Giải đáp 1001 câu hỏi về bảo hiểm thai sản mà người lao động thắc mắc

Giải đáp câu hỏi về hồ sơ chế độ thai sản

Thời gian vừa qua, AZTAX liên tục nhận được rất nhiều câu hỏi về bảo hiểm thai sản. Qua đó, chúng tôi hiểu được nỗi băn khoăn của những lao động nữ trong thời kỳ đặc biệt này. Vậy nên, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến người lao động tổng hợp giải đáp thắc mắc về bảo hiểm thai sản.

Câu hỏi 1: Cách tính 12 tháng trước khi sinh như thế nào?

Nhiều người lao động hỏi chúng tôi cách xác định 12 tháng trước sinh. Vậy thì trước hết, bạn cần xác định được những mốc thời gian sau:

– Ngày bạn bắt đầu làm tại doanh nghiệp;

– Ngày bạn nghỉ việc (dự kiến nghỉ) nếu bạn muốn nghỉ trước sinh;

– Ngày dự kiến sinh của bạn (ngày sinh của bạn)

Sau khi đã xác định đủ các mốc thời gian nêu trên, hãy xem tiếp hướng dẫn tính thời gian dưới đây:

Cách tính 12 tháng trước sinh bảo hiểm thai sản
Cách tính 12 tháng trước sinh bảo hiểm thai sản

TH1: Người lao động vẫn làm việc tại doanh nghiệp

– Nếu sinh trước ngày 15 tháng đó thì thời gian 12 tháng trước sinh là tính từ tháng trước đó trở về 12 tháng.

– Nếu sinh sau ngày 15 tháng đó thì thời gian 12 tháng trước sinh tính luôn từ tháng sinh trở về 12 tháng.

Để dễ hình dung hơn, vui lòng xem ví dụ:

VD1: Chị A mang thai và dự kiến sinh ngày 18/2/2021 thì thời gian 12 tháng trước sinh của chị A là T3/2020 – T2/2021. Vì chị sinh sau ngày 15 của tháng nên tính luôn tháng sinh trong 12 tháng trước sinh.

VD2: Chị B mang thai và dự kiến sinh ngày 10/5/2021 thì thời gian 12 tháng trước sinh của chị B là T5/2020 – T4/2021. Vì chị sinh trước ngày 15 của tháng nên tháng sinh đó không tính vào 12 tháng trước sinh.

TH2: Người lao động đã thôi việc trước thời điểm sinh

– Nếu sinh trước ngày 15 tháng đó thì thời gian 12 tháng trước sinh là tính từ tháng trước đó trở về 12 tháng.

– Nếu sinh sau ngày 15 tháng đó thì thời gian 12 tháng trước sinh cũng tính từ tháng trước đó trở về 12 tháng.

Cụ thể hơn, mời bạn xem tiếp ví dụ:

VD3: Chị C mang thai và dự kiến sinh ngày 30/4/2021 thì thời gian 12 tháng trước sinh của chị C là T4/2020 – T3/2021. Vì chị C đã nghỉ hẳn tại doanh nghiệp trước sinh nên tháng sinh không được tính vào 12 tháng trước sinh.

Câu hỏi 2: Đóng đủ 6 tháng trong 12 tháng trước sinh nhưng ngắt quãng có được không?

Ngắt quãng trong 12 tháng trước sinh không ảnh hưởng đến điều kiện thai sản. Tức là, người lao động có thể đóng ngắt quãng (nghỉ không lương) trong thời gian này được. Thời gian tính nghỉ không ảnh hưởng gì đến quyền lợi hưởng thai sản. Miễn người lao động làm đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước sinh là sẽ được xem xét hồ sơ.

Tuy nhiên, một vài trường hợp hồ sơ ngắt quãng sẽ bị chậm thanh toán do vướng phải thanh tra. Thanh tra BHXH thai sản có thể khiến quá trình nhận trợ cấp của người lao động kéo dài.

Câu hỏi 3: Đã đủ thời gian đóng để hưởng thai sản nhưng bị thanh tra thì phải làm thế nào?

