Cổ đông nước ngoài có cần xin phép lao động không?

co dong nuoc ngoai co can xin giay phep lao dong

Cổ đông nước ngoài có cần giấy phép lao động khi đến Việt Nam không là thắc mắc phổ biến đối với các công ty cổ phần tại Việt Nam. Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền để xác nhận việc này cho người nước ngoài? Để tìm hiểu vấn đề trên, AZTAX mời quý doanh nghiệp cùng tham khảo bài viết sau.

1. Cổ đông nước ngoài là gì?

co dong nuoc ngoai la gi
Cổ đông nước ngoài là gì?

Căn cứ theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 61/2020/QH14 quy định về đối tượng cố đông nước ngoài trong doanh nghiệp như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy, cổ đông nước ngoài là các thành viên thuộc các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài. Thông thường những tổ chức này là công ty cổ phần và nhà đầu tư nước ngoài có cổ phần trong tổ chức đó được gọi là cổ đông nước ngoài.

2. Cổ đông nước ngoài có cần xin phép lao động khi làm việc tại Việt Nam không?

co dong nuoc ngoai co can xin giay phep lao dong khi lam viec tai viet nam khong
Cổ đông nước ngoài có cần xin phép lao động khi làm việc tại Việt Nam không?

Cổ đông nước ngoài đến Việt Nam làm việc có xin giấy phép lao động sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của họ. Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật lao động 10/2012/QH13, công dân nước ngoài có những đặc điểm sau sẽ không cần xin giấy phép lao động:

  • Là thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Là thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam để chào bán dịch vụ với thời hạn dưới 03 tháng.
  • Vào Việt Nam để xử lý sự cố kỹ thuật phức tạp không thể giải quyết bởi chuyên gia trong nước.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
  • Theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc (cần báo trước 07 ngày).

Tuy nhiên theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP, cổ đông nước ngoài không thuộc các trường hợp cấp giấy phép lao động nếu thực hiện các hoạt động như di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA.

Vì vậy, nếu cổ đông nước ngoài là thành viên hội đồng quản trị, họ sẽ được miễn giấy phép lao động. Ngược lại, nếu không thuộc trong danh sách miễn, người lao động nước ngoài muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam sẽ phải có giấy phép lao động

3. Cơ quan nào xác nhận việc người lao động nước ngoài thuộc diện miễn cấp giấy phép lao động?

co quan nao xac nhan viec thuoc dien mien giay phep lao dong
Cơ quan nào xác nhận việc người lao động nước ngoài thuộc diện miễn cấp giấy phép lao động?

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Quy trình xác nhận được mô tả cụ thể như sau:

  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ thực hiện việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
  • Người sử dụng lao động cần đề nghị cơ quan nói trên xác nhận trước ít nhất 10 ngày, tính từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
  • Trường hợp không cần xác nhận nhưng có các trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về thông tin người lao động nước ngoài trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
  • Thông tin bao gồm: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và kết thúc làm việc.
  • Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là tối đa 02 năm, tuỳ thuộc vào một số trường hợp quy định tại Điều 10 của Nghị định.Trong trường hợp cấp lại, thời hạn tối đa là 02 năm.

Với những quy định này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quy trình xác nhận đầy đủ và theo đúng quy định pháp luật.

Như vậy, cổ đông nước ngoài có cần giấy phép lao động trong trường hợp không nằm trong danh sách hội đồng quản trị của công ty. Cổ đông nước ngoài sẽ được miễn nếu thuộc danh sách xin miễn giấy phép lao động của doanh nghiệp. Đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với AZTAX khi quý khách hàng cần, chúng tôi sẽ sẵn lòng phục vụ và đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

4. Dịch vụ làm giấy phép lao động cho cổ đông người nưới ngoài AZTAX

Nâng cao hiệu suất và linh hoạt với dịch vụ làm giấy phép lao động của AZTAX. AZTAX không chỉ đơn thuần giúp bạn hoàn thành thủ tục, mà còn tối ưu hóa quy trình làm việc để giảm thiểu thời gian và chi phí. AZTAX làm việc chặt chẽ với bạn để hiểu rõ nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó tạo ra giải pháp phù hợp nhất, đồng thời đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ quy định.

Đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của AZTAX sẽ:

  • Tư vấn miễn phí về luật lao động.
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ nhanh chóng – chính xác.
  • Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ và theo dõi tiến độ.
  • Cung cấp dịch vụ thông dịch chuyên nghiệp.
  • Tư vấn về tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài.

AZTAX cam kết:

  • Uy tín – Tận tâm – Hiệu quả.
  • Tiết kiệm thời gian – Chi phí.
  • Bảo mật thông tin – Chuẩn theo quy định pháp luật.

AZTAX đã điểm qua một số nội dung quan trọng liên quan đến câu hỏi cổ đông nước ngoài có cần giấy phép lao động không. Hy vông những nội dung trên sẽ hữu ích cho quý dọc giã. Nếu các bạn có gì thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao đông cho cổ đông nước ngoài vui lòng liên hệ hotline AZTAX để được tư vấn miễn phí nhé!

5/5 - (10 bình chọn)
5/5 - (10 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon