Hiện nay, nộp thuế theo phương pháp khoán là cách tính thuế phổ biến áp dụng đối với các hộ gia đình và cá nhân kinh doanh. Vậy doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán không? Cách tính thuế khoán được thực hiện như thế nào? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết các thông tin bổ ích trong bài viết sau nhé!
1. Thuế khoán là gì?
Đây là loại có mức thuế thấp, khó xác định rõ ràng nên cơ quan thuế có thẩm quyền sẽ thực hiện định mức một khoản thuế trên cơ sở dựa theo ý kiến tư vấn của hội đồng tư vấn thuế cấp xã, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và hồ sơ tự khai của người nộp thuế.
Thuế khoán là loại thuế trọn gói áp dụng đối với các cá nhân hay hộ kinh doanh. Căn cứ theo Điều 3 Khoản 7,9 Thông tư 40/2021/TT-BTC đã nêu rõ nội dung khái niệm như sau:
“7. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
9. “Mức thuế khoán” là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.”
Như vậy, thuế khoán được hiểu là loại thuế tính theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do Cơ quan thuế xác định và được áp dụng đối với các hộ kinh doanh hay hộ cá nhân kinh doanh, phải thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán.
2. Đặc điểm của thuế khoán
Thuế khoán là một loại thuế có giá trị cố định và đánh vào tất cả các doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán. Hơn nữa, đây là loại thuế quản lý tương đối dễ dàng và giảm thiểu được gian lận thuế vì không có sự phân biệt đối tượng khi nộp thuế.
Mức thuế khoán cũng là mức thuế tương đối thấp so với các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân… Vì vậy, mỗi hộ kinh doanh cá thể đều phải nộp thuế bằng một mức nhất định dựa vào các mức thu nhập tương đối tự kê khai.
Thuế khoán thường áp dụng cho tất cả hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ nên mang tính chất tương đối vì mức thuế khoán được các cơ quan thuế quy định trước đó. Thông thường, dựa vào quy mô và doanh thu của hộ kinh doanh để định ra mức thuế khoán phù hợp.
3. Đối tượng áp dụng thuế khoán
Căn cứ Điều 3 Khoản 8 Thông tư 40/2021/TT-BTC đã nêu rõ nội dung doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán cụ thể như sau:
“8. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.”
Bên cạnh đó, theo Điều 7 Khoản 1,2 Thông tư 40/2021/TT-BTC cũng đã nêu rõ đối tượng áp dụng thuế khoán cụ thể dưới đây:
“1. Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.”
Các hộ khoán kinh doanh không trọn năm bao gồm như hộ khoán kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán ngừng và tạm ngừng kinh doanh.
Trường hợp đối với hộ khoán kinh doanh không trọn năm thì mức doanh thu từ 100.000.000 VNĐ/năm trở xuống để xác định hộ khoán không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT. Thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (bao gồm 12 tháng).
Hộ khoán nộp thuế theo thời hạn ghi trên thông báo nộp tiền của Cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên, trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do Cơ quan thuế cấp thì phải khai thuế và nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó.
Thực tế, so với thời điểm trước ngày 01/8/2021 thì hiện nay số lượng hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán đã giảm đi nhiều vì phải lựa chọn áp dụng phương pháp kê khai thuế.
4. Doanh nghiệp tư nhân trong thủ tục thuế
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các loại hình doanh nghiệp gồm có như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty TNHH. Doanh nghiệp tư nhân có sự khác biệt rất lớn so với các công ty nêu trên như sau:
- Do một cá nhân làm chủ. Các tổ chức khác không được phép thành lập và làm chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động của doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp. Riêng doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân. Tất cả tài sản của chủ doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán và phải đóng các loại thuế như lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Lệ phí môn bài là một trong những loại thuế mà doanh nghiệp bắt buộc phải đóng. Đây được xem là một sắc thuế trực thu, đánh trực tiếp vào giấy phép kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh.
Lệ phí môn bài nộp ngay thời điểm doanh nghiệp thành lập hoặc nộp theo từng năm. Theo Thông tư 302/2016/TT-BTC thì doanh nghiệp thành lập từ 01/01 – 30/06 phải nộp đủ 100% lệ phí. Tuy nhiên, nếu thành lập từ 01/07 – 31/12 thì nộp 50% lệ phí môn bài theo quy định.
Căn cứ theo Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12 như sau: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Hàng quý, chậm nhất là vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế. Do đó, doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của quý đó.
Trong thời hạn 90 ngày (kể từ ngày kết thúc năm dương lịch) thì doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, đến ban Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.
