Khi bắt đầu hành trình kinh doanh quốc tế, hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành là bước đầu tiên quan trọng. Một trong những khái niệm cốt lõi mà bạn cần nắm vững là “Giấy phép kinh doanh tiếng anh là gì?”. Bài viết này AZTAX sẽ giúp bạn khám phá ý nghĩa và vai trò của giấy phép kinh doanh trong ngữ cảnh toàn cầu, đồng thời làm sáng tỏ thuật ngữ tương ứng bằng tiếng Anh, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho những thách thức và cơ hội trong môi trường kinh doanh quốc tế.
1. Giấy phép kinh doanh tiếng anh là gì?
Trong tiếng Anh, “Giấy phép kinh doanh” được dịch là “Business License“. Giấy phép kinh doanh là văn bản cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Loại giấy này thường được cấp sau khi doanh nghiệp đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một số giấy phép kinh doanh phổ biến của những ngành nghề có điều kiện:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phong cháy chữa cháy
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế
- Giấy phép kinh doanh bán buôn rượu, giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an ninh trật tự…
Nội dung trên giấy phép kinh doanh có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động, nhưng thường bao gồm các thông tin cơ bản sau:
- Tên doanh nghiệp, bao gồm tên đầy đủ, tên viết tắt và tên nước ngoài
- Địa chỉ trụ sở kinh doanh
- Tên người đại diện pháp luật
- Mã số doanh nghiệp, đồng thời là mã số xuất nhập khẩu
- Ngành nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động
- Thời hạn giấy phép, bao gồm ngày cấp
- Một số nội dung khác tùy theo quy định cụ thể
Xem thêm: Giấy phép kinh doanh tiếng Nhật là gì?
Xem thêm: Đăng ký kinh doanh tiếng Trung là gì?
Xem thêm: Gấy phép con là gì?
2. Đặc điểm của giấy phép kinh doanh
Đặc điểm của giấy phép kinh doanh là một khía cạnh quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần hiểu rõ trước khi bắt đầu hoạt động. Giấy phép kinh doanh không chỉ là văn bản pháp lý chứng nhận quyền kinh doanh của doanh nghiệp mà còn thể hiện sự tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
Về mặt ý nghĩa pháp lý:
- Là sự công nhận và cho phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
- Minh chứng cho quyền kinh doanh hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức.
- Thể hiện cơ chế đề nghị và cấp phép từ phía cơ quan chức năng.
Về mặt bản chất:
- Giấy phép kinh doanh là bằng chứng pháp lý xác nhận quyền hoạt động của doanh nghiệp. Nó thể hiện sự cho phép và công nhận từ phía Nhà nước đối với việc thành lập và vận hành doanh nghiệp. Từ đó, Nhà nước có thể quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như giáo dục, y tế, tài chính,… giấy phép kinh doanh đóng vai trò như giấy thông hành, đảm bảo tổ chức kinh doanh có đủ điều kiện hoạt động hợp pháp. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các bên liên quan.
Về mặt lợi ích:
- Tổ chức kinh doanh sẽ được Nhà nước bảo vệ và cho phép hoạt động hợp pháp.
- Đáp ứng điều kiện cơ bản để xuất hóa đơn đỏ trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
- Khẳng định tư cách pháp nhân và chứng minh năng lực hoạt động, tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.
- Mở rộng cơ hội phát triển và hợp tác với các doanh nghiệp lớn hơn.
- Nhận được các ưu đãi từ Nhà nước như hỗ trợ vay vốn và khấu trừ thuế.
Xem thêm: Quy định về giấy phép kinh doanh
3. Đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh
Đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những đối tượng này có thể được cấp các loại giấy phép kinh doanh phù hợp với loại hình doanh nghiệp mà họ đã đăng ký.
3.1 Đối với doanh nghiệp trong nước kinh doanh có điều kiện
Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong nước khi đăng ký kinh doanh ở các ngành nghề có điều kiện cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý liên quan trước khi được phép hoạt động. Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm:
- Kinh doanh các loại pháo (ngoại trừ pháo nổ).
