Các công ty nước ngoài tại Việt Nam mới nhất 2024

Danh sách doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Danh sách doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam dưới đây là những doanh nghiệp nước ngoài nổi bật được thành lập tại Việt Nam. Vậy danh sách này gồm những doanh nghiệp nào? Bài viết này hy vọng mang lại những thông tin hữu ích về vấn đề trên. Mời quý doanh nghiệp cùng AZTAX tham khảo bài viết này!

Danh sách TOP 10 công ty nước ngoài tại Việt Nam
TOP 10 danh sách doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

1. Các công ty nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Căn cứ theo khoản 9 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 68/2014/QH13 quy định các công ty nước ngoài ở Việt Nam là công ty có vốn nước ngoài thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là gì
Các công ty nước ngoài ở Việt Nam là gì?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được hình thành khi một tổ chức hoặc cá nhân từ một quốc gia khác đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn để thành lập và hoạt động doanh nghiệp trên lãnh thổ của một quốc gia khác với mục tiêu tạo lợi nhuận.

Một số quốc gia trên thế giới không phân biệt giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài và không sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.” Thay vào đó, họ chỉ gọi các doanh nghiệp được thành lập dựa trên vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài theo các loại hình pháp lý, ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các loại hình khác.

Thuật ngữ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” chính thức được sử dụng trong Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (trước đây gọi là xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Các đặc điểm chính của doanh nghiệp quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp được sở hữu hoàn toàn hay một phần của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam dưới giấy phép đầu tư được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
  • Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
  • Thường được tổ chức ở dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Hiện nay, Việt Nam đang thử nghiệm việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần.

Luật Đầu tư năm 2020 không đề cập trực tiếp đến loại hình doanh nghiệp này, mà chỉ định nghĩa một cách tổng quan, như trong Khoản 17 Điều 3, nêu rằng “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Do đó, theo quy định này, chúng ta có thể hiểu rằng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp được hình thành dưới sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mà không phân biệt tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
  • Các doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức đã được thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua cổ phần, hoặc tham gia theo cách khác).

2. Các công ty nước ngoài tại việt nam

Với vị mở cửa thị trường như hiện hay, Việt Nam thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước người đến đầu tư và phát triển. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về danh sách các công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Những tập đoàn và doanh nghiệp fdi ở Việt Nam này không chỉ là những nhà đầu tư quan trọng trên thị trường kinh doanh Việt Nam, mà còn là những đối tác công ty quốc tế quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Họ đã đem đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tạo ra việc làm cho hàng ngàn người Việt, và thúc đẩy các ngành công nghiệp địa phương. Hãy cùng AZTAX nhau khám phá sâu hơn về TOP 10 danh sách các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam. Dưới đây là các ví dụ về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiêu biểu tại Việt Nam.

2.1 Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam

Năm 1995, Unilever bước chân vào Việt Nam với một sứ mệnh, và sau 27 năm, hãng đã trở thành một người bạn thân thiết đồng hành cùng nhiều thế hệ người Việt.

Công ty TNHH Quốc tế Unilever nằm trong TOP 10 danh sách doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Công ty Unilever nằm trong TOP 10 danh sách các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Những sản phẩm hàng ngày quen thuộc như xà phòng Lifebuoy, bột giặt Omo và dầu gội Sunsilk đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta từ thuở nhỏ.

Trải qua hơn 3 thập kỷ phát triển tại Việt Nam, Unilever đã cùng chúng ta xây dựng và củng cố vị trí quan trọng của mình tại đây.

2.2 Công ty TNHH AEON Việt Nam

Công ty TNHH AEON Việt Nam đang đầu tư và hoạt động rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bán lẻ đa dạng. Từ việc mở trung tâm mua sắm AEON Tân Phú Celadon vào đầu năm 2014, đến đầu năm 2021, AEON Việt Nam đã phát triển và quản lý:

  • 03 Trung tâm mua sắm thúc đẩy mua sắm
  • 03 Trung tâm Bách hóa Tổng hợp và Siêu Thị
  • 29 cửa hàng chuyên doanh
  • 02 Siêu thị vừa và nhỏ mang thương hiệu AEON MaxValu

Trang thương mại điện tử AEON Eshop

Sự đa dạng này trong lĩnh vực bán lẻ chứng tỏ cam kết của AEON Việt Nam trong việc phục vụ và đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng trên khắp cả nước.

2.3 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV)

Samsung không còn là một cái tên xa lạ với người tiêu dùng tại Việt Nam. Các sản phẩm điện tử như điện thoại, máy tính, tivi và nhiều sản phẩm khác từ công ty tnhh có vốn đầu tư nước ngoài này đã trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
Công ty Samsung cũng là một trong các công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ rất sớm

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam được thành lập vào năm 2008 và có trụ sở tại Bắc Ninh, đánh dấu một sự hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam. Với quy mô sản xuất lớn nhất trong lĩnh vực điện thoại di động tại Việt Nam, Samsung Electronics đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử tại đất nước này.

Bên cạnh lĩnh vực điện thoại di động, Samsung Electronics cũng tự hào tham gia vào sản xuất các sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học, đồng thời cam kết không ngừng phát triển và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Việt Nam.

Với tầm nhìn dài hạn, Samsung Electronics Việt Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành một trong các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam uy tín và được yêu thích nhất tại Việt Nam, xây dựng thương hiệu mà người tiêu dùng tin dùng và yêu thích.

2.4 Công ty TNHH Panasonic Việt Nam

Khi nói đến các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam, Panasonic là một cái tên không thể không kể đến – một cái tên mà chúng ta đã quen thuộc suốt nhiều năm. Công ty TNHH Panasonic Việt Nam đã được thành lập vào tháng 11 năm 2005 và là một trong 7 công ty con thuộc tập đoàn Panasonic.

Công ty TNHH Panasonic Việt Nam
Công ty TNHH Panasonic Việt Nam

Panasonic không chỉ sản xuất đa dạng các sản phẩm từ đồ gia dụng và đồ nấu nướng, mà còn bao gồm cả các thiết bị giải trí gia đình.

Sau hơn 20 năm hoạt động chính thức tại thị trường Việt Nam, công ty TNHH Panasonic Việt Nam đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không thể xóa nhòa. Đặc biệt, những sản phẩm và thiết bị quen thuộc của Panasonic luôn có mặt trong mỗi gia đình người Việt, đóng góp vào cuộc sống hàng ngày của họ.

2.5 Công ty Honda Việt Nam (HVN)

Công ty Honda Việt Nam, thành lập vào năm 1996, là một liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan), và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam. Công ty hoạt động trong hai lĩnh vực chính là sản xuất xe máy và xe ô tô.

Công ty Honda Việt Nam cũng có mặt trong TOP 10 danh sách doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam
Công ty Honda Việt Nam cũng có mặt trong TOP 10 danh sách công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Honda đã góp mặt trong suốt 25 năm qua. Hiện nay, Công ty Honda Việt Nam có khoảng 9,300 nhân viên và sản xuất hàng năm khoảng 2,5 triệu chiếc xe máy và 23,000 chiếc ô tô.

Trải qua những năm tháng phấn đấu, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và củng cố vị thế mạnh mẽ của mình trên thị trường Việt Nam. Trong lĩnh vực sản xuất xe máy và ô tô, Honda Việt Nam được xem là một trong những tên tuổi nổi bật và được người tiêu dùng tin dùng nhất, đánh giá cao về uy tín và chất lượng sản phẩm.

2.6 Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TVN)

Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TVN) đã bắt đầu hoạt động từ năm 1995 và đã thiết lập mạng lưới đại lý chính thức tại 38 tỉnh thành trên toàn quốc. Với khả năng sản xuất hàng năm lên đến 70,000 xe, doanh nghiệp đã không ngừng phát triển trong suốt hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam và trở dừng năm trong danh sách các công ty có vốn 100% nước ngoài lớn tại Việt Nam.

Công ty ô tô Toyota Việt Nam
Công ty ô tô Toyota cũng nằm trong danh sách doanh nghiệp fdi tại Viêt Nam từ những năm 90

Không chỉ đem lại những chiếc xe chất lượng và đáng tin cậy, Toyota Việt Nam còn ghi điểm với người tiêu dùng Việt Nam bởi trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm của họ. Mỗi sản phẩm của TVN không chỉ đảm bảo tính ổn định mà còn không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng.

Năm 2020, TVN đã tự hào nhận được “Giải thưởng xuất sắc” tại lễ trao giải ASEAN NCAP GRAND PRIX lần thứ 4, vinh danh thương hiệu có số lượng mẫu xe đạt tiêu chuẩn 5 sao nhiều nhất trong khu vực ASEAN. Điều này càng làm tôn vinh sự cam kết của  Toyota Việt Nam đối với chất lượng và an toàn của sản phẩm.

