Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là tài liệu quan trọng không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực du lịch quốc tế. Giấy phép này không chỉ khẳng định uy tín doanh nghiệp mà còn mở ra cơ hội hợp tác toàn cầu. Hãy cùng AZTAX khám phá quy trình và yêu cầu cần thiết để xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong bài viết này nhé!
1. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
Theo Điều 31 Luật Du lịch 2017, để kinh doanh lữ hành quốc tế doanh nghiệp cần có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thành lập hợp pháp, có ký quỹ tại ngân hàng theo loại hình dịch vụ đăng ký và người phụ trách phải có bằng cao đẳng chuyên ngành lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như sau:
Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
…
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Như vậy, để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Có ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng, mức quỹ này sẽ theo từng loại kinh doanh dịch vụ lữ hành mà doanh nghiệp đăng ký.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Để xin giấy phép, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và nộp đến Tổng cục Du lịch. Thời gian giải quyết hồ sơ tối đa là 10 ngày.
Để thực hiện doanh nghiệp thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định trong Điều 33 của Luật Du lịch 2017 bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: Theo Mẫu số 04 tại Phụ lục II, ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
- Bản sao bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Nếu người này có bằng tốt nghiệp chuyên ngành khác, cần phải có bản sao chứng thực của bằng tốt nghiệp và chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, cần được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cơ quan xét duyệt hồ sơ:
- Hồ sơ phải được nộp trực tiếp đến Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Địa chỉ của Tổng cục Du lịch là: Số 80 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Phương thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp đến Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam
- Nộp trực tuyến đến Cổng dịch vụ công Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: https://dichvucong.bvhttdl.gov.vn/
- Nộp qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Du lịch)
Bước 3: Chờ xét duyệt và nhận kết quả
Tổng cục Du lịch sẽ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ:
- Kết quả sẽ được thông báo cho Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Nếu từ chối cấp phép, Tổng cục sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Lệ phí và mức ký quỹ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
3.1 Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Lệ phí xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: 1.500.000 VND/lần (Có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024)
LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ | ||
Thời gian áp dụng | Lệ phí phải nộp | Văn bản pháp luật quy định |
Từ ngày 24/12/2021 đến ngày 30/06/2022 | 1.500.000 đồng | Thông tư 120/2021/TT-BTC |
Từ ngày 01/07/2022 trở đi | 3.000.000 đồng | Thông tư 33/2018/TT-BTC |
3.2 Mức ký quỹ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế theo Nghị định 94/2021/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
4. Lưu ý sau khi nhận giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Khi kinh doanh du lịch quốc tế, doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cho khách hàng tham gia tour du lịch quốc tế. Đồng thời, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến xuất nhập cảnh và hải quan cho khách tham gia chương trình du lịch.
Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, bạn cần thực hiện các thủ tục pháp lý sau:
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu: 500.000 VND
- Mở tài khoản ngân hàng
- In và phát hành hóa đơn
- Mua thiết bị chữ ký số với giá 1.350.000 VND cho 12 tháng (phụ thuộc vào công ty cung cấp dịch vụ)
- Đặt bảng tên công ty: 200.000 VND/bảng 20cm x 30cm
Tóm lại, sau khi nhận giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp lý và báo cáo định kỳ. Điều này giúp duy trì giấy phép, xây dựng uy tín và phát triển bền vững trong ngành lữ hành quốc tế.
Xem thêm: Dịch vụ bảo vệ cá nhân
5. Những trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch 2017, Doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế nếu chấm dứt hoạt động, không đáp ứng điều kiện kinh doanh, không đổi giấy phép, gây hại đến an ninh quốc gia, vi phạm pháp luật qua hoạt động du lịch, cho phép tổ chức khác sử dụng giấy phép, không đảm bảo an toàn cho khách, hoặc giả mạo hồ sơ xin cấp phép.
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch 2017 quy định về rường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như sau:
Điều 36. Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;
b) Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này;
c) Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
d) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
đ) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
e) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
g) Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
h) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Như vậy, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản
- Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh
- Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật
- Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh
- Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch
- Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
6. Dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế tại AZTAX
Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế tuy không quá phức tạp nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ. Để giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, quý doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ hỗ trợ xin Giấy phép lữ hành quốc tế của AZTAX.
Dịch vụ tai AZTAX bao gồm:
- Tư vấn chi tiết về các điều kiện, hồ sơ và thủ tục cần thiết cho việc xin giấy phép.
- Cung cấp báo phí và ký hợp đồng dịch vụ dựa trên thỏa thuận giữa doanh nghiệp và Quốc Việt.
- Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết.
- Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục ký quỹ tại ngân hàng.
- Thay mặt doanh nghiệp soạn hồ sơ hoàn chỉnh và hỗ trợ ký hồ sơ tận nơi.
- Nộp hồ sơ và nhận Giấy phép từ Tổng cục Du lịch thay doanh nghiệp.
- Giao tận nơi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin về thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế mà AZTAX đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Để đảm bảo rằng bạn hoàn toàn đáp ứng các quy định và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình, hãy liên hệ AZTAX qua HOLINE: 0932.383.089 để nhận được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ nhé!
Xem thêm: Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh bất động sản