Cách tính trợ cấp thai sản theo quy định hiện hành

Hướng dẫn tính trợ cấp thai sản theo quy định hiện hành.

Cách tính trợ cấp thai sản đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động. Thực tế, mức trợ cấp thai sản cho người đang trong quá trình mang thai và sinh con đã được quy định rõ trong Luật Bảo hiểm Xã hội 2014. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin mới nhất về chế độ trợ cấp thai sản 2020.

Cách tính trợ cấp thai sản theo quy định hiện hành.
Cách tính trợ cấp thai sản theo quy định hiện hành.

1. Thế nào là trợ cấp thai sản?

Trợ cấp thai sản là khoản tiền hỗ trợ người lao động nữ hoặc người lao động có vợ đang mang thai hoặc sinh con. Trợ cấp thai sản là một chế độ của chế độ Bảo hiểm Xã hội. Mức trợ cấp thai sản sẽ khác nhau tùy vào mỗi trường hợp. 

Hiện nay người lao động nếu đã nghỉ việc nhưng vẫn đủ điều kiện hưởng thai sản (đóng đủ thời gian quy định để được hưởng thai sản trước khi nghỉ việc và có báo giảm để bảo lưu quá trình đóng bảo hiểm) thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp cùng với trợ cấp thai sản như bình thường.

Thế nào là trợ cấp thai sản?
Thế nào là trợ cấp thai sản?

Xem thêm tại: Quy trình cách tính trợ cấp thất nghiệp theo quy định

2. Cách tính tiền trợ cấp thai sản 2020

Căn cứ Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 quy định cách tính tiền trợ cấp thai sản một lần như sau:

– Đối với người lao động nữ nghỉ việc để đi khám thai.

MTC = BQ6T/24 x 100% x S

– Đối với người lao động dùng các biện pháp phá thai hoặc phá thai bệnh lý.

MTC = BQ6T/30 x 100% x S

– Đối với người lao động dùng các biện pháp tránh thai.

MTC = BQ6T/30 x 100% x S

– Đối với người lao động khi sinh con.

MTC = BQ6T/24 x 100% x S

Với:

– MTC: Mức trợ cấp thai sản.

– BQ6T: Mức bình quân 6 tháng tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ việc.

– S: Số ngày nghỉ thai sản.

Hướng dẫn tính trợ cấp thai sản theo quy định hiện hành.
Hướng dẫn tính trợ cấp thai sản theo quy định hiện hành.

3. Hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản 2020

Hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản được Luật Bảo hiểm Xã hội quy định gồm các giấy tờ như sau:

– Sổ Bảo hiểm Xã hội.

Bản sao giấy khai sinh của con hoặc bản sao giấy CMND.

– Danh sách người hưởng chế độ thai sản do doanh nghiệp lập (nếu chỉ có 1 lao động thì vẫn phải lập danh sách này).

– Giấy xác nhận về môi trường và điều kiện làm việc độc hại; công việc nặng nhọc; làm việc theo chế độ tăng ca hoặc người lao động nữ bị tàn tật (nếu có).

Hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản.
Hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản.

Xem thêm tại: Cập nhật thông tin quy định chốt sổ bảo hiểm xã hội mới nhất.

4. Trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau thai sản

Số tiền trợ cấp mà người lao động nhận được khi nghỉ dưỡng sức sau thai sản được quy định như sau:

TTC = LCS x 30%

Ví dụ:

– Con sinh trước ngày 01/07/2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

TTC = 1.490.000 x 30% = 447.000 đồng/tháng.

– Con sinh sau ngày 01/07/2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng.

TTC = 1.600.000 x 30% = 480.000 đồng/tháng.

Với:

TTC: Tiền trợ cấp dưỡng sức sau sinh.

LCS: Mức lương cơ sở.

Lưu ý: Người lao động phải đóng BHXH đúng thời gian quy định thì mới được nhận trợ cấp thai sản. Doanh nghiệp cần chú ý đóng đầy đủ BHXH cho người lao động. Nếu doanh nghiệp vẫn đang gặp khúc mắc thì có thể tham khảo dịch vụ làm Bảo hiểm Xã hội lần đầu.

Tham khảo tại: Thủ tục tham gia Bảo hiểm Xã hội lần đầu theo quy định 2020

Cách tính trợ cấp thai sản được quy định cụ thể với từng đối tượng người mang thai. Bài viết đã cung cấp rõ thông tin cho bạn đọc về vấn đề trên.

Công ty AZTAX có dịch vụ làm hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thai sản cho người lao động. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

5/5 - (3 bình chọn)
5/5 - (3 bình chọn)