- Dịch vụ cầm đồ.
- Dịch vụ xoa bóp.
- Dịch vụ phòng cháy chữa cháy.
- Nghề luật sư.
- Đấu giá tài sản.
- Dịch vụ kế toán – kiểm toán.
- Dịch vụ đại lý thuế,…
3.2 Đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện các hoạt động kinh tế sau:
- Phân phối bán lẻ hàng hóa (trừ gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo, tạp chí).
- Nhập khẩu và phân phối bán buôn dầu, mỡ bôi trơn.
- Dịch vụ xúc tiến thương mại (trừ dịch vụ quảng cáo).
- Dịch vụ trung gian thương mại.
- Dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa và dịch vụ,…
Xem thêm: Vốn kinh doanh trong giấy phép kinh doanh
4. Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước
- Điều kiện về cơ sở vật chất: Đảm bảo có địa điểm, trang thiết bị và phương tiện phù hợp để hoạt động kinh doanh.
- Điều kiện về chứng chỉ hành nghề: Một số ngành nghề yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề chuyên môn.
- Điều kiện về vốn pháp định: Doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu về số vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật đối với từng ngành nghề cụ thể.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trường hợp | Điều kiện đáp ứng |
Nhà đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia các điều ước quốc tế mà Việt Nam hiện là thành viên. |
|
Nhà đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không tham gia các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. |
Lưu ý: Ngoài ra, cần đáp ứng thêm các tiêu chí sau:
|
5. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Bước 1: Lựa chọn hình thức doanh nghiệp
Hình thức doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên cần xác định khi có nhu cầu thành lập cơ sở kinh doanh và xin giấy phép hoạt động. Quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, bao gồm số lượng thành viên, số vốn góp và khả năng huy động vốn.
Theo quy định hiện hành, bạn có thể chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Công ty cổ phần.
- Công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, nhưng quy trình và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh thường giống nhau.
Bước 2: Đặt tên doanh nghiệp và xác định trụ sở
Cần lưu ý những điều sau:
- Tên doanh nghiệp: Không được đặt tên tương tự, trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác.
- Địa chỉ trụ sở: Phải rõ ràng, đầy đủ các cấp, không được đặt tại chung cư có chức năng để ở (trừ một số tầng có mục đích thương mại).
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cần chuẩn bị tùy thuộc vào từng loại giấy chứng nhận, giấy phép hoặc giấy xác nhận. Các thành phần hồ sơ sẽ được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền và chờ nhận kết quả
Hồ sơ cần được lập thành 1 bộ đầy đủ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền xử lý. Người đăng ký nên theo dõi tiến trình làm việc để có thể chỉnh sửa hoặc bổ sung hồ sơ khi cần thiết.
Sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp.
6. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến được chấp thuận khi đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo quy định, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến sẽ được chấp nhận khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hồ sơ phải đầy đủ các giấy tờ và nội dung tương ứng với hồ sơ bản giấy, được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Tên các văn bản điện tử cần trùng khớp với tên các giấy tờ trong bản giấy. Người có thẩm quyền ký vào văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, cùng các thành viên, cổ đông sáng lập, hoặc cổ đông nước ngoài, có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trên bản giấy rồi quét (scan) để nộp theo định dạng quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
- Các thông tin đăng ký doanh nghiệp phải được kê khai đầy đủ và chính xác trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm cả thông tin liên hệ như số điện thoại và email của người nộp hồ sơ.
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến cần được xác thực bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản hoặc người được ủy quyền. Nếu có ủy quyền, hồ sơ phải kèm theo các giấy tờ và tài liệu theo quy định tại Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Tóm lại, trên đây AZTAX đã tổng hợp những thông tin quan trọng bạn cần biết về “Giấy phép kinh doanh tiếng anh là gì?”. Những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc đăng ký kinh doanh đặc biệt là có liên quan tới yếu tố nước ngoài. Nếu cần biết thêm thông tin chi tiết hay cần hỗ trợ làm giấy phép kinh doanh, liên hệ HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn nhanh chóng.