Mẫu thang bảng lương của công ty TNHH được thay đổi tùy theo doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để doanh nghiệp xây dựng được thang bảng lương đúng theo quy định? AZTAX xin mời quý doanh nghiệp tham khảo mẫu thang bảng lương của công ty TNHH tại bài viết dưới đây.
1. Nguyên tắc xây dựng mẫu thang bảng lương
Trước đây, theo quy định doanh nghiệp cần đăng ký thang bảng lương của công ty khi quy mô doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên. Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 đã chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2021. Trong số các nội dung điều chỉnh, luật mới cũng đề cập nhiều đến quy định xây dựng thang bảng lương.
Căn cứ theo Điều 93 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 đưa ra nguyên tắc xây dựng thang bảng lương. Trong điều luật có quy định rõ:
- Doanh nghiệp bắt buộc lập thang lương, bảng lương và định mức lao động. Việc đó nhằm làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng người lao động. Ngoài ra doanh nghiệp căn cứ vào đó để thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi và trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động.
- Định mức lao động phải đáp ứng là mức trung bình. Với số đông người lao động thực hiện nhằm không kéo dài thời gian làm việc bình thường. Mức lao động phải là mức đã được áp dụng thử trước khi ban hành và thực hiện.
- Doanh nghiệp phải có tổ chức tham khảo ý kiến của đại diện người lao động tại cơ sở. Nơi đại diện người lao động khảo sát phải là cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
- Việc ban hành và áp dụng thang bảng lương và định mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc khi áp dụng và thực hiện.
2. Hướng dẫn cách điền thang bảng lương của công ty TNHH
2.1 Về bậc lương
Đối với bậc lương, hiện nay pháp luật không có giới hạn số bậc lương tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, số bậc lương tối thiểu là 2 bậc trong cơ sở. Thông thường mẫu thang bảng lương của công ty TNHH sẽ xây dựng từ 05 đến 15 bậc lương.
Doanh nghiệp được tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương tùy theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trước đây, theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP bắt buộc khoảng cách giữa 02 bậc lương liền kề phải có sự chênh lệch là 5%. Tuy nhiên, Nghị định này đã hết hiệu lực vào ngày 01/02/2021.
2.2 Về nguyên tắc về lương tối thiểu vùng
Theo khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 quy định về mức lương trong doanh nghiệp như sau:
Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP cũng đã có sự thay đổi về vấn đề đòi hỏi người lao động học nghề. Cụ thể, Nghị định này không còn quy định người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề và đào tạo phải có lương cao hơn ít nhất 7% cho người lao động đã qua đào tạo. Nhưng vẫn yêu cầu bắt buộc khi xây dựng mẫu thang bảng lương thì mức lương bậc 1 không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Theo quy định từ ngày 1/7/2023 mức lương tối thiểu vùng vẫn đang được áp dụng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
3. Mẫu thang bảng lương của công ty TNHH
Ngoài ra, mức lương của quản lý công ty TNHH được tính bằng lương cơ sở do pháp luật quy định sau đó nhân với hệ số mức lương. Hệ số tùy thuộc vào từng người quản lý và hạng công ty TNHH.
Mẫu thang bảng lương công ty của TNHH sẽ khác nhau tùy theo mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, việc xây dựng thang lương thưởng là điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp khi bắt đầu đi vào hoạt động. Dịch vụ thang lương và bảng lương của AZTAX được triển khai nhằm giải quyết triệt để các vấn đề này cho quý doanh nghiệp.
Xem thêm: Bảng lương công ty TNHH mới nhất