Kế toán khách sạn là gì? Công việc của bộ phận kế toán trong khách sạn

Bộ phận kế toán trong khách sạn

Bộ phận kế toán trong khách sạn là một yếu tố không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Việc hiểu rõ vai trò và chức năng của bộ phận này là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển và hiệu suất của khách sạn. Hãy cùng AZTAX khám phá thêm về bộ phận kế toán trong ngành khách sạn qua các nội dung dưới đây!

1. Kế toán khách sạn là gì?

Kế toán khách sạn là người làm công việc kế toán ghi chép, thu nhận, xử lý tất cả thông tin liên quan đến tài chính của khách sạn.

Kế toán khách sạn là gì?
Kế toán khách sạn là gì?

Kế toán khách sạn thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế và được xếp vào loại kế toán doanh nghiệp. Nghề này hiện đang có nhiều triển vọng khi ngành du lịch phục hồi, thu hút hàng triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tạo cơ hội tăng doanh thu đáng kể cho các khách sạn và nhà hàng.

Tuy nhiên, tại các khách sạn có quy mô nhỏ và vừa, bộ phận kế toán khách sạn thường không được chia thành nhiều nhóm riêng biệt, do đó sẽ đảm nhiệm toàn bộ các hoạt động kế toán trong cùng một bộ phận.

2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán khách sạn

Bộ phận kế toán trong khách sạn
Bộ phận kế toán trong khách sạn

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán khách sạn được xây dựng với mục tiêu quản lý tài chính hiệu quả, minh bạch và tuân thủ pháp luật. Việc phân công chức năng rõ ràng và có các vị trí hỗ trợ đảm bảo hoạt động kế toán diễn ra suôn sẻ, giúp khách sạn duy trì và phát triển bền vững.

  • Chức năng phân công rõ ràng: Mỗi vị trí có chức năng cụ thể, giúp tối ưu hóa quy trình kế toán và giảm thiểu sai sót.
  • Tính chuyên nghiệp và hiệu quả: Việc chia nhỏ các nhiệm vụ kế toán giúp tăng tính chuyên nghiệp và đảm bảo mỗi khía cạnh của tài chính khách sạn được quản lý chặt chẽ.
  • Tính linh hoạt và hỗ trợ lẫn nhau: Với các vị trí hỗ trợ như phó kế toán trưởng và nhân viên kế toán, bộ máy có thể vận hành liên tục ngay cả khi một số vị trí chủ chốt vắng mặt.

Dưới đây là một số công việc cụ thể mà bộ phận kế toán khách sạn thực hiện để đảm bảo hoạt động tài chính của khách sạn được quản lý hiệu quả và chính xác.

Kế toán trưởng trong trong khách sạn

  • Người đứng đầu bộ phận kế toán khách sạn hay kế toán trưởng không chỉ đảm nhiệm trách nhiệm quan trọng đối với công ty và nhân viên cấp dưới mà còn đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo và hỗ trợ chuyên môn cho đội ngũ kế toán.
  • Đối với giám đốc khách sạn và doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, kế toán trưởng sẽ có nhiệm vụ tham mưu về kế toán tài chính của khách sạn. Hơn nữa người đứng đầu bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến tài chính trước giám đốc khách sạn. Kế toán trưởng kiểm soát thu chi và các hợp đồng của khách sạn. Ngoài ra thì làm việc với các cơ quan thuế, thanh tra….

Kế toán tổng hợp trong khách sạn

Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra báo cáo hàng tháng, xử lý và tổng hợp số liệu. Nhiệm vụ của người giữ chức vụ này không chỉ giới hạn ở việc thực hiện công việc báo cáo mà còn liên quan đến việc tương tác trực tiếp với các cơ quan thuế, ngân hàng và các đối tác khác.

Giám sát thu ngân trong khách sạn

Người giám sát thu ngân có trách nhiệm quản lý danh sách nhân viên thu ngân và giám sát chặt chẽ thời gian làm việc tại các quầy thu ngân. Trong trường hợp phát hiện sai sót hoặc vi phạm liên quan đến giao dịch thu chi, người này sẽ thực hiện việc lập biên bản và ghi chép kỹ lưỡng về những vi phạm đó. Sau đó, họ sẽ thực hiện xử lý tình huống theo quy định để đảm bảo sự thích hợp và công bằng.

Kiểm soát doanh thu trong khách sạn

Nhân viên kiểm soát doanh thu đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý doanh thu của khách sạn. Nhiệm vụ chính của vị trí này là hạch toán và nhập liệu chi tiết về doanh thu, đồng thời thực hiện quá trình đối chiếu để đảm bảo tính chính xác của thông tin giữa các bộ phận. Họ cũng đóng góp vào quá trình hỗ trợ kế toán khách sạn bằng cách giúp trong việc xác định và trả các công nợ một cách hiệu quả. Việc này giúp duy trì sự minh bạch và chính xác trong quản lý tài chính của khách sạn.

Thống kê, đối chiếu hàng hóa bán ra trong khách sạn

Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên captain order từ nhà hàng, từ bếp,…với số liệu của khách, số liệu của khách với hóa đơn GTGT để đảm bảo tính nhất quán của số liệu.

Kế toán chi phí, giá thành trong khách sạn

  • Theo dõi các khoản chi phí với định mức của kế hoạch chi phí, đề xuất các trường hợp vượt quá định mức
  • Phân tích biến động của các chi phí, đề xuất các biện pháp quản lý chi phí, tài sản
  • Kiểm tra, phân bổ các chi phí khấu hao và lương vào các trung tâm chi phí
  • Kiểm tra, theo dõi các loại hợp đồng, đảm bảo hạch toán đầy đủ các chi phí theo đúng nguyên tắc
  • Kiểm soát giá cả, dịch vụ hàng hóa, yêu cầu tổ mua hàng hoặc bộ phận liên quan giải trình nếu có sai sót hoặc sự cố
  • Kiểm tra quy trình, thủ tục nhập – xuất của nhân viên cấp dưới
  • Theo dõi báo cáo vật tư, đối chiếu với báo cáo kiểm kê kho hàng tháng, phụ trách kiểm kê hàng hóa, vật liệu định kỳ
  • Hạch toán và phân bố giá vốn chi phí hợp lý
  • Xác định giá vốn phân theo các nhóm dịch vụ thích hợp

 Kế toán tiền mặt trong khách sạn

Nhân viên kế toán tiền mặt đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tiền mặt của khách sạn. Cụ thể, công việc của họ bao gồm theo dõi và quản lý cả tiền mặt nội tệ và ngoại tệ. Họ thực hiện lập phiếu thu chi, và chịu trách nhiệm về việc báo cáo thu chi tiền mặt của khách sạn, đồng thời kiểm kê và theo dõi quỹ tiền mặt.

Kế toán thuế trong khách sạn

Kiểm tra và báo cáo thuế GTGT đầu vào và đầu ra, cùng việc thông báo tình trạng sử dụng hóa đơn theo các quy định thời gian là nhiệm vụ quan trọng của vị trí này. Người giữ chức vụ này cũng có trách nhiệm quản lý và theo dõi các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm soạn thảo các công văn liên quan đến các vấn đề thuế.

Kế toán TSCĐ, CCDC trong khách sạn

  • Tổ chức ghi chép, phản ánh các số liệu liên quan đến TSCĐ, CCDC như: nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn, mục đích sử dụng, bộ phận sử dụng, nước sản xuất, ngày đưa vào sử dụng
  • Tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí CCDC hàng tháng vào chi phí hoạt động
  • Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá tình hình tăng giảm TSCĐ, CCDC
  • Kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ
  • Báo cáo tình hình bể vỡ của CCDC hàng tháng

Kế toán ngân hàng trong khách sạn

  • Theo dõi và quản lý tiền gửi cũng như các khoản vay tại nhiều ngân hàng là một nhiệm vụ quan trọng của vị trí này.
  • Ngoài ra, vị trí này chịu trách nhiệm lập bảng kê vay vốn, thu hồi và kiểm tra các chứng từ gốc vay vốn. Họ sắp xếp và hoàn trả chứng từ gốc cho bộ phận lưu trữ chứng từ, giữ cho thông tin liên quan được tổ chức một cách hiệu quả và dễ dàng truy cập.
  • Kết hợp với bộ phận kế toán công nợ phải thu, vị trí này đảm bảo rằng báo cáo tình hình công nợ phải thu được thực hiện một cách chính xác. Điều này giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và quản lý nợ một cách hiệu quả.
  • Thêm vào đó, người giữ chức vụ này cũng theo dõi tình hình thanh toán thẻ tín dụng của khách hàng và lập bút toán điều chỉnh chênh lệch tỷ giá khi cần thiết, giúp đảm bảo rằng mọi giao dịch được ghi nhận đúng và chính xác theo quy định.

Giám sát thu mua trong khách sạn

  • Người giám sát thu mua đảm nhận vai trò quan trọng trong việc giám sát các hoạt động hàng ngày của nhân viên thu mua, đảm bảo rằng mọi quy trình đều tuân thủ theo các quy định đã được phê duyệt. Nhiệm vụ của họ cũng bao gồm việc điều phối các hoạt động và lựa chọn những nhà cung cấp tốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Họ hướng dẫn nhân viên về công tác mua hàng, nhập hàng và đảm bảo rằng việc cân đối với hạn mức tồn kho từng loại vật liệu được thực hiện một cách hiệu quả.
  • Người giám sát thu mua cũng thường xuyên kiểm tra và chọn mẫu hàng tháng để đảm bảo rằng giá cả và chất lượng đều được đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của doanh nghiệp để ra.

Kiểm toán đêm trong khách sạn

  • Kiểm tra chứng từ, sổ sách, kiểm kê bàn giao tiền mặt tại các quầy thu ngân
  • Chuyển hồ sơ chứng từ đến nhân viên kiểm soát doanh thu
  • Phụ trách thu ngân các quầy từ 23h hàng ngày
  • Báo cáo doanh thu từng vụ việc trong ngày
  • Báo cáo hàng bể vỡ
  • Đóng hệ thống POS

Kế toán công nợ phải trả trong khách sạn

  • Quản lý mua vào hàng hóa được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua việc theo dõi từng mặt hàng, nhà cung cấp và hợp đồng. Nhiệm vụ này bao gồm cả theo dõi các khoản phải trả và quản lý quá trình thanh toán cho nhà cung cấp. Đồng thời, người giữ vị trí này cập nhật các chứng từ bù trừ công nợ để đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong quản lý tài chính.
  • Đối với tối ưu hóa quy trình, việc kết hợp với các bộ phận kế toán khác để kiểm tra và đối chiếu công nợ phải trả cho các nhà cung cấp là quan trọng
  • Ngoài ra, việc báo cáo tình hình công nợ và thời hạn thanh toán, kèm theo việc lập kế hoạch thanh toán hàng tháng giúp tạo ra một cái nhìn toàn diện về nghiệp vụ thanh toán

Thủ quỹ trong khách sạn

  • Người quản lý tiền mặt chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi các giao dịch thu – chi tiền mặt trong doanh nghiệp. Một phần quan trọng của công việc này là báo cáo tình trạng tiền mặt tại quỹ vào cuối mỗi ngày để đảm bảo sự minh bạch và kiểm soát tốt nhất.
  • Chịu trách nhiệm về việc chi tiền ra theo đúng quy trình và quy định.

Nhân viên thu ngân trong khách sạn

Người thu ngân đảm nhận công việc thu ngân theo quy trình và quy định đã được đề ra trong doanh nghiệp. Công việc này bao gồm việc ghi nhận các giao dịch của khách hàng, thu tiền và hoàn trả tiền thừa theo quy trình đã được xác định.

Kế toán bếp trong khách sạn

Kiểm tra, kiểm soát giá vốn trước khi xuất hàng cho bộ phận bếp:

  • Đảm bảo rằng giá vốn của hàng hóa đã được kiểm tra và kiểm soát trước khi chuyển giao cho bếp. Điều này giúp duy trì tính chính xác trong quản lý chi phí và giúp định rõ mức độ lợi nhuận.

Kiểm tra hàng tồn kho trước khi kiểm phiếu yêu cầu qua thủ kho:

  • Xác nhận tính chính xác của hàng tồn kho trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, đặc biệt là khi có yêu cầu từ bộ phận bếp.

Lập phiếu yêu cầu mua hàng chuyển cho tổ mua hàng:

  • Thực hiện việc lập phiếu yêu cầu mua hàng để chuyển đến tổ mua hàng, giúp đảm bảo rằng mua sắm được thực hiện một cách hợp lý và đáp ứng đúng nhu cầu của bếp.

Kiểm tra, kiểm soát chứng từ nhập – xuất, điều chuyển hàng hóa phát sinh tại kho bếp:

  • Đảm bảo rằng mọi chứng từ nhập – xuất và điều chuyển hàng hóa đều được kiểm tra và kiểm soát để tránh sai sót và mất mát không cần thiết.

Kiểm kê hàng tồn kho cuối tháng, lập báo cáo nhập – xuất tồn, báo cáo chênh lệch tồn kho trên sổ sách và thực tế:

  • Thực hiện kiểm kê cuối tháng và lập báo cáo để so sánh giữa hàng tồn thực tế và sách kế toán, giúp xác định và giải quyết chênh lệch nhanh chóng.

Kiểm tra các biên bản hủy hàng, báo cáo tình hình hàng hư hỏng, kém chất lượng:

  • Theo dõi và kiểm tra các biên bản hủy hàng, báo cáo về tình trạng hàng hư hỏng hoặc kém chất lượng, giúp quản lý nguyên nhân và ngăn chặn các vấn đề tương tự trong tương lai.

Cùng với kế toán công nợ phải trả kiểm tra, đối chiếu công nợ phải trả cho các nhà cung cấp thực phẩm:

  • Hợp tác với kế toán công nợ phải trả để kiểm tra và đối chiếu công nợ phải trả đối với các nhà cung cấp thực phẩm, đảm bảo tính chính xác và đồng nhất trong thông tin tài chính.

Kế toán kiểm soát giá thực phẩm trong khách sạn

  • Nắm rõ hợp đồng cung ứng thực phẩm
  • Kiểm soát giá cả hàng hóa thực phẩm

Kế toán hàng hóa, vật liệu trong khách sạn

  • Kiểm tra, kiểm soát các chứng từ nhập xuất, điều chuyển hàng phát sinh tại kho tổng. Đối chiếu với các báo cáo sử dụng của các bộ phận khác
  • Đối chiếu hóa đơn hợp đồng của nhà cung cấp
  • Kiểm kê hàng tồn kho cuối tháng. Lập báo cáo nhập xuất tồn tại kho tổng
  • Báo cáo nhập xuất tồn tại các quầy
  • Báo cáo tình hình hàng tồn kho xuất chậm, hàng đến hạn cần xử lý
  • Cùng với kế toán công nợ kiểm tra, đối chiếu công nợ phải trả cho nhà cung cấp

3. Công việc cụ thể của kế toán khách sạn

Công việc cụ thể trong bộ phận kế toán trong khách sạn
Công việc cụ thể trong kế toán trong khách sạn

Kiểm tra chi phí và giá thành

Kiểm tra chi phí và giá thành trong hoạt động kế toán khách sạn đòi hỏi sự cẩn trọng và chi tiết. Dưới đây là các bước quan trọng để thực hiện điều này:

  • Tiếp nhận và kiểm tra hóa đơn xuất nhập từ các bộ phận kho để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của thông tin.
  • Nhập liệu các chứng từ vào phần mềm kế toán hàng ngày để theo dõi các giao dịch chi phí và giá thành.
  • Hối thúc các bộ phận chuyển giao chứng từ đúng thời gian để có thể tổng hợp thông tin một cách kịp thời.
  • Kiểm tra và rà soát tính chính xác của các chứng từ, đảm bảo không có sai sót trong quá trình nhập liệu.
  • Thu thập và quản lý dữ liệu hóa đơn xuất nhập một cách cẩn thận, đảm bảo bảo mật và an toàn.
  • Báo cáo về các sai phạm trong các chứng từ cho cấp quản lý để có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Xây dựng quy trình hạch toán kế toán đặc thù cho hoạt động của khách sạn để đảm bảo tính chính xác và minh bạch.
  • Thực hiện hạch toán tiền phòng cho khách sạn một cách chính xác và đồng nhất.
  • Phân bổ chi phí chung cho các hoạt động khác nhau của khách sạn để có cái nhìn toàn diện về chi phí và giá thành.

Quản lý kho hàng

  • Tối ưu quản lý kho hàng để đảm bảo các vật dụng tồn kho có thời gian sử dụng dài lâu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả.
  • Thực hiện việc thanh lý các vật dụng hư hỏng hoặc không còn sử dụng được nữa để tránh tình trạng kho hàng trở nên không kiểm soát được và tăng cường không gian lưu trữ cho các mặt hàng mới.
  • Kiểm tra và xem xét số lượng hàng xuất trong ngày so với định mức tồn kho đã được quy định. Điều này giúp đảm bảo rằng hàng tồn kho được duy trì ở mức đủ nhưng không quá thừa, giúp tối ưu hóa quản lý chi phí và tăng cường lợi nhuận.

Quản lý tài sản cố định

  • Đảm bảo việc theo dõi tài sản cố định và công cụ mua vào thông qua nhập liệu vào phần mềm kế toán một cách thường xuyên và chính xác.
  • Thực hiện thanh toán hóa đơn cho nhà cung cấp đúng thời hạn, đảm bảo mối quan hệ với đối tác và tránh phí trễ hạn.
  • Kiểm soát số lượng tài sản tăng giảm định kỳ để hiểu rõ tình trạng và xu hướng phát triển của tài sản trong từng giai đoạn khác nhau.
  • Áp dụng các phương pháp quản lý và bảo vệ tài sản cố định thuộc sở hữu của khách sạn, bao gồm các biện pháp về bảo dưỡng, bảo mật và an toàn để bảo vệ giá trị và tăng tuổi thọ của tài sản.

Xây dựng bản lương cho nhân viên

  • Tạo và quản lý bảng lương, chi trả lương cho từng phòng ban tại cơ sở lưu trú.
  • Thực hiện các nhiệm vụ quản lý văn phòng như soạn thảo hợp đồng, báo giá cho khách hàng, chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm và hợp đồng lao động.

Xây dựng báo cáo tài chính

  • Tạo báo cáo tài chính hàng tháng và hàng quý để trình lãnh đạo cấp cao xem xét.
  • Thiết lập quy trình định kỳ để tổng hợp và phân tích thu nhập của khách sạn.
  • Chuẩn bị báo cáo thuế và báo cáo tài chính hằng năm.

Các công việc khác

  • Đề xuất sáng tạo ý tưởng mới nhằm tăng cường hiệu suất làm việc.
  • Quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu và số liệu kế toán tài chính một cách toàn diện.
  • Hoàn thành các nhiệm vụ được giao bởi cấp quản lý một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

4. Cách hạch toán chi phí trong kế toán khách sạn

Ngành kinh doanh khách sạn tuy phổ biến nhưng công tác kế toán lại đòi hỏi sự tinh tế và kinh nghiệm chuyên sâu. Dưới đây là hải quan điểm chính về cách hạch toán chi phí trong kế toán khách sạn, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn.

Dù lựa chọn phương pháp hạch toán nào, điều quan trọng là phải đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định kế toán hiện hành. Mỗi cách tiếp cận đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là phản ánh chính xác tình hình tài chính và hỗ trợ quản lý hiệu quả các hoạt động kinh doanh của khách sạn.

4.1 Hạch toán có tính giá thành cho hoạt động khách sạn

Sử dụng Tài Khoản 632 để Theo Dõi:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVL trực tiếp): Bao gồm xà phòng, trà, giấy vệ sinh, bàn chải đánh răng, nước uống theo tiêu chuẩn, kem, dầu gội đầu,… Các chi phí này được hạch toán vào TK 621 (theo QĐ 15) hoặc TK 154 (theo QĐ 48).
  • Chi phí nhân công trực tiếp (CP NC trực tiếp): Bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ phòng. Hạch toán vào TK 622 (theo QĐ 15) hoặc TK 154 (theo QĐ 48).
  • Chi phí sản xuất chung (CP SX chung): Bao gồm lương của quản lý trực tiếp, nhân viên lễ tân, chi phí công cụ, khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác. Hạch toán vào TK 627 (theo QĐ 15) hoặc TK 154 (theo QĐ 48).

Bút toán kết chuyển cuối tháng theo QĐ 15:

  • Nợ 154 / Có 621, 622, 627

Kết chuyển vào giá vốn:

  • Nợ 632 / Có 154

Đối với nước uống ngoài tiêu chuẩn:

  • Nếu khách sạn thu thêm tiền cho nước uống ngoài tiêu chuẩn (mini bar), phần thu này được hạch toán:
    • Nợ 1111 / Có 5111, Có 33311
  • Và giá gốc của nước thu thêm được hạch toán:
    • Nợ 632 / Có 156, 152

4.2  Hạch toán không tính giá thành cho hoạt động khách sạn

Không Theo Dõi Chi Phí Giá Vốn Trực Tiếp bằng TK 632:

  • Tất cả các chi phí phát sinh được phản ánh vào tài khoản chi phí bán hàng (641 theo QĐ 15, 6421 theo QĐ 48) và tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (642 theo QĐ 15, 6422 theo QĐ 48).

Kết quả sản xuất kinh doanh (lãi lỗ) cuối cùng của hai cách hạch toán đều tương tự nhau, dù cách thứ hai có thể không đầy đủ theo nguyên tắc kế toán như cách thứ nhất. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều kế toán của các khách sạn nhỏ và vừa thường chọn cách thứ hai để đơn giản hóa quy trình.

5. Yêu cầu công việc của kế toán khách sạn

Một số yêu cầu cho vị trí kế toán trong ngành khách sạn bao gồm:

  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành Kế toán, Tài chính, Kiểm toán hoặc có chứng chỉ kế toán từ các trung tâm đào tạo uy tín.
  • Kinh nghiệm làm việc: Ứng viên cần ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán hoặc tài chính, hoặc kinh nghiệm tương đương. Đối với vị trí cao cấp hơn, hoặc tại các khách sạn lớn, kinh nghiệm có thể yêu cầu cao hơn, từ 3-5 năm.
  • Kiến thức và kỹ năng: Cần am hiểu về quy trình kế toán, nguyên tắc và tiêu chuẩn kế toán, cũng như lập báo cáo tài chính và quản lý ngân sách. Kỹ năng tính toán và phân tích dữ liệu tài chính cũng là yếu tố quan trọng.
  • Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp hiệu quả với các bộ phận khác để thu thập thông tin và trình bày báo cáo tài chính một cách rõ ràng và dễ hiểu.
  • Tính cẩn thận và tỉ mỉ: Một phẩm chất quan trọng của nhân viên kế toán khách sạn là tính cẩn thận và tỉ mỉ, đảm bảo sự chính xác và đáng tin cậy trong số liệu tài chính và báo cáo.
  • Khả năng làm việc độc lập và nhóm: Nhân viên kế toán khách sạn cần có khả năng làm việc độc lập trong xử lý công việc hàng ngày, đồng thời cũng phải làm việc nhóm để hỗ trợ các bộ phận khác và đảm bảo sự liên thông trong hoạt động kinh doanh của khách sạn.
  • Tinh thần trách nhiệm: Tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm là yếu tố quan trọng khi xử lý thông tin tài chính của khách sạn, đảm bảo tuân thủ các quy định và chuẩn mực chuyên môn.

6. Những thuận lợi và khó khăn khi làm kế toán khách sạn

Kế toán khách sạn là một công việc lý tưởng cho những ai tìm kiếm thu nhập ổn định. Với nhiều người lao động có chuyên môn kế toán mong muốn làm việc trong ngành khách sạn, công việc này chắc chắn mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn.

6.1 Lợi ích khi làm kế toán khách sạn

Một số lợi ích khi làm kế toán khách sạn mang lại như:

  • Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và hiện đại.
  • Mức lương hấp dẫn cho nhân viên kế toán.
  • Khối lượng công việc tương đối nhẹ nhàng.
  • Được hưởng đầy đủ các chính sách lao động theo quy định.
  • Nhiều ưu đãi khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn.
  • Cơ hội tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp.
  • Phát triển kỹ năng làm việc trong môi trường dịch vụ.

6.2 Khó khăn khi làm kế toán khách sạn

Bên cạnh những thuận lợi, nghề kế toán khách sạn cũng tiềm ẩn nhiều thách thức và khó khăn như:

  • Thường xuyên phải làm việc với nhiều khách hàng khó tính.
  • Khối lượng công việc nhẹ nhàng nhưng thường xuyên phải làm ca đêm.
  • Cơ hội thăng tiến trong công việc tương đối hạn chế.
  • Dễ mắc sai lầm trong quá trình làm việc.
  • Môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.

7. Mức thu nhập của kế toán khách sạn

Theo thông tin chung, mức thu nhập của nhân viên kế toán khách sạn thường dao động từ 5 đến 8 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào trình độ kinh nghiệm, khối lượng công việc, quy mô và chính sách lương của từng khách sạn. Các khách sạn lớn và cao cấp có thể trả mức lương cao hơn so với các khách sạn nhỏ hơn, do có quy mô hoạt động lớn hơn.

Ngoài lương cơ bản, mức thu nhập của nhân viên kế toán cũng có thể tăng theo thời gian và sự phát triển trong công việc. Các phần thưởng và các phúc lợi khác cũng có thể được cung cấp tùy thuộc vào chính sách của từng khách sạn.

Thông tin trên là tổng hợp đầy đủ và chi tiết về bộ phận kế toán trong khách sạn do AZTAX cung cấp. Hy vọng rằng thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và các công việc của kế toán trong ngành khách sạn. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với AZTAX để được hỗ trợ tận tình và nhanh chóng.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon