Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn được hưởng thai sản? [Dự thảo BHXH]

bo sung che do thai san vao bhxh tu nguyen

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn được hưởng thai sản? Đây chính là câu hỏi của nhiều người sau khi tham khảo dự thảo thay đổi Luật Bảo hiểm xã hội. Đây cũng được xem là một trong những sự điều chỉnh lớn nhất trong dự thảo. Sự điều chỉnh cụ thể như thế nào? Người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi gì khi thay đổi luật? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được thông tin mới nhất!

1. Chế độ thai sản được quy định như thế nào theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH14 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội:

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

[…]

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Theo quy định, thai sản là chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong quá trình từ khám thai đến nuôi con. Chế độ thai sản sẽ hỗ trợ, đảm bảo một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện tránh thai. Đồng thời, đảm bảo thu nhập dành cho lao động nam nuôi vợ sinh con nhỏ. Chế độ được quy định từ Điều 31 đến Điều 41 tại luật này.

che do thai san duoc quy dinh nhu the nao
Chế độ thai sản sẽ được quy định như thế nào trong luật Bảo hiểm xã hội?

Chế độ thai sản áp dụng cho các đối tượng thuộc nhóm phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như người lao động tại doanh nghiệp có hợp đồng lao động, chiến sĩ quân đội,… Để hưởng chế độ, người lao động phải thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

– Người lao động nữ mang thai và sinh con.

– Người lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ sinh con đồng được hưởng chế độ.

– Người lao động thực hiện nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

– Người lao động nữ tiến hành thực hiện đặt vòng tránh thai.

– Người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản như thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng.

– Người lao động nam tham gia đóng, có vợ sinh con cũng được hưởng chế độ thai sản.

– Người lao động phải đóng đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, mang thai hộ hoặc nhận con nuôi thì mới được hưởng chế độ.

– Lao động nữ mang thai và có chỉ định nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh cần đóng từ đủ 12 tháng trở lên.

– Lao động nữ mang thai và chữa bệnh có thẩm quyền cần đóng từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

– Người lao động nữ sinh con đạt đủ điều kiện nhưng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

2. Chế độ thai sản sẽ thay đổi như thế nào theo dự thảo thay đổi Luật Bảo hiểm xã hội mới?

che do thai san se thay doi nhu the nao
Chế độ thai sản sẽ được thay đổi ra sao theo luật dự thảo

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo vào ngày 28/05/2023:

Điều 5. Các chế độ bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Thai sản;

b) Hưu trí;

c) Tử tuất;

d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Có thể thấy, bên cạnh chế độ hưu trí và tử tuất, dự thảo mới nhất đã quyết định bổ sung chế độ thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động vào BHXH tự nguyện. Đây được xem là cải cách mang bước đột phá lớn của kỳ thay đổi này. Theo đó, người lao động không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn được hưởng các quyền lợi khi sinh con.

Ngoài ra, tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo vào ngày 28/05/2023 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai:

Điều 56. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa 05 lần, mỗi lần từ 01 đến 02 ngày theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Qua đó, số ngày nghỉ của người lao động nữ khi khám thai vẫn giống theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, theo dự thảo, số ngày nghỉ khám thai theo luật thay đổi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

3. Bổ sung chế độ thai sản vào bảo hiểm xã hội tự nguyện ảnh hưởng thế nào đến người tham gia?

nguoi lao dong se duoc huong cac quyen loi gi
Người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi gì khi thay đổi luật BHXH

Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện cũng được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con. Mức hưởng trợ cấp này sẽ được quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội dự thảo ngày 28/5/2023 như sau:

– Người lao động nữ sinh con, lao động nam có vợ sinh con được hưởng mức trợ cấp là 2.000.000 đồng/1 người con.

– Trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia nhưng mẹ mất sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được hưởng trợ cấp thai sản là 2.000.000 đồng/1 người con.

– Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia đóng, đều đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (đóng đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì chỉ mẹ hoặc cha được hưởng chế độ trợ cấp 2.000.000 đồng/1 người con.

– Khoản chi trả trợ cấp thai sản được đảm bảo bởi ngân sách nhà nước. Mức trợ cấp sẽ có sự điều chỉnh phù hợp điều kiện phát triển ngân sách qua từng thời kỳ.

– Người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện không cần đóng thêm bất kỳ chi phí nào khác.

Sự thay đổi Luật Bảo hiểm xã hội tạo ra rất nhiều cơ hội quyền lợi dành cho người lao động, nhất là nữ giới. Luật Bảo hiểm xã hội thay đổi tích cực cũng đồng nghĩa với tăng được tính hấp dẫn của chính sách. Từ đó, thu hút sự tham gia tự nguyện của các nhóm lao động, nhất là lao động trẻ.

Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều người lao động vẫn còn gặp nhiều vấn đề về khi thực hiện thủ tục hưởng chế độ thai sản. Các đối tượng lao động, đặc biệt là nữ giới có nhiều sổ do thay đổi nơi làm việc, bị mất sổ,… gây ra nhiều bất cập khi hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ. Điều này sẽ càng khó khăn hơn khi Luật Bảo hiểm xã hội có sự thay đổi. Do đó, người lao động có thể tham khảo qua và sử dụng dịch vụ thực hiện hồ sơ thai sản của AZTAX để được tư vấn và hỗ trợ toàn diện.

Vậy, tại sao quý khách hàng nên lựa chọn dịch vụ thực hiện hồ sơ thai sản của chúng tôi?

– Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm xử lý thực tế, vững chuyên môn; sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho các trường hợp khách hàng mắc phải.
– Quý khách hàng không cần tốn công sức, thời gian đi lại để hoàn thiện hồ sơ. Thay vào đó, đội ngũ nhân viên AZTAX sẽ thay mặt để thực hiện cùng các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
– Quý khách hàng sẽ được cung cấp, chia sẻ các văn bản Luật hoàn toàn miễn phí.
– Quý khách hàng được tư vấn chi tiết về các chế độ khác nếu có nhu cầu.
Với chi phí tối ưu, thời gian thực hiện nhanh chóng, AZTAX sẽ là một sự lựa chọn phù hợp đối với quý khách hàng, Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn trọn gói từ A – Z.

AZTAX đã chia sẻ các thông tin về thay đổi bổ sung chế độ thai sản vào Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hy vọng, người lao động đã có thể nắm bắt, cập nhật thông tin để bảo vệ quyền lợi của mình. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện hồ sơ nhanh chóng, chuyên nghiệp!

[wptb id=9751] [wptb id=9754]
Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon