Báo cáo tài chính nội bộ doanh nghiệp là một trong những nghiệp vụ hết sức quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, báo cáo tài chính nội bộ được thiết kế để giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin tài chính cho cấp trên, phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo giai đoạn. AZTAX sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về báo cáo này thông qua bài viết dưới đây:
1. Báo cáo tài chính nội bộ là gì?
Báo cáo tài chính nội bộ là tập hợp những văn bản thể hiện thông tin về tình hình kinh doanh nội bộ theo chu kỳ của doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đây được xem là một phần trong hệ thống quản lý doanh nghiệp. Nhờ có các văn bản này, quản lý doanh nghiệp xác định được:
– Tính chính xác của tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp, bao gồm các khoản phát sinh lãi – lỗ;
– Quy mô và cơ cấu tài sản hiện có của doanh nghiệp;
– Khả năng tạo ra dòng tiền tại thời điểm báo cáo;
– Cân đối hàng tồn kho;
– Xác định khả năng tham gia dự án đầu tư mới;
– Xác định điểm hoà vốn và cơ cấu tài sản tối ưu.
Từ báo cáo tài chính nội bộ, chủ sở hữu và quản lý doanh nghiệp cùng các thành viên kinh doanh có thể căn cứ để vạch ra hướng phát triển trong tương lai, đồng thời có biện pháp khắc phục những vấn đề tồn đọng về tài chính.
Khác với báo cáo tài chính được lập để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo cáo tài chính nội bộ còn có khả năng bao gồm những thu chi không có hoá đơn chứng từ. Do vậy, giữa báo cáo nội bộ và báo cáo cơ quan nhà nước sẽ có sự chênh lệch.
2. Ai là người phụ trách báo cáo tài chính nội bộ?
Tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà người phụ trách lập báo cáo tài chính nội bộ sẽ khác nhau. Thông thường, đối tượng giữ vai trò thực thực báo cáo này sẽ là:
– Trưởng phòng tài chính kế toán;
– Nhân viên kế toán tổng hợp
– ….
Người lập báo cáo tài chính thường là người đứng đầu một bộ phận và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ phận mình tại doanh nghiệp hoặc của doanh nghiệp hoặc tuỳ thuộc vào yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp. Do trực tiếp quản lý nên người lập báo cáo chắc chắn biết rõ mọi hoạt động kinh doanh, tài chính của bộ phận. Từ đó, lập báo cáo tài chính nội bộ đầy đủ và chính xác.
3. Tầm quan trọng của báo cáo tài chính nội bộ
Báo cáo tài chính nội bộ hầu như là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, doanh nghiệp đều có thể yêu cầu lập báo cáo tài chính nội bộ để triển khai chiến lược ngắn hạn cho thời gian sắp tới. Vậy nên, báo cáo này giữ vai trò:
*Vai trò chính
– Giúp xác định rõ và chính xác tình hình kinh doanh, lỗ lãi thực tế của doanh nghiệp
– Giúp xác định hiệu quả của công việc hay các chiến lược đang áp dụng thực tế
– Giúp xác định điểm hoà vốn và cân đối tài sản doanh nghiệp
– Giúp thể hiện quy mô và cơ cấu tài sản mà doanh đang nắm giữ
– Giúp thể hiện tính chính xác của khả năng tạo ra lợi nhuận, là căn cứ xác định khả năng tham gia các dự án đầu tư mới
*Vai trò khác
Bên cạnh những vai trò trên, báo cáo tài chính nội bộ còn được sử dụng làm căn cứ để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Hiện nay, nhiều ngân hàng yêu cầu xem xét, cân nhắc khả năng thanh toán của doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính nội bộ thực tế. Khác với báo cáo tài chính thông thường, báo cáo nội bộ sẽ thể hiện một cách chân thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nên, đây là một trong những lý do quan trọng của số liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý “làm đẹp” bản báo cáo này khi phát sinh nhu cầu vay vốn.
4. Báo cáo tài chính nội bộ gồm những gì?
Về hình thức, báo cáo tài chính nội bộ được lập hệt như báo cáo tài chính. Nghĩa là bao gồm những văn bản sau:
– Bảng cân đối kế toán
– Bảng cân đối phát sinh tài khoản
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Thuyết minh báo cáo tài chính
Thông thường, báo cáo tài chính nội bộ sẽ phản ánh thu nhập và chi phí thực tế tại doanh nghiệp. Do đó, các con số trong những văn bản trên sẽ có sự sai lệch khi so sánh với báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính nội bộ được thực hiện định kỳ, tuỳ theo quy định của mỗi công ty. Do thực tế, một số hoạt động của doanh nghiệp không xuất hoá đơn, nên các chi phí này thường không được đưa vào báo cáo chính thức. Thay vào đó, chúng xuất hiện trên báo cáo nội bộ, giúp quản lý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
Tình hình tài chính doanh nghiệp cũng được khắc họa rõ nét hơn, khả quan hơn số liệu ghi nhận trên báo cáo chính thức.
5. Tổng hợp mẫu văn bản báo cáo tài chính nội bộ mới nhất
5.1 Bảng cân đối kế toán
*Mẫu bảng cân đối kế toán
Mẫu bảng cân đối kế toán được lập theo Mẫu số B 01-DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính:
Bấm vào đây để xem và tải mẫu bảng cân đối kế toán theo mẫu số B01-DNN
*Hướng dẫn nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán
– Mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong 12 tháng thì áp dụng nguyên tắc:
(1) Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
(2) Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng thì áp dụng nguyên tắc:
(1) Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;
(2) Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.
+ Đối với doanh nghiệp có tính chất hoạt động không dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn hay dài hạn thì Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
– Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân thì đơn vị cấp trên phải loại trừ số dư của tất cả các khoản mục phát sinh giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, cũng như giữa những đơn vị cấp dưới với nhau.
– Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán.
5.2 Bảng cân đối phát sinh tài khoản
*Mẫu bảng cân đối phát sinh tài khoản
Bảng cân đối phát sinh tài khoản được lập theo Mẫu số F01-DNN ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính:
Bấm vào đây để xem và tải mẫu bảng phát sinh tài khoản theo mẫu F01-DNN
*Hướng dẫn lập bảng cân đối phát sinh tài khoản
– Cột A: Số hiệu tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.
– Cột B: Tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.
– Cột 1, 2: Phản ánh số dư ngày đầu kỳ báo cáo (đầu năm, đầu tháng), số liệu này căn cứ vào phần “Số dư cuối kỳ” của Bảng cân đối tài khoản kỳ trước.
– Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tài khoản trong năm báo cáo.
– Cột 5, 6: Phản ánh số dư cuối cùng của kỳ báo cáo, số liệu này được căn cứ vào các cột số dư đầu kỳ (cột 1, 2) và số phát sinh trong kỳ (cột 3, 4)
– Sau khi đủ các số liệu, bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân bằng bắt buộc sau:
Tổng số dư Nợ (cột 1), Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3), Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5), Tổng số dư Có (cột 6).
5.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
*Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được xác lập dựa trên Mẫu B02-DNN ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính:
Bấm vào đây để xem và tải mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu B02-DNN
*Hướng dẫn lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Cột A nêu các chỉ tiêu báo cáo theo mẫu
– Cột B thể hiện mã số của các chỉ tiêu tương ứng
– Cột C thể hiện số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu báo cáo ứng với chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
– Cột 1 thể hiện tổng số phát sinh trong năm báo cáo
– Cột 2 thể hiện số liệu của kỳ báo cáo trước
5.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xác lập dựa trên Mẫu số B03-DNN ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được thực hiện dựa trên 1 trong 2 phương pháp là gián tiếp hoặc trực tiếp. Mẫu cho từng báo cáo như sau:
*Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ
a) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
Bấm vào đây để xem và tải mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp theo mẫu B03-DNN
b) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
Bấm vào đây để xem và tải mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp theo mẫu B03-DNN
*Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Doanh nghiệp căn cứ vào bản chất từng giao dịch để trình bày luồng tiền một cách phù hợp.
– Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo chỉ bao gồm những khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành lương tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
– Các luồng tiền phải được chia thành 3 loại hoạt động:
+ Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh: là luồng tiền phát sinh từ hoạt động tạo ra doanh thu và các hoạt động khác mà không phải là đầu tư hay tài chính;
+ Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh từ hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản cố định, bất động sản, các tài sản dài hạn khác, cho vay, đầu tư góp vốn hay các khoản đầu tư khác mà không được phân loại trong tài khoản tương đương tiền
+ Luồng tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
– Các luồng tiền nêu trên phải được trình bày theo cách thức phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp
– Các luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính sau phải được báo cáo dựa trên cơ sở thuần:
+ Thu và chi tiền hộ khách hàng
+ Thu và chi các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn
– Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền ghi trong sổ kế toán và lập báo cáo theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
– Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong báo cáo này
– Các mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt để đối chiếu số liệu.
– Phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác.
– Nếu doanh nghiệp vay để thanh toán các khoản hàng hoá, dịch vụ, nhà thầu thì phải trình bày trên báo cáo này.
– Nếu doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán bù trừ với cùng một đối tượng, báo cáo này phải được lập theo nguyên tắc:
+ Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến giao dịch được phân loại trong cùng một luồng tiền thì trình bày trên cơ sở thuần
+ Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến giao dịch được phân loại trong các luồng tiền khác nhau thì doanh nghiệp phải trình bày riêng giá trị từng giao dịch.
5.5 Thuyết minh báo cáo tài chính
*Mẫu bản thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được xác lập dựa trên Mẫu số B09-DNN Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính:
Bấm vào đây để xem và tải mẫu bản thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu B09-DNN
*Nguyên tắc lập và trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính
– Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính kèm theo.
– Bản thuyết minh phải được trình bày những nội dung sau:
+ Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ tể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.
+ Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong báo cáo tài chính nhưng cần thiết cho việc trình bày và báo cáo.
– Bản thuyết minh phải được trình bày một cách có hệ thống. Doanh nghiệp được chủ động sắp xếp số thứ tự trong Bản thuyết minh theo cách thức phù hợp với đặc thù doanh nghiệp theo nguyên tắc mỗi khoản mục trong Báo cáo tài chính cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh.
6. Dịch vụ làm báo cáo tài chính nội bộ
Báo cáo tài chính nội bộ khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng, quy trình lập báo cáo phức tạp dường như đã trở thành một rào cản lớn đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiểu được khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, AZTAX đã và đang triển khai dịch vụ làm báo cáo tài chính nội bộ trọn gói”.
Đến với AZTAX, báo cáo tài chính nội bộ không còn là vấn đề đối với bạn. Chúng tôi với đội ngũ kế toán nhiều năm trong nghề, cam kết sẽ hoàn thành một cách nhanh chóng, chính xác và đảm bảo phản ánh đúng số liệu từ doanh nghiệp. Từ đó, quản lý doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn tập trung cho việc kinh doanh.
Bên cạnh đó, dịch vụ tại AZTAX còn hỗ trợ doanh nghiệp:
– Tư vấn miễn phí những vấn đề pháp lý liên quan
– Hỗ trợ điều chỉnh, soạn hồ sơ phù hợp để lập hồ sơ, chứng từ cần thiết
– Hỗ trợ rà soát toàn bộ giấy tờ tại doanh nghiệp
– Đảm bảo độ chính xác, cam kết thời gian hoàn thành đúng hạn
– Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý nếu có bất cứ sai sót nào từ phía chúng tôi
– Bảo mật thông tin khách hàng ngay cả khi ngừng hợp tác
Như vậy, thông qua bài viết này, doanh nghiệp đã hiểu rõ về báo cáo tài chính nội bộ cũng như cách xác lập từng loại văn bản trong báo cáo. Để được hỗ trợ dịch vụ lập báo cáo tài chính giá rẻ, nhanh chóng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên hệ AZTAX theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.