Công ty ma là gì? Cách nhận biết công ty ma lừa đảo

Công ty ma là gì?

Công ty ma – một hiện tượng ngày càng trở nên phổ biến trong thị trường kinh doanh hiện nay. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi: “Công ty ma là gì?” và “Làm thế nào để nhận biết được một công ty ma là sao?” Hãy cùng AZTAX tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Công ty ma là gì?

Công ty “ma” là các doanh nghiệp được đăng ký nhưng không thực sự hoạt động. Các công ty này thường chọn loại hình công ty TNHH vì thủ tục thành lập đơn giản, dễ thực hiện và trách nhiệm pháp lý được giới hạn.

Các công ty “ma” được tạo ra với mục đích thực hiện các hoạt động gian lận như mua bán hóa đơn, trốn thuế, và tạo chứng từ giả để thu lợi bất chính trước khi biến mất. Sự tồn tại của các công ty này trở nên phổ biến hơn do quy trình đăng ký doanh nghiệp hiện nay khá dễ dàng.

Công ty ma là gì?
Công ty ma là gì?

2. Cách nhận biết công ty ma và biện pháp ngăn chặn

Trong thời đại công nghệ bùng nổ, bên cạnh những cơ hội việc làm tiềm năng, thị trường lao động cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo, đặc biệt là từ các “công ty ma”.  Vậy chúng hoạt động như thế nào? Cách nhận biết ra sao? Cùng AZTAX tìm hiểu qua nội dung dưới đây

Cách nhận biết công ty ma
Cách nhận biết công ty ma

2.1 Cách nhận biết công ty ma mới nhất năm 2024

Ngày 22/5/2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn 3659/CTDON-TTHT, cảnh báo về những dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp ma. Các cách nhận biết cụ thể như sau:

  • Nhận biết qua loại hình kinh doanh:
    • Các công ty ma thường được thành lập dưới hình thức Công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc doanh nghiệp tư nhân để thực hiện hành vi mua bán hóa đơn.
  • Nhận biết qua đăng ký ngành nghề kinh doanh:
    • Các công ty này thường đăng ký nhiều ngành nghề, phổ biến là dịch vụ tổng hợp, kinh doanh thương mại, hoặc các ngành không cần vốn pháp định hay chứng chỉ nghề nghiệp (như bất động sản, du lịch), nhằm tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng.
  • Nhận biết qua trụ sở giao dịch và thời gian hoạt động:
    • Thường đăng ký địa chỉ tại văn phòng ảo hoặc địa chỉ không tồn tại để tránh kiểm tra.
    • Thường hoạt động ở khu vực dân trí thấp, thuê trụ sở trong thời gian ngắn và đặt tại những con hẻm sâu.
    • Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp này thường rất ngắn.
  • Nhận biết qua phương thức thanh toán:
    • Tránh sử dụng tài khoản ngân hàng công ty, thực hiện giao dịch bằng tài khoản cá nhân hoặc tiền mặt, chuyển khoản qua nhiều bên trung gian để giấu giếm việc mua bán hóa đơn.

2.2 Ảnh hưởng và biện pháp ngăn chặn công ty của cơ quan thuế

Sự tồn tại của các cty ma gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế – xã hội. Cơ quan thuế đã và đang tăng cường quản lý, phối hợp với các cơ quan liên quan để phòng ngừa và phát hiện kịp thời các doanh nghiệp này.Cơ quan thuế cũng đã triển khai chương trình phát hiện hành vi thành lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn, trốn thuế và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Đồng thời, họ tăng cường phối hợp với các ban ngành để thu thập tài liệu, điều tra, xác minh và xử lý các hành vi vi phạm.

Việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế giúp lưu trữ hóa đơn và chứng từ trong ít nhất 10 năm, cho phép cơ quan thuế truy xuất và phát hiện sai phạm. Do đó, việc chấp hành pháp luật thuế là lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp, tránh rủi ro từ việc lập cty ma để mua bán hóa đơn hoặc lập khống chứng từ.

Để ngăn chặn sự xuất hiện và hoạt động của các công ty ma, cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Tăng cường quản lý thuế, phối hợp với các cơ quan liên quan để phòng ngừa, phát hiện kịp thời.
  • Xây dựng chương trình phát hiện doanh nghiệp mua bán hóa đơn, trốn thuế, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
  • Phối hợp với các ban ngành để thu thập tài liệu, điều tra, và nếu phát hiện vi phạm, sẽ chuyển hồ sơ đến cơ quan công an.
  • Thành lập tổ rà soát, quản lý rủi ro về hóa đơn, phân tích và xác minh người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao.
  • Thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm tra việc sử dụng hóa đơn để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.

2.3 Lời khuyên cho doanh nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng quản lý thuế trong nền kinh tế số, việc lưu trữ hóa đơn và chứng từ của doanh nghiệp ít nhất 10 năm sẽ giúp cơ quan thuế truy tìm các sai phạm dễ dàng. Do đó, việc tuân thủ pháp luật thuế là lựa chọn khôn ngoan và đúng đắn cho doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp cần hiểu rõ để quản trị tốt nội bộ doanh nghiệp mình, tránh lập hoặc mua bán hóa đơn khống.

3. Văn phòng ảo có phải là 1 dạng của công ty ma không?

Theo Điều 42 của Luật Doanh Nghiệp 2020, yêu cầu rằng trụ sở chính của doanh nghiệp phải nằm trên lãnh thổ của Việt Nam là địa chỉ chính thức để liên lạc và phải được xác định dựa trên địa giới hành chính bao gồm cả thông tin về số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Văn phòng ảo có phải là một dạng của công ty ma không?
Văn phòng ảo có phải là một dạng của công ty ma không?