5. Cách tính thuế khoán mà doanh nghiệp tư nhân phải nộp
Dù các cá nhân kinh doanh có nộp thuế theo phương pháp nào đi nữa thì số thuế phải nộp vẫn xác định dựa theo công thức của luật ban hành. Căn cứ Điều 10 Khoản 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC đã nêu rõ công thức cho doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán như sau:
“3. Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
– Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.”
Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền gia công, tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ và tiền hoa hồng phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa/dịch vụ, bao gồm như:
- Hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, các khoản thưởng, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán và có thể hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền.
- Các khoản phụ trội, phụ thu, trợ giá và phí thu thêm được hưởng theo quy định.
- Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng và bồi thường khác.
- Các doanh thu khác mà cá nhân hay hộ kinh doanh được hưởng.
Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Được áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đối với cá nhân hay hộ kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực/ngành nghề thì cá nhân hay hộ kinh doanh thực hiện tính thuế dựa theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu, được áp dụng đối với từng lĩnh vực/ngành nghề khác nhau.
Trường hợp đối với cá nhân, hộ kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực hoặc xác định thuế không phù hợp với thực tế kinh doanh thì Cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực dựa theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp miễn, giảm thuế khoán
6.1 Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh
Căn cứ theo Điều 6 Khoản 11 Mục a Thông tư số 92/2015/TT-BTC đã quy định doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán trong trường hợp ngừng/nghỉ kinh doanh cụ thể như sau:
“Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh thì thông báo ngừng/nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế chậm nhất là một ngày trước khi ngừng/nghỉ kinh doanh. Cơ quan thuế căn cứ vào thời gian ngừng/nghỉ kinh doanh của cá nhân nộp thuế khoán để xác định số tiền thuế khoán được giảm và ban hành Quyết định giảm thuế theo mẫu số 03/MGTH hoặc Thông báo không được giảm thuế mẫu số 04/MGTH ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Số thuế khoán được giảm xác định như sau:
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế khoán phải nộp của quý; nếu nghỉ liên tục trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế khoán phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế khoán phải nộp của quý. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng.”
Thuế khoán đánh mạnh vào những cá nhân kinh doanh có nguồn thu. Do đó, khi các cá nhân kinh doanh ngừng/nghỉ hoạt động thì sẽ không có lợi nhuận và được giảm thuế khoán.
Ví dụ: Hộ kinh doanh Vinh có số thuế khoán phải nộp của năm 2020 là 12.000.000 VNĐ, thì 1 quý phải nộp là 3.000.000 VNĐ. Hộ kinh doanh Vinh có nghỉ kinh doanh liên tục từ ngày 21 tháng 04 đến hết ngày 21 tháng 8. Thời gian nghỉ được tính tròn tháng là tháng 5, 6 và 7.
Vậy số thuế được giảm do việc nghỉ kinh doanh của hộ kinh doanh Vinh được tính như sau: Quý I được giảm 1/3 số thuế khoán phải nộp (là 1.000.000 VNĐ), quý II được giảm 2/3 số thuế khoán phải nộp (là 2.000.000 VNĐ).
6.2 Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo
Doanh nghiệp tư nhân gặp thiên tai, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai thì việc nộp thuế sẽ được miễn giảm cho số tài nguyên bị tổn thất. Vì vậy, nếu đã nộp thuế thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn trả số thuế đã nộp.
Căn cứ theo Điều 6 Khoản 11 Mục b Thông tư số 92/2015/TT-BTC đã quy định doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán trong trường hợp bị tai nạn, thiên tai cụ thể như sau:
“Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì gửi văn bản đề nghị miễn (giảm) thuế theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC đến cơ quan thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ miễn (giảm) thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành để xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.”
Các trường hợp bị thiên tai, hỏa hoạn, bệnh hiểu nghèo, tai nạn… là những trường hợp bất khả kháng mà các doanh nghiệp tư nhân không thể lường trước được, nên nhà nước có chính sách hỗ trợ để giúp đỡ.
Nhà nước sẽ quy định thời gian để gửi văn bản đề nghị miễn giảm thuế. Tuy nhiên, văn bản này phải thực hiện theo Mẫu số 01/MGTH ban hành kèm Thông tư số 156/2013/TT-BTC đến Cơ quan thuế trong thời hạn 90 ngày.
6.3 Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán chuyển đổi hình thức khai thuế
Căn cứ theo Điều 6 Khoản 11 Mục c Thông tư số 92/2015/TT-BTC đã quy định doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán trong trường hợp chuyển đổi hình thức khai thuế như sau:
“Cá nhân kinh doanh đang nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu chuyển đổi hình thức khai thuế theo từng lần phát sinh thì cơ quan thuế chấm dứt quản lý thuế đối với cá nhân theo phương pháp khoán và thực hiện thủ tục giảm thuế khoán theo hướng dẫn như với cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh hướng dẫn tại điểm a khoản 11 Điều này đối với số tháng không nộp thuế theo phương pháp khoán.”
Kê khai thuế là việc người nộp thuế sẽ trình bày cho Cơ quan thuế các hồ sơ, số liệu từ hoạt động kinh doanh của công ty, liên quan tới nghĩa vụ thuế của mình. Có các kỳ khai thuế như kỳ kê khai thuế TNDN, kỳ kê khai thuế TNCN, kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng.
Yêu cầu bắt buộc của việc kê khai thuế là phải nộp đầy đủ chứng từ, tài liệu được quy định trong hồ sơ khai thuế. Tuy nhiên, người nộp thuế cần khai trung thực và đầy đủ các nội dung theo mẫu mà bộ tài chính đã quy định trước đó.
7. Những lưu ý khi áp dụng thuế khoán
Cá nhân hay hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không phải thực hiện chế độ kế toán. Thông thường, mức doanh thu phải nộp thuế khoán là trên 100.000.000 VNĐ/năm dương lịch.
Doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải xuất trình và lưu trữ cho Cơ quan thuế các hợp đồng, chứng từ, hóa đơn, hồ sơ chứng minh hàng hóa và dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp hoặc bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh khác nhau.
Thuế khoán được xác định theo các căn cứ như dựa vào hồ sơ khai thuế mà doanh nghiệp tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế cấp xã/phường/thị trấn.
Ngoài ra, còn căn cứ theo các kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng nhân dân, Hội đồng tư vấn thuế, ủy ban nhân dân, hộ khoán, ban mặt trận tổ quốc cấp xã và các tổ chức hay cá nhân khác.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với tất cả doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán là ngày 15/12 năm trước liền kề năm được tính thuế.
Đối với trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày 10.
Đối với các trường hợp doanh nghiệp tư nhân có sử dụng hóa đơn do Cơ quan thuế cấp và bán lẻ theo từng lần phát sinh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (tính từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp).
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty
8. Các câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoáng
8.1 Doanh nghiệp tư nhân phải nộp các loại thuế nào?
Doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán, lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dựa theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC ta có mức thu lệ phí môn bài doanh nghiệp tư nhân cụ thể như sau:
STT |
Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư |
Thuế môn bài |
1 |
Trên 10.000.000.000 VNĐ |
3.000.000 VNĐ/năm |
2 |
Dưới 10.000.000.000 VNĐ |
2.000.000 VNĐ/năm |
3 |
Văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, địa điểm kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác |
1.000.000 VNĐ/năm |
Lưu ý: Nếu các hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp nhỏ và vừa thì sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. |
Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân khi chuẩn bị mở doanh nghiệp cần nắm phương pháp tính thuế giá trị gia tăng như là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
Đa phần, những doanh nghiệp khi mới thành lập thường áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ. Đối với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất/kinh doanh thì việc khai thuế giá trị gia tăng sẽ được thực hiện theo quý.
Công thức tính số thuế doanh nghiệp phải nộp như sau:
“Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN”
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế được xác định bằng công thức như sau:
“Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định”
– Thu nhập chịu thuế được xác định dựa theo công thức sau:
“Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác”
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp tư nhân có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động, sau đó nhân với thuế suất tương ứng.
Đối với trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền tham gia dự án đầu tư, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật thì phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
8.2 Các khoản chi được trừ khi tính thuế
Căn cứ theo Điều 6 Khoản 1 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ khi doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán cụ thể như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”
Đối với trường hợp mua hàng hóa từng lần có giá trị từ 20.000.000 VNĐ trở lên, được ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, công ty chưa thanh toán thì sẽ tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với trường hợp khi thanh toán công ty không có chứng từ thanh toán thì phải kê khai, tiến hành điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa không có chứng từ, sau đó thực hiện thanh toán vào kỳ tính thuế phát sinh bằng tiền mặt.
Trên đây là các nội dung liên quan về doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán mà AZTAX muốn gửi đến bạn. Hy vọng là những nội dung bổ ích về cách đóng thuế doanh nghiệp tư nhân này sẽ giúp ích thật nhiều cho quá trình kinh doanh của bạn. Chúc các bạn thành công!
Mọi vấn đề thắc mắc bạn có thể theo dõi các bài viết khác của AZTAX hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé! Cảm ơn các bạn rất nhiều!
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế