Các trường hợp bị thanh tra bảo hiểm xã hội hiện nay là gì? Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi bị thanh tra? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về nội dung này nhé!
1. Trường hợp bị thanh tra bảo hiểm xã hội
1.1 Trường hợp chậm đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, được sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, thời hạn đóng bảo hiểm của doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
- Đối với số tiền phải đóng hàng tháng: Thời hạn đóng BHXH chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.
- Nếu đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần: Thời hạn đóng BHXH chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng đã chọn. Nếu công ty nợ bảo hiểm trong hơn 30 ngày, công ty sẽ bị tính lãi chậm và bị xử lý vi phạm về hành vi chậm đóng Bảo hiểm Xã hội (theo khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014).
Theo BHXH Việt Nam, những đơn vị sử dụng lao động có khoản nợ trên hai tháng được cơ quan BHXH đề nghị thanh toán đầy đủ vào ngày đầu tiên của tháng sau liền kề. Sau thời hạn này, cơ quan BHXH sẽ tiến hành thanh tra chuyên ngành việc đóng và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với doanh nghiệp nợ đóng tiền bảo hiểm thì trên 02 tháng có thể sẽ bị thanh tra.
1.2 Một số các trường hợp bị thanh tra bảo hiểm xã hội khác
Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp có những dấu hiệu sau đây thì cũng sẽ bị thanh tra:
- Đăng ký lùi thời hạn bắt đầu đóng BHXH; Người lao động hưởng chế độ thai sản được trả lương cao hơn và thời hạn đóng ngắn hơn; Không thông báo kịp thời về các khoản tăng đóng góp BHXH dựa trên mức lương tối thiểu vùng
- Tiền lương và người lao động kê khai trong phiếu lương nộp cho Cơ quan thuế khác với mục lương và người đăng ký BHXH (Trường hợp này vừa bị thanh tra bảo hiểm xã hội vừa bị thanh tra thuế.)
- Một số trường hợp khác, mặc dù không phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm nhưng đơn vị cũng có thể bị thanh tra theo kế hoạch, chương trình của cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội.
Tóm lại, có 02 đối tượng bị thanh tra của cơ quan BHXH là:
- Một, đơn vị đã được cơ quan BHXH kiểm tra phát hiện vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa khắc phục trong thời hạn quy định.
- Hai, Đơn vị chưa được kiểm tra nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHXH.
2. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gì khi bị thanh tra
Khi bị thanh tra do nợ tiền đóng bảo hiểm, cơ quan BHXH sẽ gửi quyết định thanh tra và hồ sơ thanh tra bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào nội dung thanh tra và yêu cầu yêu cầu của cơ quan thanh tra BHXH mà doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ phù hợp.
Dưới đây là các loại giấy tờ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ trong trường hợp bị thanh tra để tránh bị xử phạt thêm các lỗi vi phạm khác:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Khai trình sử dụng lao động
- Hợp đồng lao động; Danh sách lao động.
- Hồ sơ cá nhân của toàn bộ lao động trong công ty (Sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, bản sao văn bằng chứng chỉ …).
- Hệ thống thang bảng lương do đơn vị xây dựng;
- Bảng thanh toán tiền lương có chữ ký của người lao động, bảng chấm công.
- Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Hồ sơ điều chỉnh của cơ quan bảo hiểm xã hội trong quá trình đóng các loại bảo hiểm.
- Các thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Các loại giấy tờ làm căn cứ truy thu bảo hiểm (nếu có ).
- Các chứng từ bắt buộc khác
Lưu ý: Cơ quan bảo hiểm khi thanh tra có thể sẽ yêu cầu bổ sung thêm một hoặc loại bớt một số giấy tờ nêu trên.
3. Quy định về mức xử phạt
Đối với doanh nghiệp nợ tiền BHXH, có 02 hình thức xử phạt khi phát hiện vi phạm đó là: Xử phạt hành chính và Truy tố trách nhiệm hình sự
3.1 Đối với mức phạt hành chính
Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP đối với các hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì:
- Người sử dụng lao động là cá nhân: quy định sẽ bị phạt 12% – 15% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng không quá 75 triệu đồng.
- Người sử dụng lao động là tổ chức: vi phạm sẽ bị phạt nặng hơn với mức từ 24% – 30% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng không quá 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
3.2 Đối với mức phạt hình sự
Hầu hết các doanh nghiệp điều nghĩ việc nợ tiền bảo hiểm nếu thanh tra thì chỉ bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, dấu hiệu cấu thành tội “trốn đóng BHXH” là người nào có nghĩa vụ đóng BHXH cho NLĐ mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên, trốn đóng từ 50 triệu đồng; từ 10 người trở lên, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này.
Nếu đã bị xử phạt hành chính mà tiếp tục vi phạm những điều trên thì truy cứu trách nhiệm hình sự. Khung hình phạt tùy mức độ, số tiền trốn đóng mà có thể hình phạt từ phạt tiền hoặc phạt tù cao nhất 7 năm tù. Đây là hình phạt đối với cá nhân phạm tội, còn pháp nhân thương mại phạm tội thì sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 3 tỉ đồng.
Với sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy, AZTAX đã và đang không ngừng cải thiện và phát triển các gói dịch vụ tốt nhất. Trong đó không thể bỏ qua Dịch vụ giải trình thanh tra BHXH, sự lựa chọn “Tiết kiệm – Tối ưu – Hiệu quả”. Để trải nghiệm dịch vụ bạn đọc có thể liên hệ theo thông tin liên lạc bên dưới.