Nếu người lao động đã đủ điều kiện hưởng thai sản nhưng hồ sơ có điểm đáng ngờ sau đây thì sẽ có thể bị thanh tra:

– Đóng ngắt quãng trong 12 tháng trước sinh (trừ trường hợp nghỉ không lương tại đơn vị)

– Đóng tại nhiều đơn vị tham gia BHXH khác nhau

– Đóng với mức lương cao hơn mức trước sinh một cách bất thường

– Đóng vừa đủ 06 tháng trong 12 tháng trước sinh

Đối với những trường hợp kể trên, BHXH cần kiểm tra lại hồ sơ của người lao động và đối chiếu với quá trình làm việc của doanh nghiệp. Nếu kết quả hoàn toàn hợp lệ, BHXH sẽ thực hiện chi trả trong khoảng 10 ngày sau đó. Ngược lại, doanh nghiệp cần hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu của thanh tra viên trong thời hạn cho phép.

Câu hỏi 4: Nếu không khám thai trong thời gian có thai thì liệu có ảnh hưởng đến việc nhận bảo hiểm thai sản?

Đây là một trong những câu hỏi về bảo hiểm thai sản mà AZTAX thường xuyên bắt gặp. Thật ra, khám thai là một trong những chế độ của bảo hiểm thai sản nhằm hỗ trợ tối đa cho lao động nữ. Vậy nên, nếu lao động không thực hiện khám thai và không hưởng chế độ này thì vẫn được hưởng chế độ thai sản như bình thường.

Hiện nay, một số người lao động lo lắng về việc không khám thai thì không được hưởng thai sản. Điều này hoàn toàn không chính xác. AZTAX khẳng định bạn vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản và tã lót nếu đáp ứng đủ điều kiện tham gia BHXH đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước sinh.

Giải đáp câu hỏi về khám thai bảo hiểm thai sản
Giải đáp câu hỏi về khám thai bảo hiểm thai sản

Câu hỏi 5: Làm thế nào để được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh?

Theo quy định, trong vòng 30 ngày kể từ ngày quay lại làm việc, lao động nữ nếu chưa đủ sức khoẻ thì có thể hưởng thêm chế độ dưỡng sức sau sinh. Khi có nhu cầu, người lao động chỉ cần thông báo lại cho doanh nghiệp để được hỗ trợ chế độ này.

Thời gian hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh hiện tại như sau:

– 10 ngày nếu sinh một lần từ 02 con trở lên;

– 07 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật;

– 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Câu hỏi 6: Nếu muốn đi làm lại sớm hơn thời gian quy định thì có được không? Và đóng BHXH như thế nào?

Câu hỏi tiếp theo về bảo hiểm thai sản xoay quanh việc đi làm sớm hơn thời gian được phép nghỉ. Người lao động được nghỉ tổng cộng 06 tháng trong thời gian hưởng thai sản. Trong đó, các mốc thời gian được quy định như sau:

– Người lao động được nghỉ trước sinh không quá 02 tháng.

– Người lao động được đi làm lại sớm hơn thời gian quy định nhưng phải nghỉ tối thiểu 04 tháng và có giấy xác nhận của đã đủ sức khoẻ đi làm của cơ quan khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Như vậy, nếu muốn đi làm lại sớm hơn thì người lao động vẫn có thể đề nghị doanh nghiệp và cần được doanh nghiệp chấp thuận. Đồng thời, trong thời gian đi làm sớm, người lao động phải tự đóng BHXH, BHYT và BHTN như bình thường (thay vì nghỉ 06 tháng sẽ được BHXH đóng BHXH trong 06 tháng).

Câu hỏi 7: Đang trong thời gian bảo lưu BHXH thì có được làm hồ sơ nhận thai sản?

Luật cho phép người lao động đang trong thời gian bảo lưu BHXH làm hồ sơ bảo hiểm thai sản. Sau khi đủ điều kiện theo quy định, người lao động cần trực tiếp nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH quận/huyện để được hướng dẫn các bước tiếp theo. Thời gian xử lý hồ sơ là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Giải đáp câu hỏi về hồ sơ chế độ thai sản
Giải đáp câu hỏi về hồ sơ chế độ thai sản

Câu hỏi 8: Có phải hưởng bảo hiểm thất nghiệp rồi không thể làm hồ sơ thai sản không?

Đây là một trong những vấn đề mà AZTAX được hỏi nhiều nhất. Để giải đáp, người lao động cần tách các vấn đề ra như sau:

– Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động trong thời gian thất nghiệp.

– Bảo hiểm thai sản để hỗ trợ người lao động trong thời gian thai sản.

Vậy, nếu người lao động vừa thất nghiệp, vừa sinh con thì vẫn có thể được hưởng cả hai như bình thường. Do đó, AZTAX xin được bác bỏ thông tin “hưởng bảo hiểm thất nghiệp rồi không được hưởng thai sản”.

Tuy nhiên, thông tin này cũng có phần đúng nếu áp dụng đối với hồ sơ doanh nghiệp. Bởi khi đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì tức là người lao động đã thôi việc tại đơn vị. Lúc này, đơn vị không thể làm hồ sơ thai sản được. Tuy nhiên, thay vào đó, người lao động có thể tự mình làm hồ sơ này.

Câu hỏi 9: Công ty bắt cam kết làm việc 10 tháng trở lên mới được hưởng thai sản, nhưng thời gian làm không đủ thì có phải mất khoảng đó?

Hiện nay, một số công ty có yêu cầu người lao động phải ký cam kết làm việc từ 10 tháng trở lên thì mới được làm hồ sơ hưởng thai sản (nếu có yêu cầu). Tuy nhiên, một vài người lao động lại “vỡ kế hoạch” và muốn nhận thai sản trước thời hạn này. Vậy thì theo quy định doanh nghiệp đã đề ra ban đầu, bạn không thể được hưởng.

Người lao động nên hiểu, quy định doanh nghiệp có hiệu lực trong quá trình bạn làm việc tại doanh nghiệp. Do đó, nếu không tuân thủ, họ có quyền không thực hiện chế độ cho bạn. Đây là một trong những chính sách thường thấy của nhiều doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng người lao động tham gia trục lợi BHXH.

Câu hỏi 10: Công ty nợ tiền BHXH và thì có làm hồ sơ nhận thai sản được không?

Câu hỏi về vấn đề bảo hiểm thai sản cuối cùng này khá nan giải. Nếu công ty nợ BHXH thì người lao động cần phối hợp với công ty về việc chi trả nợ BHXH. Bởi khi đề nghị trợ cấp, BHXH sẽ rà soát lại xem quá trình đóng của người lao động. Và khi phát hiện ra quá trình này vẫn chưa hoàn tất (do nợ) thì BHXH có quyền từ chối không chi trả.

Lý giải cho việc này, AZTAX xin giải thích đơn giản rằng, BHXH là hình thức tham gia đóng – hưởng. Nếu bạn không đóng thì sẽ không có căn cứ để bạn hưởng và ngược lại. Vậy nên, bạn sẽ chỉ được chi trả các chế độ khi và chỉ khi hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH.

Nợ tiền BHXH thì có được hưởng thai sản?
Nợ tiền BHXH thì có được hưởng thai sản?

AZTAX vừa trả lời nhiều thắc mắc về bảo hiểm thai sản thường gặp nhất hiện nay. Nếu người lao động có thắc mắc khác, có thể để lại thông tin bên dưới để được AZTAX hỗ trợ. Ngoài ra, AZTAX còn triển khai nhiều gói dịch vụ BHXH liên quan như:

Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội

Dịch vụ gộp sổ bảo hiểm xã hội

Thông qua các dịch vụ trên, người lao động có thể dễ dàng làm hồ sơ nhận trợ cấp thai sản hơn. Vui lòng tham khảo thêm thông tin về AZTAX tại website của chúng tôi hoặc liên hệ ngay hotline bên dưới để được tư vấn về gói dịch vụ phù hợp. AZTAX – rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn!

Xem thêm: Dịch vụ làm bảo hiểm thai sản

Xem thêm: Tự làm bảo hiểm thai sản ở đâu

Xem thêm: Bảo hiểm thai sản là gì

Xem thêm: Danh mục bệnh ngắn ngày hưởng bhxh

4.7/5 - (22 bình chọn)
4.7/5 - (22 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon