Quy định chi tiết về căn cứ pháp lý và nội dung của hợp đồng thử việc

hop dong thu viec

Hợp đồng thử việc là một trong những văn bản thỏa thuận được sử dụng thường xuyên tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay khi nhiều doanh nghiệp bị thanh tra và xử phạt vì có những hợp đồng thử việc không đúng theo quy định. Trong bài viết này, AZTAX sẽ cập nhật những quy định mới nhất về căn cứ pháp lý và nội dung của hợp đồng thử việc.

1. Hợp đồng thử việc là gì? Khi nào phải ký?

hop dong thu viec la gi
Hợp đồng thử việc là gì? Khi nào phải ký?

Khái niệm về hợp đồng thử việc được quy định tại Điều 24 Bộ Luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14. Điều luật nêu rõ như sau:

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Như vậy, theo quy định vừa được nêu trên, hợp đồng thử việc là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và và đơn vị sử dụng lao động về quá trình làm thử việc. Trong bản hợp đồng này, các bên sẽ có những thoả thuận về vị trí công việc, điều kiện làm việc, lợi ích và quyền liên quan.

“Khi nào phải ký hợp đồng thử việc?” – đây cũng là thắc mắc của cả người lao động và doanh nghiệp. Hiện tại, Bộ Luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 không có bất cứ điều khoản nào đề cập đến việc buộc người lao động phải ký hợp đồng thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động.

Song, đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động dưới 01 tháng thì pháp luật có quy định khác. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 24 Bộ Luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 nêu rõ như sau:

Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Tóm lại, việc ký kết hợp đồng thử việc hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thỏa thuận của người lao động với doanh nghiệp. Trừ trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không cần phải thử việc. Điều này cũng có nghĩa là chỉ khi giao kết hợp động lao động có thời hạn trên 01 tháng thì doanh nghiệp mới được yêu cầu thử việc.

2. Quy định về căn cứ pháp lý trên hợp đồng thử việc

can cu phap ly tren hop dong thu viec
Căn cứ pháp lý trên hợp đồng thử việc

Theo điểm a khoản 1 Điều 6 tại Quyết định 3982/QĐ-BTC về quy chế kiểm tra và xử lý văn bản do Bộ Tài chính ban hành có định nghĩa về căn cứ pháp lý như sau:

a. Kiểm tra căn cứ pháp lý ban hành văn bản

– Căn cứ pháp lý là cơ sở ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản đó, bao gồm:

+ Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về vấn đề thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản.

+ Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản căn cứ pháp lý là nền tảng được xây dựng từ những quy định, định nghĩa trong pháp luật từ đó thành lập nên những quy định, thỏa thuận trong tổ chức. Căn cứ pháp lý đảm bảo những quy tắc, thỏa thuận trong tổ chức mà mọi người cần thực hiện phải thống nhất và không vi phạm các quy định của cơ quan Nhà nước vẫn còn hiệu lực tại thời điểm ban hành.

Chính vì vậy, văn bản thỏa thuận nào cũng có căn cứ pháp lý đồng thời căn cứ pháp lý này cũng cần hợp lệ. Hợp đồng thử việc cũng là một loại văn bản thỏa thuận liên quan tới người lao động và người sử dụng lao động thì bắt buộc phải có căn cứ pháp lý liên quan. Thông thường, các hợp đồng thử việc sẽ căn cứ theo các điều khoản được quy định trong Bộ Luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14. 

Lưu ý: Nếu trong điều khoản của hợp đồng thử việc có lấy quy định từ văn bản luật nào khác thì phải nêu rõ ở chỗ căn cứ pháp lý bên cạnh căn cứ pháp lý về Bộ Luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14.

3. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm những điều khoản nào?

noi dung cua hop dong thu viec
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm những điều khoản nào?

Những nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng thử việc được quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ Luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14. Cụ thể như sau:

Điều 24. Thử việc

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

Theo như điều luật vừa được nêu trên, những nội dung cần có trong hợp đồng thử việc được nêu cụ thể tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ Luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14. Nội dung cụ thể của điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này được nêu rõ như sau:

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Như vậy, theo nội dung của điều luật nêu trên, những điều khoản cơ bản phải có trong hợp đồng thử việc bao gồm:

  • Thông tin cơ bản của người sử dụng lao động như: tên, địa chỉ, chức danh
  • Thông tin cơ bản của người lao động: họ và tên, địa chỉ cư trú, số CMND/CCCD/Hộ chiếu
  • Công việc và nơi làm việc
  • Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương trong thời gian thử việc
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động

4. Kết luận

Bất cứ văn bản hành chính nào đều dựa trên các căn cứ pháp lý nhất định. Một văn bản có căn cứ pháp lý chuẩn chỉnh sẽ có hiệu lực khi giải quyết tranh chấp giữa đôi bên. Vậy nên, ngay cả trong hợp đồng thử việc, ta cũng cần phải chú ý đến căn cứ pháp lý, nhất là trong bối cảnh các văn bản luật đang được điều chỉnh liên tục.

Việc chú ý đến căn cứ pháp lý đúng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được khả năng bị phạt khi thanh tra. Đi kèm với đó, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến nhiều hồ sơ C&B liên quan khác. Và tất cả các nghiệp vụ liên quan này đều có thể được kiểm tra, rà soát lại thông qua Bảng Checklist Hồ Sơ C&BAZTAX gửi tặng doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí:

Bên cạnh đó, nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện, AZTAX còn triển khai Dịch Vụ Rà Soát Hồ Sơ C&B với chi phí ưu đãi. Sử dụng dịch vụ, mọi vấn đề về thủ tục và hoàn thiện hồ sơ C&B của doanh nghiệp đều sẽ được xử lý nhanh chóng, đúng quy định. Nhấn ngay vào link bên dưới để gặp tư vấn viên tư vấn miễn phí:

Đặc biệt, trong giai đoạn này, AZTAX vẫn đang triển khai chương trình tặng miễn phí bảng phân tích tình hình hoạt động C&B của doanh nghiệp nhằm tư vấn doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí. Thực hiện khảo sát ghi nhận tình hình và nhận tư vấn ngay tại link bên dưới:

Xem thêm: dịch vụ làm giấy phép lao động

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon