Nhằm giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin, AZTAX cung cấp danh mục hàng hóa xin Giấy phép Bộ Công Thương cũng như giới thiệu sơ lược về quy trình, thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu hóa chất, Giấy phép nhập khẩu rượu, Giấy phép tạm nhập tái xuất.
1. Danh mục hàng hóa xin giấy phép Bộ Công Thương
Thông qua việc xin Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu mà nhà nước có thể dễ dàng quản lý, kiểm soát hàng hóa nhập vào hay xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Dưới đây là danh mục những hàng hóa cần phải xin Giấy phép xuất nhập khẩu từ Bộ Công Thương
1.1 Đối với hàng hóa nhập khẩu
– Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo Điều ước quốc tế.
– Hàng hóa áp dụng theo chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động.
– Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.
– Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3.
– Tiền chất công nghiệp.
– Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ trong lĩnh vực công nghiệp.
– Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan như muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô.
– Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế.
1.2 Đối với hàng hóa xuất khẩu
– Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế.
– Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động
– Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.
– Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
– Tiền chất công nghiệp.
– Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
– Khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng).
– Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định.
2. Thủ tục xin Giấy phép tạm nhập, tái xuất Bộ Công Thương
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trường hợp1: Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa
Bản chính gồm:
– Doanh nghiệp lập đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất;
– Báo cáo đầy đủ tình hình thực hiện Giấy phép tạm nhập, tái xuất đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan.
Bản sao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
– Hợp đồng nhập khẩu, xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài (mỗi loại có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp);
Trường hợp 2: Tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác
Bản chính gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất
Bản sao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Hợp đồng thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài (có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
– Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc thương nhân tạm nhập, tái xuất hàng hóa đó (văn bản có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Trường hợp 3: tạm xuất, tái nhập hàng hóa
Bản chính gồm:
– Doanh nghiệp lập 1 đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập
Bản sao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Hợp đồng hoặc thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng cho thuê, mượn hàng hóa (có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương.
Bước 3: Chờ và nhận kết quả
– Kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc: Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu cho thương nhân.
– Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đề nghị cấp Giấy phép.
– Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thực hiện việc cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu theo quy định.
3. Thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu rượu Bộ Công Thương
Từ “Giấy phép phân phối rượu” được thay thế bởi từ “Giấy phép nhập khẩu rượu” trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép mua rượu từ nước ngoài hoặc các doanh nghiệp sản xuất rượu trong nước và tổ chức hệ thống phân phối tại các tỉnh thành thuộc Việt Nam.
3.1 Điều kiện xin Giấy phép nhập khẩu rượu Bộ Công Thương
Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau để có được giấy phép phân phối rượu thương nhân:
– Có giấy phép kinh doanh theo luật định
– Có kho hàng tối thiểu diện tích 150m2 và phải đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm, PCCC)
– Các loại rượu phải đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm (theo quy định)
– Có hệ thống phân phối trên địa bàn 3 tỉnh thành phố trở lên
3.2 Quy trình xin Giấy phép nhập khẩu rượu Bộ Công Thương
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị (theo mẫu)
– Bản cam kết tuân thủ quy định phòng cháy chữa cháy, Môi trường
– Hợp đồng nguyên tắc/thư giới thiệu của thương nhân nước ngoài hoặc thương nhân sản xuất/phân phối rượu trong nước
– Hợp đồng thuê kho hàng (diện tích tối thiểu 150m2)
– Hồ sơ công bố các sản phẩm rượu nhập khẩu
– Giấy phép bán buôn rượu của tối thiểu 3 thương nhân cam kết tham gia hệ thống phân phối
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương
Bước 3: Chờ và nhận kết quả
Cơ quan có thẩm quyền sau khi nhận hồ sơ sẽ kiểm tra, thẩm định hồ sơ, sau đó lập đoàn thẩm định trực tiếp tại cơ sở kinh doanh và kho chứa hàng của cơ sở
– Nếu đạt điều kiện sẽ cấp giấy phép: Giấy phép sẽ được gửi đến tổng Cục quản lý thị trường, Sở Công Thương các tỉnh thành phố xin cấp phép hệ thống phân phối
– Cơ quan từ chối cấp phép với trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện
4. Quy trình xin Giấy phép nhập khẩu hóa chất Bộ Công Thương
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm:
Bản chính:
– Đơn khai báo hóa chất nguy hiểm nhập khẩu;
– Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất (theo mẫu);
– Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) – Bản nguyên gốc và bản dịch Tiếng Việt;
– Bộ chứng từ gửi hàng của nhà cung cấp hóa chất;
Bản sao:
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao hợp đồng nhập khẩu hóa chất;
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hoá chứa hóa chất độc hại (bản sao hợp lệ);
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp xác nhận khai báo hóa chất nguy hiểm nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)
Bước 3: Chờ và nhận kết quả
Cục Hóa chất kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ, Cục Hóa chất thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn thiện hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Hóa chất thẩm tra nội dung hồ sơ, trong 15 ngày làm việc, Cục Hóa chất cấp giấy xác nhận cho tổ chức.
– Cục Hóa chất trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp cho tổ chức khi hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện
5. Dịch vụ xin Giấy phép Bộ Công Thương
Với những thông tin trên cho thấy quá trình xin Giấy phép Bộ Công Thương phải trải qua quá trình giấy tờ, thủ tục phức tạp. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ bị trả về, và vô vàn những hạn chế khác mà doanh nghiệp hay gặp phải. Hiểu được điều đó, AZTAX giới thiệu doanh nghiệp: Dịch vụ xin Giấy phép Bộ Công Thương.
Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, AZTAX nắm rõ quy trình, cách lập hồ sơ cần thiết. Với dịch vụ này, chúng tôi sẽ:
– Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp cách tạo lập hồ sơ
– Chuyên môn hóa các nghiệp vụ
– Thay mặt doanh nghiệp đi nộp hồ sơ cho các cơ quan chức năng,…
Tham khảo ngay dịch vụ của chúng tôi: Dịch vụ xin Giấy phép Bộ Công Thương
Doanh nghiệp có thắc mắc về vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá Bộ Công Thương, cần hỗ trợ, liên hệ với AZTAX qua hotline : 0932.383.089 để được giải đáp.