2.7 Công ty cổ phần liên doanh Hyundai Thành Công Việt Nam

Công ty cổ phần liên doanh Hyundai Thành Công Việt Nam là sự hợp tác thành công giữa hai tập đoàn uy tín: Thành Công và Ô tô Hyundai. Từ tháng 9/2017, Hyundai Thành Công đã đảm nhận vai trò độc quyền trong việc sản xuất, lắp ráp và phân phối các dòng xe mang thương hiệu Hyundai tại thị trường Việt Nam.

Công ty cổ phần liên doanh Hyundai Việt Nam
Công ty cổ phần liên doanh Hyundai là một công ty vốn nước ngoài rất lớn tại Việt Nam

Dưới sự quản lý của Hyundai Thành Công, các dòng sản phẩm đa dạng đã được giới thiệu, bao gồm xe tải nhẹ, trung, và nặng, xe tải tự trộn bê tông, xe đầu kéo, cùng với các phiên bản xe khách 45 chỗ như Universe Modern, Advance, và Premium. Hyundai Thành Công. Qua đó đã chứng minh sự cam kết của họ đối với việc mang đến những sản phẩm chất lượng và đa dạng cho thị trường ô tô Việt Nam.

2.8. Công ty TNHH Canon Việt Nam

Canon, thương hiệu nổi tiếng về máy ảnh trên toàn cầu, đã chính thức nhập cuộc vào thị trường Việt Nam vào những năm đầu của thập kỷ 1980 thông qua các đối tác phân phối được uỷ quyền.

Công ty TNHH Canon Việt Nam
Công ty TNHH Canon là một trong các công ty đầu tư tại Việt Nam rất nhiều

Suốt chặng đường phát triển tại Việt Nam, Canon đã ghi dấu ấn mạnh mẽ bằng việc thành lập công ty Canon Marketing Việt Nam cùng với việc xây dựng bốn nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp quan trọng như Thăng Long – Hà Nội, Quế Võ – Bắc Ninh, Tiên Sơn – Bắc Ninh và Phố Nối – Hưng Yên.

Hiện nay, Canon đã mở rộng mạng lưới phân phối của mình với hơn 300 đại lý tại thị trường Việt Nam, chứng tỏ sự cam kết của họ đối với việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng đến người tiêu dùng Việt Nam.

2.9. Công ty TNHH Sơn TOA Việt Nam

Sơn TOA đã bước chân vào thị trường Việt Nam trong thập kỷ 90 thông qua hoạt động xuất khẩu. Điều này đã mang lại cho họ lợi thế về sự lâu dài trong quá trình phát triển tại đất nước này.

Công ty TNHH Sơn TOA Việt Nam
Công ty TNHH Sơn TOA năm trong TOP 10 danh sách doanh nghiệp fdi tại Việt Nam

Với sự lãnh đạo sáng suốt cùng sự đoàn kết của đội ngũ nhân viên, Sơn TOA đã ghi dấu ấn với những thành tựu nổi bật trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ sự cam kết và nỗ lực không ngừng của Sơn TOA trong việc xây dựng một thương hiệu uy tín và phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam.

2.10 Công ty Cổ phần Masuoka Gumi

Công ty Cổ phần Masuoka Gum
Công ty Cổ phần Masuoka Gum

Công ty Cổ phần Masuoka Gumi có trụ sở chính tại Phường Tân Bình, tỉnh Hải Dương, Hải Dương là một trong các tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam rất sớm. Một số dự án tiêu biểu của Công ty Cổ phần Masuoka Gumi bao gồm Khách sạn Kure Hankyu, Hải Dương Garden, Bệnh viện Niiza, và nhiều dự án khác. Quy mô nhân sự tại Việt Nam của Công ty Cổ phần Masuoka Gumi lên đến hàng nghìn người, đảm bảo sự phục vụ chuyên nghiệp và hiệu quả cho các dự án của chúng tôi.

3. Đặc điểm quan trọng của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Đặc điểm quan trọng của công ty nước ngoài tại Việt Nam
Đặc điểm quan trọng của các công ty quốc tế tại Việt Nam

3.1 Chủ sở hữu doanh nghiệp

Doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (được gọi là tổ chức kinh tế có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài) bao gồm các doanh nghiệp mà nhà đầu tư từ nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông của chúng.

Nhà đầu tư từ nước ngoài tham gia vào cty có vốn đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài, họ thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

3.2 Vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải tổ chức dưới các hình thức doanh nghiệp theo quy định của luật pháp Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền lựa chọn một hình thức doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ tại Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty tnhh hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

3.3 Tư cách pháp lý

Doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài tại Việt Nam có thể có tư cách pháp nhân hoặc không, tùy thuộc vào hình thức tổ chức mà họ đăng ký theo quy định của luật pháp Việt Nam. Trừ khi nhà đầu tư nước ngoài chọn lựa hình thức Doanh Nghiệp Tư Nhân (không có tư cách pháp nhân), các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài được thành lập theo các hình thức công tyTNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danhđều có tư cách pháp nhân.

3.4 Tỷ lệ sở hữu vốn

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư từ nước ngoài tại các công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán phải tuân theo quy định của luật pháp về chứng khoán.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư từ nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo các hình thức khác phải tuân theo quy định của luật pháp về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư từ nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên phải tuân theo quy định của luật pháp liên quan và các hiệp định quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3.5 Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Căn cứ theo Điều 38 Luật đầu tư 61/2020/QH14 quy định về thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Nhà đầu tư từ nước ngoài phải xây dựng dự án đầu tư và tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải điều chỉnh thông tin với cơ quan có thẩm quyền cấp.

3.6. Ngành nghề kinh doanh

Căn cứ theo Điều 6 Luật Đầu tư 61/2020/QH14 quy định ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư không được phép hoạt động như: kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên con người; kinh doanh pháo nổ; kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

4. Các hình thức đầu tư cho người nước ngoài

Có hai hình thức chính để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

Thành lập công ty với vốn đầu tư nước ngoài: Trong hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào công ty tại Việt Nam ngày từ quá trình thành lập. Việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể chiếm từ 1% đến 100% vốn điều lệ của công ty, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động cụ thể của công ty. Điều này có nghĩa rằng, nhà đầu tư nước ngoài có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc một phần công ty.

Góp vốn hoặc mua cổ phần: Trong hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào một công ty Việt Nam đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài có linh hoạt trong việc góp vốn từ 1% đến 100% vốn của công ty, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của công ty. Để thực hiện việc góp vốn hoặc mua cổ phần của công ty, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành các thủ tục liên quan để chuyển vốn hoặc mua cổ phần. Kết quả là, công ty Việt Nam trở thành một công ty có vốn đầu tư nước ngoài và có thể được quản lý và điều hành bởi nhà đầu tư nước ngoài.

5. Tại sao Việt Nam lại là điểm đầu tư lý tưởng của cho các nhà đầu tư nước ngoài

Ưu điểm của thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc mua cổ phần vào công ty Việt Nam so với việc thành lập công ty với vốn đầu tư nước ngoài là:

Không cần giấy chứng nhận đầu tư: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, ngay cả khi có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài, không cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư. Khi doanh nghiệp không phải có giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục liên quan đến việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước sẽ được giảm bớt.

Thủ tục thay đổi đơn giản: Thủ tục thay đổi thông tin doanh nghiệp đơn giản hơn. Khi doanh nghiệp chỉ có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, việc thay đổi tên công ty, địa chỉ công ty, thông tin chủ sở hữu, và các thông tin tương tự sẽ được thực hiện tương tự như doanh nghiệp Việt Nam.

Không cần cập nhật thông tin đầu tư: Không cần thực hiện các thủ tục cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý đầu tư.

Thủ tục chứng minh năng lực tài chính đơn giản: Thủ tục chứng minh năng lực tài chính cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Không cần cấp lại giấy chứng nhận đầu tư (trừ một số trường hợp): Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc mua cổ phần vào công ty Việt Nam, và đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bao gồm cả trường hợp mua hết 100% vốn góp của công ty), không cần phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nơi mà ngay cả khi nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp, vẫn cần phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Trên đây là danh sách doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng như các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mà AZTAX muốn giử đến quý được giả thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ góp phần mang đến những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về vấn đề trên cũng như hiểu hơn về các loại hình doanh nghiệp FID thông qua một vài ví dụ về công ty 100% vốn nước ngoài mà AZTAX đã nêu trên. AZTAX tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp nhất, với chi phí hợp lý nhất và thời gian thực hiện nhanh nhất.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Xem thêm: Dịch vụ kế toán

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon