 – 230.000.000), do phát sinh lỗ tỷ giá, kế toán ghi:

  • Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá: 5.000.000 VND.
  • Có TK 3388 – Phải trả khác: 5.000.000 VND.

Nếu ngược lại, tỷ giá giảm xuống còn 22.500 VND/USD, phát sinh lãi tỷ giá, kế toán sẽ ghi:

  • Nợ TK 3388 – Phải trả khác: 5.000.000 VND.
  • Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá: 5.000.000 VND.

3. Câu hỏi thường gặp khi hạch toán TK 338

Tài khoản 338 được sử dụng cho những khoản nào?

  • Tài khoản 338 dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài các khoản đã phản ánh ở các tài khoản 331 đến 337. Các khoản này có thể bao gồm tiền bảo hiểm, kinh phí công đoàn, ký quỹ, ký cược, doanh thu chưa thực hiện, và các khoản phải trả khác

Làm thế nào để phân loại các khoản phải trả trên TK 338?

  • Các khoản phải trả trên TK 338 được phân loại chi tiết theo từng nhóm tài khoản nhỏ như 3381, 3382, 3383, 3384, v.v. Mỗi nhóm phản ánh một loại nghĩa vụ hoặc khoản phải trả cụ thể.

Có cần phải đối chiếu số dư của TK 338 không?

  • Có, việc đối chiếu số dư của TK 338 là cần thiết để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của các khoản phải trả, phải nộp khác. Việc đối chiếu giúp phát hiện kịp thời các sai sót hoặc khoản mục chưa được ghi nhận.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách hạch toán tài khoản 338 mà AZTAX đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Hạch toán TK 338 là một phần quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp, để đảm bảo thực hiện đúng quy định và xử lý hiệu quả trong quá trình hạch toán hãy liên hệ với AZTAX qua hotline: 0932.383.089 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất

4.8/5 - (6 bình chọn)
4.8/5 - (6 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon