Tư cách pháp lý của thành viên hợp danh được quy định thế nào?

tu cach phap ly cua thanh vien hop danh

Tư cách pháp lý của thành viên hợp danh là gì? Đặc điểm nổi bật về loại hình công ty này? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết các thông tin về tư cách pháp nhân của công ty trong bài viết sau nhé!

khai quat ve tu cach phap ly cua thanh vien hop danh
Khái quát về tư cách pháp lý của thành viên hợp danh

1. Công ty hợp danh là gì?

Dựa vào Khoản 2 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã quy định:

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Thành viên hợp danh bắt buộc là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về các nghĩa vụ và nợ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty tương ứng với phần vốn đã cam kết.

Công ty có tư cách pháp nhân kể từ lúc các thành viên đã góp đủ số vốn theo cam kết. Khi đã hoàn thành các thủ tục thành lập Công ty hợp danh, công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

2. Đặc điểm của thành viên công ty hợp danh

2.1 Thực hiện góp vốn vào công ty hợp danh

thuc hien gop von vao cong ty hop danh
Thực hiện góp vốn vào công ty hợp danh

Căn cứ Khoản 4 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về việc thực hiện góp vốn trong tư cách pháp lý của thành viên hợp danh cụ thể như sau:

4. Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Vốn điều lệ của công ty;

c) Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên;

d) Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;

đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

e) Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;

g) Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.

Việc góp vốn vào công ty hợp danh là cơ sở để hình thành tư cách thành viên của cá nhân hoặc tổ chức. Ngoài ra, thành viên có thể góp dần theo tiến độ cam kết góp vốn được thỏa thuận tại Điều lệ công ty hoặc góp đủ phần vốn định góp.

Đối với các trường hợp góp đủ vốn thì thành viên sẽ được công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp. Trường hợp nếu không góp vốn vào công ty như đã cam kết hoặc không có khả năng góp vốn thì thành viên đó sẽ không còn là thành viên công ty nữa.

2.2 Nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên công ty

nhan chuyen nhuong phan von gop tu thanh vien cong ty
Nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên công ty

Căn cứ Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong tư cách pháp lý của thành viên hợp danh như sau:

1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Đối với trường hợp khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh thì bạn sẽ trở thành thành viên công ty nếu Hội đồng thành viên chấp thuận. Việc hình thành tư cách thành viên theo hình thức chuyển nhượng này khá khó khăn.

Đối với các trường hợp có thành viên không đồng ý thì người nhận chuyển nhượng dù đã nhận phần vốn góp của thành viên nhưng vẫn không thể trở thành thành viên trong công ty.

2.3 Được cho, tặng và thừa kế phần vốn góp

duoc cho tang va thua ke phan von gop
Được cho, tặng và thừa kế phần vốn góp

Căn cứ Điều 181 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về việc được cho, tặng và thừa kế phần vốn góp trong tư cách pháp lý của thành viên hợp danh cụ thể như sau:

e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

Người được cho, tặng hay thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh sẽ trở thành thành viên trong công ty (nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận).

Việc được tặng, cho hay thừa kế chưa làm phát sinh tư cách thành viên cho người được nhận. Vì thế, cần phải đảm bảo điều kiện là Hội đồng thành viên chấp thuận thì tư cách thành viên mới trong công ty mới được xác lập (không tính thành viên góp vốn).

2.4 Được nhận nợ bằng phần vốn góp vào công ty từ thành viên công ty

duoc nhan no bang phan von gop vao cong ty tu thanh vien cong ty
Được nhận nợ bằng phần vốn góp vào công ty từ thành viên công ty

Căn cứ Điều 178 Khoản 1,2,3 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về việc được nhận nợ bằng phần vốn góp vào công ty  trong tư cách pháp lý của thành viên hợp danh cụ thể như sau:

1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Các cá nhân hay tổ chức khi được nhận nợ bằng phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh có thể trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Do đó, việc nhận nợ bằng phần vốn góp vào công ty từ thành viên chỉ làm phát sinh tư cách thành viên trong công ty hợp danh cho người nhận nếu các thành viên công ty đồng ý để người nhận nợ trở thành thành viên mới của công ty.

> Hồ sơ thành lập công ty của quý khách không hợp lệ, bị cơ quan tiếp nhận từ chối nhiều lần? Để tối ưu hoá thời gian và chi phí thành lập công ty, quý khách hàng kết nối ngay với AZTAX để được tư vấn giải pháp hiệu quả nhất. Chỉ từ 1.000.000 đồng, quý khách được hỗ trợ toàn bộ thủ tục pháp lý. <<

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tpHCM

4. Chế độ chịu trách nhiệm của thành viên hợp danh

che do chiu trach nhiem cua thanh vien hop danh
Chế độ chịu trách nhiệm của thành viên hợp danh

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu tư cách pháp lý của thành viên hợp danh trong công ty như sau:

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ mà bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, do nhiều người cùng thực hiện.

Chịu trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm của chủ sở hữu khi dùng tài sản của mình để trả nợ thay cho công ty. Việc này được thực hiện trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài chính của nó.

Khi tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài chính thì các thành viên hợp danh của công ty phải cùng nhau dùng tài sản của mình để trả nợ thay cho công ty.

Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ của các thành viên tùy thuộc vào tỷ lệ đóng góp của các thành viên, tùy theo thỏa thuận trước đó của thành viên hợp danh và tùy khoản nợ của công ty.

Đối với trường hợp khi thành viên đã chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh trong thời gian 2 năm (tính từ ngày bị khai trừ khỏi công ty) thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty.

Ví dụ: Công ty A là công ty hợp danh, có 2 thành viên hợp danh là bà Nguyễn B và ông Phạm C. Khi công ty A có rủi ro trong kinh doanh và dẫn đến phá sản thì bà Nguyễn B và ông Phạm C phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty bằng tài sản đã đăng ký góp vốn. Đối với trường hợp tài sản góp vốn không đủ thì bà Nguyễn B và ông Phạm C phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty bằng tài sản vốn có của mình.

5. Các câu hỏi xoay quanh tư cách pháp lý của thành viên hợp danh

5.1 Thành viên hợp danh có được rút vốn ra khỏi công ty không?

thanh vien hop danh co duoc rut von ra khoi cong ty khong
Thành viên hợp danh có được rút vốn ra khỏi công ty không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về việc góp vốn trong tư cách pháp lý của thành viên hợp danh cụ thể như sau:

2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

Dựa theo quy định trên, thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Lưu ý: Nếu muốn rút vốn khỏi công ty thì bạn phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 6 tháng trước ngày rút vốn. Hơn nữa, chỉ được rút vốn vào thời điểm báo cáo tài chính của năm tài chính đã được thông qua hoặc kết thúc năm tài chính đó.

5.2 Thành viên hợp danh khi đã chấm dứt tư cách thành viên thì có cần chịu trách nhiệm tài sản đối với công ty nữa không?

Thành viên đã chấm dứt tư cách thành viên thì có chịu trách nhiệm với công ty không?

Căn cứ Khoản 5 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về việc chịu trách nhiệm tài sản trong tư cách pháp lý của thành viên hợp danh cụ thể như sau:

5. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

Trong vòng 2 năm (tính từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh) thì thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty trong hoạt động kinh doanh đã phát sinh (trước ngày chấm dứt tư cách thành viên).

Tư cách pháp lý của thành viên hợp danhAZTAX muốn gửi đến bạn. Hy vọng là những thông tin về tư cách pháp nhân này sẽ giúp ích thật nhiều cho quá trình kinh doanh của bạn. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon