Mốc thời hạn báo tăng giảm BHXH là quy định quan trọng về thời gian trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Điều này giúp cho việc quyết định thời điểm thực hiện của các thủ tục liên quan đến BHXH cho doanh nghiệp và người lao động. Sau đây mời quý doanh nghiệp cùng AZTAX tham khảo bài viết nhé!
1. Doanh nghiệp phải báo tăng, giảm lao động trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, người sử dụng lao động phải thực hiện việc thông báo bằng văn bản tới cơ quan bảo hiểm xã hội mỗi khi có sự thay đổi về thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong số những thay đổi này, việc tăng hoặc giảm lao động là một trong những tình huống mà doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan BHXH. Điều này nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu bảo hiểm xã hội, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Tăng lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN bao gồm những trường hợp sau:
- Giao kết hợp đồng lao động với người lao động mới.
- Người lao động trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm, hoặc nghỉ việc một thời gian.
- Người lao động đã hết thời gian tạm ngừng đóng BHXH do nghỉ thai sản, nghỉ ốm.
- Người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên và sau đó quay lại làm việc.
- Người lao động đã hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và tiếp tục làm việc.
Giảm lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN bao gồm những trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
- Người lao động nghỉ ốm đau hoặc thai sản trong thời gian dài (trên 14 ngày).
- Doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí hoặc tử tuất.
- Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong cùng một tháng.
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Việc thông báo tăng, giảm lao động là quan trọng để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu BHXH, BHYT, BHTN và đảm bảo quyền lợi của người lao động.
2. Thời hạn báo tăng, giảm lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, người sử dụng lao động phải thông báo và đăng ký điều chỉnh với cơ quan BHXH trong 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động.
2.1 Thời hạn báo tăng
Thời hạn báo tăng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản và tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan BHXH.
2.2 Thời hạn báo giảm
Thời hạn báo giảm lao động là khi có sự giảm người lao động, đơn vị phải thực hiện việc lập danh sách báo giảm và gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng, tính đến ngày cuối cùng của tháng đó. Điều này giúp thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý hồ sơ.
Căn cứ theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về trường hợp báo giảm chậm như sau:
Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu
Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
…
Như vậy, khi có sự thay đổi về số lượng người lao động, đơn vị cần lập danh sách báo giảm và gửi cho cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử trong tháng, chấm dứt trước ngày cuối cùng của tháng đó. Điều này sẽ giúp việc quản lý hồ sơ dễ dàng hơn và đơn vị có thể thực hiện điều này hàng tháng một lần.
Căn cứ theo điểm 9.6 mục 9 Công văn 1734/BHXH-QLT quy định về hướng dẫn về trường hợp báo giảm chậm như sau:
Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT
…
9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.
Căn cứ theo điểm 10.3 Mục 10 Công văn 1734/BHXH-QLT quy định về hướng dẫn về thời hạn khai báo như sau:
Thời hạn khai báo hồ sơ
…
10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.
Như vậy, khi có sự giảm người tham gia BHYT, doanh nghiệp cần thực hiện lập danh sách giảm và gửi cơ quan BHXH đúng thời hạn. Trong trường hợp báo giảm trễ, doanh nghiệp phải thanh toán số tiền BHYT cho các tháng báo giảm trễ và thẻ BHYT chỉ có giá trị sử dụng trong tháng đó.
3. Doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào khi báo tăng, giảm lao động muộn?
Quy định báo tăng giảm BHXH được thực hiện theo các quy định cụ thể của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý BHXH. Khi có sự thay đổi về lương hoặc điều kiện lao động, người sử dụng lao động cần thực hiện thủ tục báo tăng hoặc giảm BHXH cho nhân viên theo đúng quy định và thời gian cụ thể để đảm bảo quyền lợi của người lao động và tuân thủ theo luật pháp. Dưới đây là mức phạp khi báo tăng hay báo giảm muộn
3.1 Trường hợp báo tăng lao động muộn
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt khi báo tăng lao động muộn. Theo quy định, đối với mỗi người lao động bị báo tăng chậm, người sử dụng lao động vi phạm sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 02 đến 04 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền phạt tối đa không vượt quá 75 triệu đồng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm, mức phạt có thể là từ 04 đến 08 triệu đồng cho mỗi người lao động bị xâm phạm quyền lợi. Số tiền phạt tối đa trong trường hợp này không được vượt quá 150 triệu đồng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định về thời hạn báo tăng lao động để tránh bị áp đặt các khoản phạt này.
3.2 Trường hợp báo giảm lao động muộn
Hiện tại, vẫn chưa có mức phạt vi phạm hành chính cụ thể được áp đặt đối với trường hợp doanh nghiệp báo giảm lao động chậm. Căn cứ khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH, nếu xảy ra trường hợp báo giảm lao động muộn, doanh nghiệp sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng mà họ đã báo giảm muộn. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc tuân thủ quy định và thực hiện thủ tục báo giảm lao động đúng hạn để tránh mất phí không cần thiết.
4. Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
Chào mừng quý khách đến với AZTAX – đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực dịch vụ làm bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp. Tại AZTAX, chúng tôi cam kết mang đến cho doanh nghiệp của bạn những giải pháp bảo hiểm xã hội độc đáo và hiệu quả, giúp bảo vệ nguồn nhân lực quan trọng và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, chúng tôi không chỉ đưa ra các giải pháp tiêu biểu mà còn tư vấn và thiết kế các gói bảo hiểm cá nhân hóa, đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. AZTAX hiểu rằng mỗi doanh nghiệp là độc đáo, vì vậy chúng tôi luôn tìm kiếm những giải pháp linh hoạt nhất, phù hợp với từng ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Ngoài ra, AZTAX không chỉ là một đối tác cung cấp bảo hiểm, mà còn là người bạn đồng hành, luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp của bạn trên mọi hành trình phát triển. Hãy để AZTAX là người đồng hành đáng tin cậy, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ và an toàn trong môi trường làm việc tích cực.
5. Câu hỏi liên quan đến mốc thời gian báo tăng giảm BHXH
Báo tăng bhxh trễ 3 tháng như thế nào?
Nếu báo tăng Bảo hiểm Xã hội (BHXH) trễ 3 tháng, người sử dụng lao động cần tiến hành thủ tục báo tăng BHXH cho nhân viên ngay khi có sự thay đổi về lương hoặc điều kiện lao động. Việc báo tăng trễ có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, bao gồm việc thiếu bảo hiểm khi cần sử dụng dịch vụ y tế hoặc nhận quyền lợi BHXH. Do đó, quan trọng là thực hiện đúng thời hạn để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Báo giảm bhxh muộn nhất ngày nào?
Khi giảm Bảo hiểm Xã hội (BHXH), đơn vị cần báo giảm từ ngày 01 tháng sau. Nếu không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau, đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm, không được báo phát sinh tháng trước.
Báo tăng bhxh chậm 1 tháng sẽ bị phạp như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 17 và khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, cùng với khoản 3 Điều 49 của Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm Y tế số 01/VNHN-VPQH ngày 10/7/2014, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm về trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT từ 30 ngày trở lên không chỉ phải đóng đủ số tiền chưa đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật mà còn phải nộp số tiền lãi tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.
Báo giảm do chuyển đơn vị là gì?
Giảm do chuyển đơn vị cùng tỉnh: khi người lao động nghỉ việc và chuyển sang đơn vị khác làm việc trong cùng tỉnh với công ty cũ. Giảm hẳn (khi đang nghỉ thai sản/không lương/ốm đau): khi người lao động đang ở trạng thái nghỉ thai sản/ốm đau/không nhận lương sau đó quyết định nghỉ việc luôn, sẽ được xử lý theo phương án này.
Như vậy AZTAX đã điểm qua một số nội dung quan trọng liên quan đến Mốc thời hạn báo tăng giảm BHXH. Hy vọng với những nội dung trên, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về các trường hợp, thời gian tăng giảm BHXH và quy định xử phạt. Nếu các quý doanh nghiệp có gì thắt mắc hay gặp khó khăn về mốc thời hạn báo tăng giảm BHXH trên có thể liên hệ với AZTAX theo Hotline: 0932.383.089 để được hướng dẫn cách chi tiết hơn nhé!