Tuy nhiên, luật không cấm cụ thể hoặc nghiêm cấm việc sử dụng hình thức văn phòng ảo. Điều này đặt ra rằng việc sử dụng địa chỉ văn phòng ảo cho mục đích đăng ký kinh doanh tức trụ sở chính không vi phạm quy định pháp luật.

4. Cách xử lí khi “trót” giao dịch với công ty ma

Cách xử lí khi "trót" giao dịch với công ty ma
Cách xử lí khi “trót” giao dịch với công ty ma

Việc giao dịch với công ty ma có thể gây ra nhiều vấn đề pháp lý và tài chính, vì vậy luôn luôn đảm bảo rằng bạn thực hiện mọi giao dịch một cách cẩn thận và có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Nhưng nếu trót bị chúng lừa tốt nhất là báo cáo với cơ quan chức năng. Ngoài ra, AZTAX khuyên bạn khi giao dịch nên chú ý điều sau:

  • Liên hệ với luật sư: Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về tính hợp pháp hoặc tính đạo đức của công ty mà bạn đang giao dịch hãy tham khảo ý kiến của một luật sư.
  • Báo cáo hành vi không đạo đức: Nếu bạn phát hiện công ty mà bạn đang giao dịch có hành vi không đạo đức hoặc bất hợp pháp hãy báo cáo cho các cơ quan chức năng để bảo vệ cộng đồng và ngăn chặn các hoạt động không đạo đức.
  • Chấm dứt giao dịch: Nếu không thể đảm bảo tính hợp pháp hoặc đạo đức của công ty hãy xem xét việc chấm dứt giao dịch và tìm kiếm các đối tác khác có uy tín và minh bạch hơn.

5. Thành lập công ty ma để vay vốn ngân hàng có thể bị khép vào tội gì?

Thông thường, các công ty ma hoạt động trong thời gian rất ngắn. Sau khi đạt được mục đích, người đứng sau thường bỏ trốn.

Nếu cá nhân thành lập công ty ma để vay vốn ngân hàng rồi bỏ trốn, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể như sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, cá nhân có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm, hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 6. Một số ví dụ về công ty ma

Dưới đây là một vài trường hợp công ty ma được thành lập với mục đích trục lợi bất hợp pháp:

  • Công ty TNHH kinh doanh đầu tư Hưng Thịnh: Công ty ma này được thành lập với mục đích chiếm đoạt tài sản qua Internet. Nhóm thực hiện mua thông tin khách hàng rồi giả danh cán bộ ngân hàng gọi điện chào mời. Tiếp đó, yêu cầu khách hàng phải nộp các khoản phí như tiền bảo hiểm, tiền trả góp tháng đầu tiên để được ngân hàng giải ngân khoản vay. Sau khi đã nhận tiền, nhóm này biến mất và cắt đứt liên lạc với khách hàng.
  • Chủ tịch HĐQT Công ty CP thương mại Xăng dầu Phát: Chủ tịch này đã chỉ đạo cấp dưới thành lập 22 công ty ma nhằm mục đích bán hóa đơn và trốn thuế.
  • Nữ diễn viên nổi tiếng Triệu Vy: Triệu Vy thành lập công ty ma để đầu tư, và bằng cách đưa thông tin sai sự thật để thao túng cổ phiếu, nữ diễn viên khiến nhiều nhà đầu tư mất hàng chục triệu USD.
  • Enron Corporation: Enron là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về công ty ma. Họ đã tạo ra các báo cáo tài chính không chính xác và che giấu thông tin về việc bán các tài sản không đáng kể cho các công ty liên quan để tránh trả thuế.
  • WorldCom: WorldCom, một công ty viễn thông lớn, đã tạo ra các báo cáo tài chính giả mạo và lừa đảo nhà đầu tư bằng cách che giấu các khoản chi phí để tăng lợi nhuận.
  • Tyco International: Tyco International, một công ty đa quốc gia, đã gây ra nhiều tranh cãi về việc sử dụng tiền của công ty để trang trải các chi phí cá nhân, bao gồm việc mua sắm đồ trang sức và nâng cấp nhà riêng.

7. Công ty có mã số thuế có lừa đảo không

Một công ty có mã số thuế không đồng nghĩa với việc nó không lừa đảo. Mã số thuế chỉ là một phần của quá trình đăng ký và quản lý thuế của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc công ty có mã số thuế không tự nhiên là một minh chứng cho tính chân thành hay tính hợp pháp của công ty đó.

Mã số thuế là một phần quan trọng trong quản lý thuế và hành chính của một doanh nghiệp, giúp cơ quan thuế theo dõi và thu thuế đối với công ty đó. Tuy nhiên, mặc dù một công ty có mã số thuế, vẫn có khả năng thực hiện các hoạt động gian lận hoặc bất hợp pháp.

Để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro, cần phải thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng thông tin và hoạt động của công ty trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Mã số thuế chỉ là một phần trong việc đánh giá tính chân thành và tính hợp pháp của một công ty.

Công ty ma tạo ra rủi ro không chỉ về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức và kỹ năng để nhận biết và đối phó với các công ty ma, từ đó bảo vệ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp của mình. Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin nào về công ty ma, chúng tôi đều sẵn lòng hỗ trợ bạn qua số Hotline: 0932.383.089. AZTAX luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ bạn.

Xem thêm: dịch vụ thành lập công ty uy tín

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon