Người lao động làm gì khi công ty cũ chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Làm thế nào khi người lao động chưa được chốt sổ bảo hiểm xã hội

Một trong những lo ngại phổ biến của người lao động là tình trạng công ty cũ chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội. Vấn đề này có thể đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào khi người lao động chưa được chốt sổ bảo hiểm xã hội?”.Cùng AZTAX tìm hiểu những điều quan trọng xung quanh vấn đề này nhé.

1. Người lao động có thể tự mình chốt sổ BHXH không?

Người lao động nghỉ ngang vẫn có quyền được công ty chốt sổ BHXH, dù nghỉ việc không đúng quy định. Tuy nhiên, quá trình này có thể gặp khó khăn hơn do mâu thuẫn giữa hai bên, nhưng công ty vẫn phải thực hiện trách nhiệm này theo quy định của pháp luật.

Người lao động nghỉ ngang có được công ty chốt sổ BHXH không
Người lao động nghỉ ngang có được công ty chốt sổ BHXH không

Tại, Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của người sử dụng lao động, thường cần sự phối hợp từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

Do đó, người lao động không thể tự mình thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội sau khi đã nghỉ việc, cho dù nghỉ việc đúng theo quy định hay nghỉ ngang. Thay vào đó, người lao động phải liên hệ với công ty cũ để yêu cầu hỗ trợ trong việc chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Không chốt sổ bhxh

2. Công ty có buộc phải chốt sổ cho người lao động đã ngừng làm việc không?

Người lao động nghỉ ngang bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, công ty vẫn phải hoàn thành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp này. Dưới đây là những thông tin quan trọng về quyền lợi của mình khi nghỉ ngang.

Công ty có buộc phải chốt sổ cho người lao động đã ngừng làm việc không
Công ty có buộc phải chốt sổ cho người lao động đã ngừng làm việc không

Theo Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động tự ý nghỉ ngang sẽ bị coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hậu quả pháp lý mà hành vi này để lại chính là việc hợp đồng lao động bị chấm dứt, đồng thời người lao động còn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động.

Đồng thời, theo Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động đã quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt như sau:

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như trên, chỉ cần chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và công ty, không phân biệt là nghỉ việc đúng luật hay nghỉ ngang thì phía công ty buộc phải thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

3. Nếu công ty cũ không chốt sổ BHXH cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

Sổ bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ quan trọng đối với  người lao động khi xin hưởng các chế độ của  bảo hiểm xã hội. Vì vậy, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội chậm có thể gây ảnh hưởng đến các quyền lợi của người lao động trong việc hưởng các khoản bảo hiểm.

Nếu công ty cũ không chốt sổ BHXH cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào
Nếu công ty cũ không chốt sổ BHXH cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền như sau:

Số người lao động bị ảnh hưởng Mức phạt tiền vi phạm
Từ 1 – 10 Từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng
Từ 11 – 50 Từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng
Từ 51 – 100 Từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng
Từ 101 – 300 Từ 15.000.000 – 15.000.000 đồng
Từ 300 trở lên Từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên đây áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, còn mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nêu trên.

Vì vậy, nếu không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đồng đến 40 triệu đồng, tùy  thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm theo quy định đã nêu trên.

4. Công ty cũ không chốt sổ BHXH có ảnh hưởng gì đến hưởng lương hưu không?

Việc công ty cũ không chốt sổ BHXH có thể ảnh hưởng đến việc tính toán và nhận lương hưu của người lao động, Vì thời gian đóng bảo hiểm không được xác nhận đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến việc chậm trễ hoặc giảm số tiền lương hưu mà người lao động được hưởng.

Công ty cũ không chốt sổ BHXH có ảnh hưởng gì đến hưởng lương hưu không
Công ty cũ không chốt sổ BHXH có ảnh hưởng gì đến hưởng lương hưu không

Căn cứ vào khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu hằng tháng:

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như trên, tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội phải đủ số năm tối thiểu dùng để tính lương hưu.Từ năm 2022 trở đi là 20 năm đối với nam và 15 năm đối với nữ để được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì được tính thêm 2% cho tới mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm.

Ví dụ, nếu bạn đã làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở công ty cũ từ tháng 2019 đến tháng 2021 tức là khoản hai năm nếu công ty cũ không chốt sổ BHXH cho bạn thì bạn có nguy cơ bị mất 4% mức hưởng lương hưu tăng thêm hoặc có thể bạn sẽ gặp trường hợp không đủ số năm tối thiểu cần phải đóng BHXH để hưởng lương hưu.

5. Không chốt sổ bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?

Không chốt sổ bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không
Không chốt sổ bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không

Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:

Điều 109. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Sổ bảo hiểm xã hội.

Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây…

Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.

Như vậy, trong hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần có yêu cầu sổ bảo hiểm xã hội có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được chốt. Vì vậy, nếu bạn không chốt sổ sẽ không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Thủ tục chốt sổ là trách nhiệm của công ty cũ nên bạn cần liên hệ công ty cũ để đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội cho mình.

Xem thêm: Chốt sổ bhxh sai

Việc công ty cũ chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội là một vấn đề không hiếm gặp, mặc dù trách nhiệm này thuộc về cả người lao động và người sử dụng lao động. Hy vọng rằng bài viết này từ AZTAX sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp hiệu quả nhất để xử lý vấn đề khi công ty cũ chưa chốt sổ bảo hiểm cho mình.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon