Kế toán công là gì? Công việc và thu nhập của kế toán công

kế toán công là gì và mức thu nhập của kế toán công

Kế toán công là một lĩnh vực không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính, ngân sách và doanh thu. Trong một tổ chức, kế toán công có những đặc thù và nhiệm vụ riêng biệt so với kế toán doanh nghiệp. Vậy kế toán công là gì? Công việc chi tiết và thu nhập của kế toán công như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của AZTAX để hiễu rõ hơn nhé!

1. Kế toán công là gì?

Kế toán công là lĩnh vực kế toán liên quan đến việc quản lý tài chính và kiểm soát ngân sách trong các tổ chức, cơ quan và đơn vị hành chính sự nghiệp. Những người làm kế toán công chịu trách nhiệm ghi chép, báo cáo và phân tích các hoạt động tài chính của các tổ chức này để đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật.

kế toán công là gì
kế toán công là gì

Kế toán công là người làm các hoạt động ghi chép, thu thập và xử lý tài chính công, liên quan đến các tổ chức xã hội, mà không phân tích doanh thu lợi nhuận và không mang tính chất kinh doanh.

Kế toán công là người đảm nhận nhiệm vụ kế toán tại các tổ chức, cơ quan, và đơn vị hành chính. Công việc của họ tương đương với kế toán trong doanh nghiệp, nhưng thay vì theo dõi tình hình tài chính của một doanh nghiệp, kế toán công quản lý nguồn tài chính công và đảm bảo sử dụng hợp lý và minh bạch.

Kế toán công thường liên kết chặt chẽ với tài chính công và đôi khi hỗ trợ đào tạo các bộ phận liên quan để giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh.

Các đặc điểm chính của kế toán công bao gồm:

  • Kế toán công phải tuân nghiêm ngặt theo các quy định và quy trình do các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan kiểm toán tài chính ban hành, đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong báo cáo tài chính.
  • Kế toán công nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng, đảm bảo quyền lợi của công chúng và sử dụng nguồn lực công cộng một cách hiệu quả.
  • Kế toán công thường có quy trình phức tạp hơn so với kế toán tư nhân, vì các đơn vị công phải tuân thủ nhiều quy định, pháp luật và quy trình kiểm toán khác nhau.
  • Kế toán công được áp dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội, bao gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức nhà nước, đơn vị tài chính và các tổ chức phi chính phủ.
  • Kế toán công có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào quản lý tài chính và chi phí của các đơn vị công, giúp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt được các mục tiêu đề ra.

2. Công việc của kế toán công

Công việc của kế toán công tương tự như kế toán doanh nghiệp, nhưng thay vì theo dõi và quản lý tình hình tài chính của một công ty hoặc doanh nghiệp cụ thể, kế toán công chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý nguồn tài chính của tổ chức công và đảm bảo tài chính công được sử dụng một cách hợp lý và minh bạch
Công việc của kế toán công
Công việc của kế toán công

Công việc mà kế toán công cần phải làm bao gồm những nhiệm vụ sau đây:

  • Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tương tự như trong doanh nghiệp khác.
  • Quản lý chi phí và tài khoản chung, bao gồm tài chính của các đơn vị và tổ chức. Kế toán công có thể làm việc tại các cơ quan hải quan, thuế, hoặc kho bạc nhà nước.
  • Tham gia đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên và các bộ phận liên quan đến ngành kế toán công.
  • Cung cấp kiến thức về quản lý và đáp ứng yêu cầu kinh tế – xã hội cần thiết trong lĩnh vực này.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kế toán và thuế hiện hành.

Kế toán công cần kiến thức chuyên môn vững, sử dụng thành thạo phần mềm kế toán và tin học văn phòng. Kỹ năng tự tổ chức, phân tích báo cáo và giao tiếp tốt là quan trọng.

3. Thu nhập của kế toán công hiện nay là bao nhiêu?

Mức thu nhập của kế toán công hiện nay như sau: Ngạch kế toán viên cao cấp có mức lương từ 10.350.000 đồng đến 13.590.000 đồng/tháng. Ngạch kế toán viên chính có mức lương từ 7.200.000 đồng đến 11.484.000 đồng/tháng. Ngạch kế toán viên có mức lương từ 4.212.000 đồng đến 8.964.000 đồng/tháng. Ngạch kế toán viên trung cấp có mức lương từ 3.780.000 đồng đến 8.802.000 đồng/tháng.
thu nhập của kế toán công là bao nhiêu
Thu nhập của kế toán công là bao nhiêu

Thu nhập của kế toán công thường được xác định theo quy định của Nhà nước về lương cho các công chức và viên chức. Mức lương này sẽ phụ thuộc vào vị trí công việc cụ thể như:

Cấp bậc Hệ số lương
Kế toán cao cấp (tương đương với công chức loại A3) nhóm A3.2 Mức lương dao động từ 10.350.000 đồng (hệ số 5.75) đến 13.590.000 đồng (hệ số 7.55).
Kế toán viên chính (tương đương với công chức loại A2) nhóm A2.2 Mức lương từ 7.200.000 đồng (hệ số 4.00) đến 11.484.000 đồng (hệ số 6.38)
Kế toán viên (tương đương với công chức loại A1) Mức lương từ 4.212.000 đồng (hệ số 2.34) đến 8.964.000 đồng (hệ số 4.98)
Kế toán viên trung cấp (tương đương với viên chức A0 Mức lương từ 3.780.000 đồng (hệ số 2.1) đến 8.802.000 đồng (hệ số 4.98)

Lưu ý: Mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp liên quan theo quy định hiện hành.

Ngành kế toán công hiện nay phổ biến và có nhiều cơ hội thu nhập. Công việc trong lĩnh vực này có thể bao gồm:

  • Công chức ở cấp trung ương và địa phương, chịu trách nhiệm về kế toán, tài chính, thuế, hải quan và quản lý nguồn tài chính.
  • Chuyên viên tham gia vào giao dịch ngân hàng và các giao dịch liên quan đến thuế.
  • Chuyên viên tư vấn tài chính cho doanh nghiệp, thực hiện lập kế hoạch tài chính, và hỗ trợ trong quá trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
  • Thủ quỹ, kiểm soát viên, nhân viên quản lý dự án và quản lý tài chính trong các cơ quan công, tổ chức, doanh nghiệp.

4. Phân biệt giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp

Kế toán công đảm bảo tài chính công luôn được sử dụng một cách hợp lý, minh bạch. Kế toán doanh nghiệp theo dõi tình hình và báo cáo tài cho một công ty hoặc doanh nghiệp.
phân biệt giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp
Phân biệt giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp

4.1 Sự giống nhau giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp

Kế toán công và kế toán doanh nghiệp đều làm việc liên quan đến ghi chép, phân loại và tóm tắt các giao dịch tài chính. Cả hai đều cung cấp thông tin tài chính để hỗ trợ ra quyết định và đánh giá hiệu quả hoạt động

4.2 Sự khác nhau giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp

Kế toán công và kế toán doanh nghiệp đều là hai lĩnh vực quan trọng trong kế toán. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt cơ bản sau:

Kế toán công Kế toán doanh nghiệp
Mục đích Quản lý tài chính của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị công lập, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực công để đạt được các mục tiêu xã hội. Quản lý tài chính của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cho các bên liên quan
Đối tượng Công chúng, các tổ chức công, chính phủ và các đơn vị công cộng khác Doanh nghiệp tư nhân, công ty, tập đoàn, nhà đầu tư và các tổ chức phi lợi nhuận khác
Quy trình Phức tạp gồm nhiều bước từ lập kế hoạch ngân sách, quản lý ngân sách đến báo cáo chi tiêu và tuân thủ các quy định pháp lý. Đơn giản hơn gồm việc ghi nhận các giao dịch tài chính, theo dõi luồng tiền và  lập báo cáo tài chính thường xuyên.
Nguyên tắc Tuân thủ nhiều quy định và hạn chế pháp lý dành cho khu vực công Thường có sự linh hoạt hơn các trong quyết định kế toán nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán dành cho doanh nghiệp.

5. Yêu cầu cần thiết của một kế toán công là gì?

Về kiến thức chuyên môn, kế toán công cần sâu rộng về kế toán công, tài chính công, kế toán doanh nghiệp, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, kế toán công cũng cần sở hữu các kỹ năng quản lý thời gian, phân tích và giải quyết vấn đề, giao tiếp, kiểm toán nội bộ và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành công việc một cách hiệu quả và minh bạch.

Yêu cầu cần thiết của một kế toán công là gì?
Yêu cầu cần thiết của một kế toán công là gì?

Những yếu tố, yêu cầu công việc của kế toán công bao gồm:

Về kiến thức chuyên môn:

Kế toán công cần có những kiến thức chuyên môn sau:

  • Có sự hiểu biết sâu rộng về các khía cạnh của kế toán công, bao gồm quản lý kế toán thanh toán, chi hành chính sự nghiệp, kế toán nguồn phí, thu hành chính sự nghiệp, và các phương diện khác liên quan.
  • Có khả năng quản lý tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp công và các đơn vị địa phương thông qua việc điều chỉnh hoạt động thu và chi ngân sách Nhà nước.
  • Sở hữu sự hiểu biết sâu sắc về nguyên lý kế toán và tài chính của doanh nghiệp để áp dụng trong bối cảnh công việc
  • Có khả năng phát hiện và khắc phục lỗi trong quá trình kế toán, đảm bảo rằng các hạch toán tuân theo chuẩn mực được quy định để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính.
  • Có hiểu biết sâu rộng về cách quản lý dòng tiền, quản lý vốn, chu kỳ thu hồi nợ cho doanh nghiệp, cũng như quản lý việc chi trả lợi tức và cổ tức cho các cổ đông, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Về kỹ năng:

Dưới đây là những kỹ năng mà kế toán công cần phải sở hữu:

  • Kỹ năng quản lý thời gian: Hiệu quả trong việc ưu tiên và quản lý công việc để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kế toán đúng hạn.
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Khả năng phân tích thông tin tài chính và giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quá trình làm việc kế toán.
  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp một cách hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên và các bên liên quan để truyền đạt thông tin kế toán tài chính rõ ràng và minh bạch.
  • Kỹ năng kiểm toán nội bộ: Kiểm tra và kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định kế toán và tài chính.
  • Kỹ năng đạo đức nghề nghiệp: Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo tính minh bạch trong công việc kế toán.

6. Các câu hỏi thường gặp về kế toán công

6.1 Yêu cầu công việc của kế toán công là gì?

Công việc của kế toán không chỉ là thực hiện các thủ tục ghi chép tài chính mà còn đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin kế toán. Điều này tạo ra yêu cầu cao về hiệu quả và độ chính xác trong công việc của kế toán công. Dưới đây là các yêu cầu mà kế toán công cần phải đáp ứng:

  • Hiểu biết sâu sắc về kế toán công, bao gồm kế toán thanh toán, chi hành chính, nguồn phí và thu hành chính sự nghiệp, cũng như tài chính công và doanh nghiệp, kiểm toán và nguyên lý kế toán.
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm kế toán để hỗ trợ công việc.
  • Có khả năng tự tổ chức, lập kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Tổng hợp và phân tích báo cáo liên quan một cách hiệu quả.
  • Đàm phán, thương lượng một cách thông minh và có tính cách tỉ mỉ, cẩn thận.

6.2 Kế toán công làm việc ở đâu?

Trước đây, kế toán công được coi là một ngành sang chảnh, nhưng hiện nay sự quan tâm đến nó đã tăng lên đáng kể. Ngày càng có nhiều người quan tâm và lựa chọn ngành này với cơ hội nghề nghiệp rất lớn. Các địa điểm mà kế toán công có thể lựa chọn làm việc như:

  • Các cơ quan, đơn vị trong khối chính phủ và phi chính phủ cần viên chức tại các cấp xã, phường, thị trấn, tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trong lĩnh vực tài chính, thuế, hải quan, hoặc quản lý kho bạc nhà nước.
  • Vị trí kế toán, kế toán trưởng (đạt chứng chỉ kế toán trưởng), kế toán tổng hợp, và nhân viên kế toán phụ trách từng lĩnh vực như kế toán kho, kế toán doanh thu, kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất
  • Các doanh nghiệp tài chính cần chuyên viên tư vấn tài chính, giao dịch viên ngân hàng và các vị trí liên quan khác để thúc đẩy hoạt động tài chính của họ.

Với sự đa dạng này, ngành kế toán mở ra nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho những người quan tâm và có đam mê với lĩnh vực này.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin về kế toán công. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ kế toán công là gì và có cái nhìn tổng quát hơn về công việc này. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với AZTAX để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn.

5/5 - (5 bình chọn)
5/5 - (5 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon