Cách để đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam

dau tu gian tiep nguoi nuoc ngoai vao Viet Nam

Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Khác với hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp không yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, mà thông qua việc mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá, góp vốn và mua cổ phần. Điều này không chỉ tạo ra nguồn vốn dồi dào mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, mang lại nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.

1. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là gì?

dau tu gian tiep nuoc ngoai vao viet nam la gi
Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là gì?

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có hai hình thức chính: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khi nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Ngược lại, đầu tư gián tiếp nước ngoài diễn ra khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thông qua việc mua, bán chứng khoán, các loại giấy tờ có giá khác, góp vốn, mua cổ phần mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp còn có thể thực hiện thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian khác, tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Chủ thể đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

chu the dau tu gian tiep vao viet nam
Chủ thể đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Đồng thời, tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:

“19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”

Theo đó, chủ thể được đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài, tức là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

3. Hình thức đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

hinh thuc dau tu gian tiep vao viet nam
Hình thức đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

– Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán

– Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

– Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.

– Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán;

Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

– Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.

4. Nguyên tắc khi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

nguyen tac khi dau tu gian tiep vao viet nam
Nguyên tắc khi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Khi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, nhà đầu tư cần đảm bảo các nguyên tắc tại Điều 4 Thông tư 05/2014/TT-NHNN, cụ thể:

  • Một. mọi hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện thông qua 01 (một) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại 01 (một) ngân hàng được phép.
  • Hai, khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức quy định tại Điều 5 của Thông tư 05/2014/TT-NHNN, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Thông tư 05/2014/TT-NHNN, các quy định của pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán, các quy định hiện hành của pháp Luật liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
  • Ba, số dư trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

cac cau hoi thuong gap lien quan den dau tu gian tiep vao viet nam
Các câu hỏi thường gặp liên quan đến đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

5.1. Sự khác nhau giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là gì?

Với đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư chủ động bỏ vốn, thực hiện các hoạt động đầu tư để sinh ra lợi nhuận và trực tiếp thu về phần lợi nhuận đó. Còn đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư chỉ bỏ vốn, các hoạt động đầu tư và lợi nhuận được thu về thông qua một bên thứ ba.

Hoạt động đầu tư trực tiếp tạo sự dịch chuyển dòng vốn, công nghệ và lao động. Nhà đầu tư sẽ mang theo nguồn vốn đầu tư, công nghệ của mình và một phần lực lượng lao động của họ đến Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư. Sự dịch chuyển này thường có xu hướng từ nước phát triển sang đất nước chưa phát triển. Còn đầu tư gián tiếp, chỉ có dòng tiền dịch chuyển qua quốc gia khác, còn công nghệ và lao động không có sự dịch chuyển.

Đối với đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư chủ động trong việc quản lý nguồn vốn, tự kiểm soát vốn cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn đầu tư gián tiếp, bên thứ ba sẽ trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát nguồn vốn và thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh, nhà đầu tư không trực tiếp nắm các quyền này.

Về cách thức thực hiện dự án đầu tư: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp khác nhau ở chỗ: đầu tư trực tiếp sẽ dẫn đến việc thành lập mới dự án đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế hoặc gắn với một tổ chức kinh tế sẵn có tại Việt Nam thông qua việc góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp. Còn đầu tư gián tiếp, không có tổ chức kinh tế hay dự án đầu tư nào được thành lập.

Mức độ rủi ro và lợi nhuận thu về: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp được nhà đầu tư cân  nhắc  chọn lựa phần nhiều nằm ở yếu tố này. Với hình thức đầu tư trực tiếp, nguồn vốn được nhà đầu tư chủ động sử dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro và nguồn lợi nhuận thu về sẽ được xác định theo phần trăm góp vốn. Chính vì thế mà mức độ rủi ro sẽ cao, tỷ lệ thuận với nguồn lợi nhuận thu về sẽ lớn hơn đầu tư gián tiếp. Với đầu tư gián tiếp, lợi nhuận sẽ thu về theo dạng cổ tức hoặc bán chứng khoán thu chênh lệch.

5.2. Nhà đầu tư nước ngoài có thể mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ để đầu tư gián tiếp vào Việt Nam không?

Vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư thông qua tài khoản này. Như vậy sẽ không được mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ

5.3. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đổi tài khoản vốn đầu tư sang ngân hàng khác khi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam không?

Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2014/TT-NHNN quy định thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam có thể đổi tài khoản vốn đầu tư sang ngân hàng được phép khác.

Nếu bạn quan tâm đến đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam và cần sự hỗ trợ, AZTAX luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ cung cấp những tư vấn chuyên sâu và giải pháp tối ưu nhất cho kế hoạch đầu tư của bạn. Hãy liên hệ ngay với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon