Cách hạch toán hàng nhập khẩu và hạch toán thuế nhập khẩu

Cách hạch toán hàng nhập khẩu và Thuế nhập khẩu

Việc hạch toán hàng nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế. Kế toán cần hiểu rõ và tuân thủ các nguyên tắc hạch toán đối với hàng nhập khẩu cũng như các loại thuế đi kèm. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu về cách hạch toán hàng nhập khẩu mới nhất năm 2024.

1. Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Hiện này, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10% (chiếm phần lớn các loại hàng hóa), 8% (đối với các loại hàng hóa trong nhóm chịu thuế suất 10% nhưng được giảm 2% thuế), 5% (chiếm số ít hàng hóa).

Nhập khẩu, hay còn gọi là nhập hàng (tiếng Anh: Import), là quá trình giao dịch hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia từ nước ngoài vào trong nước. Hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vào một quốc gia được xem là hàng xuất khẩu từ quốc gia gửi đi.

Theo Điều 28 của Luật Thương mại 2005, nhập khẩu hàng hóa được định nghĩa là quá trình đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam. Hàng hóa này có thể được vận chuyển từ nước ngoài hoặc từ một khu vực đặc biệt nằm trong lãnh thổ Việt Nam, nhưng được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật.

Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, nhân viên kế toán cần thực hiện tờ khai hải quan, đóng thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Cụ thể:

Thuế nhập khẩu là loại thuế áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Khi hàng hóa đến cửa khẩu, nhân viên hải quan sẽ kiểm tra, đối chiếu các mặt hàng với tờ khai hải quan và xác định số thuế nhập khẩu phải nộp theo quy định.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, áp dụng cho các hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước có chính sách điều chỉnh tiêu dùng. Thuế này thường có mức thuế suất cao nhằm điều tiết thu nhập của những người tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ đặc biệt. Một số mặt hàng và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm: kinh doanh vũ trường, karaoke, massage, kinh doanh xổ số, golf, thuốc lá, rượu, bia, xì gà,…

2. Cách hạch toán hàng nhập khẩu – thuế nhập

Khi xử lý hàng nhập khẩu để sử dụng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, phương pháp khấu trừ thuế GTGT là một trong những điểm cốt lõi giúp các doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quản lý chi phí. Bằng cách ghi nhận nợ các tài khoản 152, 156, 611 để phản ánh giá trị nguyên vật liệu và hàng hóa, kèm theo các khoản thuế nhập khẩu, và đồng thời có các tài khoản 111, 112, 331, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và nộp thuế GTGT một cách hợp lý từ tài khoản 133, giúp tối ưu hóa tài chính và nâng cao tính cạnh tranh. Để hạch toán tỷ giá hàng nhập khẩu, hạch toán thuế nhập khẩu và xác định giá trị hàng nhập khẩu theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:

Cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu
Cách hạch toán hàng nhập khẩu

2.1 Cách hạch toán hàng nhập khẩu

Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính:

3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

– Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.

Để hiểu rõ hơn về quy trình hạch toán ghi mua hàng nhập khẩu, AZTAX xin lấy ví dụ dưới đây để các bạn có thể hình dung dễ dàng hơn:

Ví dụ: Công ty XYZ nhập khẩu một lô hàng 100 máy tính, đơn giá 800 USD/máy tính = 80.000 USD, có các trường hợp thanh toán như sau:

Trường hợp 1: Thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

Ngày 1/7/2024 thanh toán toàn bộ: 80.000 USD (tỷ giá bán ra của ngân hàng là 22.000).

  • Nợ TK 331: 80.000 x 22.000
  • Có TK 112: 80.000 x 22.000

Ngày 10/7/2024 hàng về đến cảng với tỷ giá là 22.500.

  • Nợ TK 156: 80.000 x 22.000
  • Có TK 331: 80.000 x 22.000

Trường hợp 2: Thanh toán thành nhiều lần cho nhà cung cấp

Ngày 1/7/2024 thanh toán trước 1 phần: 40.000 USD (tỷ giá bán ra của ngân hàng là 22.000).

  • Nợ TK 331: 40.000 x 22.000
  • Có TK 112: 40.000 x 22.000

Ngày 10/7/2024 thanh toán nốt số tiền còn lại: 40.000 USD (tỷ giá bán ra của ngân hàng là 22.500).

  • Nợ TK 331: 40.000 x 22.500 = 900.000.000 (Chênh lệch tỷ giá ngày 10/7)
  • Có các TK 112: 40.000 x 22.500 = 900.000.000

Trường hợp 3: Thanh toán sau toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

Ngày 1/7/2024 hàng về đến cảng với tỷ giá là 22.500.

  • Nợ TK 156: 80.000 x 22.500
  • Có TK 331: 80.000 x 22.500

Ngày 8/7/2024 thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp: (tỷ giá bán ra của ngân hàng là 23.000).

  • Nợ TK 331: 80.000 x 22.500 = 1.800.000.000
  • Nợ TK 635: 80.000 x (23.000 – 22.500) = 4.000.000
  • Có các TK 112: 80.000 x 23.000 = 1.840.000.000

Trong ví dụ này, công ty XYZ đã thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo các phương thức khác nhau, với các hạch toán tương ứng với tỷ giá ngân hàng vào các ngày khác nhau.

2.2 Cách hạch toán thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu

Cách hạch toán thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu căn cứ theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp

Hạch toán thuế GTGT nhập khẩu cho vật tư, hàng hóa và tài sản cố định

Khi thực hiện kế toán nhập khẩu vật tư, hàng hóa, và tài sản cố định (TSCĐ), kế toán cần phản ánh các yếu tố về số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả hoặc đã thanh toán cho người bán, và giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu bao gồm thuế nhập khẩu như sau:

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611,…: Trị giá hàng nhập khẩu.
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
  • Có các TK 111, 112, 331,…: Tổng trị giá phải trả (bao gồm giá trị hàng nhập khẩu và số thuế nhập khẩu)

Hạch toán thuế GTGT đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, khi xác định thuế nhập khẩu phải nộp, hạch toán như sau:

  • Nợ TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu khi nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước

Khi kế toán nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có các TK 111, 112,…: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Hạch toán hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu, 

Khi thuế nhập khẩu của vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu được hoàn hoặc giảm, hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 632: Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)
  • Có các TK 152, 153, 156: Trị giá hàng hóa (nếu xuất hàng trả lại).

Khi thuế nhập khẩu của TSCĐ đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, kế toán hạch toán:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 211: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)
  • Có TK 811: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu bán TSCĐ).

Khi thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất kế toán hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Khi DN nhận được tiền từ ngân sách nhà nước,kế toán ghi:

  • Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Hạch toán thuế VAT khi nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

Khi doanh nghiệp nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, kế toán ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp như sau:

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… : Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Khi doanh nghiệp nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN từ bên nhận ủy thác, kế toán phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế nhập khẩu như sau:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có TK 111, 112: Tiền thuế xuất, nhập khẩu nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác
  • Có TK 3388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác
  • Có TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu, ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu

Trong trường hợp bên nhận ủy thác không ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, kế toán ghi như sau:

  • Nợ TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu, phải thu lại số tiền đã nộp hộ
  • Nợ TK 3388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác
  • Có các TK 111, 112: Tiền thuế xuất, nhập khẩu

3. Định khoản mua hàng nhập khẩu

Cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu
Cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:

  • Nợ các tài khoản: 152, 156, 611… đối với nguyên vật liệu và hàng hóa (bao gồm cả giá có thuế nhập khẩu).
  • Có các tài khoản: 111, 112, 331.
  • Có tài khoản: 3333, chi tiết về thuế xuất và nhập khẩu (bao gồm cả thuế nhập khẩu).

Đồng thời phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, được khấu trừ từ tài khoản 133.

  • Nợ tài khoản 133 đối với thuế GTGT được khấu trừ.
  • Có tài khoản 3331 đối với thuế GTGT phải nộp (33312 là thuế GTGT của hàng nhập khẩu).

Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

Nợ tài khoản 152, 156 đối với nguyên vật liệu và hàng hóa (bao gồm cả giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu).

  • Có tài khoản 111, 112, 331.
  • Có tài khoản 3333, chi tiết về thuế xuất và nhập khẩu (bao gồm cả thuế nhập khẩu).
  • Có tài khoản 3331 đối với thuế GTGT phải nộp (chi tiết 33312).

Nếu nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế TTĐB phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu

  • Nợ tài khoản 152, 156 đối với nguyên vật liệu, hàng hóa (bao gồm giá có thuế thu nhập của hàng nhập khẩu).
  • Có tài khoản 331 cho việc phải trả cho người bán.
  • Có tài khoản 3332 đối với thuế tiêu thụ đặc biệt.

4. Mô tả nghiệp vụ hạch toán kế toán mua hàng nhập khẩu

Mô tả nghiệp vụ hạch toán hàng nhập khẩu
Mô tả nghiệp vụ hạch toán hàng nhập khẩu

Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  • Nhân viên mua hàng lập tờ khai hải quan khi hàng nhập khẩu về cảng, xuất trình giấy tờ liên quan.
  • Hải quan kiểm tra và xác định hạch toán thuế nhập khẩu.
  • Nhân viên mua hàng nộp thuế nhập khẩu khi cần thiết.
  • Hải quan thông quan hàng hóa, nhân viên mua hàng nhận và vận chuyển hàng về kho công ty.
  • Nhân viên mua hàng giao hóa đơn, chứng từ cho kế toán mua hàng và yêu cầu nhập kho hàng hóa.
  • Kế toán kho lập Phiếu nhập kho.
  • Thủ kho kiểm tra, nhận và ghi sổ kho dựa trên Phiếu nhập kho.
  • Kế toán kho hạch toán thuế nhập khẩu và kê khai hóa đơn đầu vào.
  • Nếu thanh toán tiền hàng sau khi nhận, kế toán hoàn thành thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp.

5. Những lưu ý về tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần chú ý đến các quy định về tỷ giá và cách tính thuế.

5.1  Xác định tỷ giá cho ngoại tệ không có tỷ giá công bố:

Trong trường hợp ngoại tệ không có tỷ giá công bố, tỷ giá thuế xuất nhập khẩu được xác định như sau:

  • Dùng tỷ giá chéo giữa đồng Việt Nam và một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố.
  • Nếu không có tỷ giá chéo, sử dụng tỷ giá đô la Mỹ và tỷ giá giữa đô la Mỹ với các ngoại tệ đó.

Lưu ý: Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu được cập nhật mới nhất trên trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng Cục Hải Quan.

5.2 Thời điểm xác định tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu:

  • Đối với hàng xuất khẩu: Sử dụng tỷ giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
  • Đối với hàng nhập khẩu: Sử dụng tỷ giá bán ra của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

5.3 Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo tỷ giá tính thuế:

Số thuế cần nộp được tính bằng công thức:

Số thuế = Trị giá tính thuế x Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A xuất khẩu 100 tấn hàng hóa với giá FOB là 100.000 USD, tỷ giá tính thuế là 23.200 đồng/USD, thuế xuất hàng hóa là 0,5%.

  • Số thuế xuất khẩu phải nộp: 100.000 USD x 23.200 đồng/USD x 0,5% = 1.160.000 đồng.

Doanh nghiệp B nhập khẩu 100 tấn hàng hóa với giá CIF là 100.000 USD, tỷ giá tính thuế là 23.200 đồng/USD, thuế xuất hàng hóa là 10%.

  • Số thuế nhập khẩu phải nộp: 100.000 USD x 23.200 đồng/USD x 10% = 2.320.000 đồng.

Việc hiểu rõ tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu và dự đoán biến động giúp doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả và tối ưu hóa thuế đầu vào.

Khi doanh nghiệp nhận được chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước của bên nhận ủy thác, kế toán phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế nhập khẩu ghi như sau:

  • Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
  • Có các TK 111, 112: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 3388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu).

6. Dịch vụ kế toán thuế cho công ty xuất nhập khẩu

Chào mừng bạn đến với dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp cho Công ty Xuất Nhập Khẩu tại AZTAX. Với sự phức tạp trong các giao dịch thương mại quốc tế và yêu cầu tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật về thuế, chúng tôi cam kết cung cấp giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả và tuân thủ đầy đủ các quy định.

Lợi ích khi sử dụng Dịch vụ Kế toán Thuế cho Công ty Xuất Nhập Khẩu tại AZTAX:

  • Chuyên môn sâu rộng: Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và thuế xuất nhập khẩu, đảm bảo các giao dịch của bạn được xử lý chính xác và minh bạch.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Giảm thiểu chi phí nhân sự và thời gian xử lý các công việc kế toán phức tạp, cho phép bạn tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Luôn cập nhật và tuân thủ các quy định mới nhất về thuế xuất nhập khẩu, đảm bảo doanh nghiệp của bạn luôn hoạt động hợp pháp.
  • Quản lý thuế hiệu quả: Tối ưu hóa chi phí thuế thông qua các chiến lược quản lý thuế hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh.
  • Báo cáo tài chính và thuế: Cung cấp báo cáo tài chính và thuế định kỳ, giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính và tuân thủ các yêu cầu báo cáo của cơ quan thuế.
  • Tư vấn chiến lược: Đưa ra các giải pháp tư vấn tài chính và thuế phù hợp với tình hình kinh doanh và mục tiêu phát triển của công ty xuất nhập khẩu.
  • Hỗ trợ kiểm toán: Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kiểm toán thuế, đảm bảo tuân thủ các quy định kiểm toán và tối ưu hóa quy trình tài chính.

Trên đây là những chia sẻ về cách hạch toán hàng nhập khẩu. Hy vọng qua bài viết có thể giúp quý khách hiểu rõ hơn về cách hạch toán mua hàng nhập khẩu và  thuế gtgt hàng nhập khẩu  .Nếu quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc gì về hạch toán mua hàng nhập khẩu hay hạch toán thuế gtgt hàng nhập khẩu, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với AZTAX để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tâm.

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon